Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS cần đạt được:

- Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.

- Biết nguyên nhân hình thành, một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

2. Kỹ năng : quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.

3. Thái độ: Có ý thức tích bảo vệ, cải tạo đất trồng. Vận dụng hiểu biết về đất trồng để tham gia và vận động mọi người sử dụng đất hợp lí, bảo vệ đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất, làm cho đất ngày càng phì nhiêu.

II. Định hướng phát triển năng lực

1. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu :

- Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.

- Biết nguyên nhân hình thành, một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích được sự khác nhau về tính chất của đất xám bạc màu với đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Đưa ra các biện pháp cải tạo các tính chất đó.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình nguyên nhân, tính chất, biện pháp cải tạo.

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Nêu được mối liên hệ giữa nguyên nhân hình thành và tính chất của đất, từ đó xác định được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng hợp lí đối với từng loại đất.

2 . Năng lực chuyên biệt: Quan sát hình về một số loại đất trồng.

 III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2043Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2018
Tiết 9 
BÀI 9. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Học xong bài này, HS cần đạt được:
- Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.
- Biết nguyên nhân hình thành, một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
2. Kỹ năng : quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. 
3. Thái độ: Có ý thức tích bảo vệ, cải tạo đất trồng. Vận dụng hiểu biết về đất trồng để tham gia và vận động mọi người sử dụng đất hợp lí, bảo vệ đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất, làm cho đất ngày càng phì nhiêu.
II. Định hướng phát triển năng lực 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : 
- Biết nguyên nhân hình thành, tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu.
- Biết nguyên nhân hình thành, một số tính chất chủ yếu và biện pháp cải tạo sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích được sự khác nhau về tính chất của đất xám bạc màu với đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Đưa ra các biện pháp cải tạo các tính chất đó.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình nguyên nhân, tính chất, biện pháp cải tạo.
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Nêu được mối liên hệ giữa nguyên nhân hình thành và tính chất của đất, từ đó xác định được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng hợp lí đối với từng loại đất.
2 . Năng lực chuyên biệt: Quan sát hình về một số loại đất trồng.
 III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạng trơ sỏi đá 
Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1 : So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh.
Câu 2 : Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu. 
Câu 3: Tính chất của đất xám bạc màu ?
Câu 4 : Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và 
Câu 5: Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá ?
Câu 6 : Trình bày các biện pháp của đất xám bạc màu và nêu tác dụng của từng biện pháp ?
Câu 7 : Trình bày các biện pháp của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và nêu tác dụng của từng biện pháp ?
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5 SGK
- Phiếu học tập số1
Biện pháp 
Tác dụng cải tạo đất của biện pháp 
1. Xây dựng bờ vùng bờ thửa, tưới tiêu hợp lí.
2. Cày sâu dần 
3. Bón vôi cải tạo đất
4. Luân canh cây trồng, chú ý cây họ đậu, cây phân xanh
5. Bón phân hợp lí, tăng phân hữu cơ 
Đáp án PHT số 1
Biện pháp 
Tác dụng cải tạo đất của biện pháp 
1. Xây dựng bờ vùng bờ thửa, tưới tiêu hợp lí.
-Khắc phục hạn hán , tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
2. Cày sâu dần 
- Có tác dụng tăng dần độ dày của tầng đất mặt
3. Bón vôi cải tạo đất
Giảm độ chua
4. Luân canh cây trồng, chú ý cây họ đậu, cây phân xanh
- Tăng cường VSV cố định đạm , khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.
5. Bón phân hợp lí, tăng phân hữu cơ 
Khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuận lợi cho VSV hoạt động và phát triển 
Phiếu học tập 2
Biện pháp 
Tác dụng 
Biện pháp công trình 
-
-
-
-
Biện pháp nông học 
-
-
-
.
-
-
-
.
 Đáp án PHT số 2
Biện pháp
Tác dụng
Biện pháp công trình 
- Làm ruộng bậc thang
- Thềm cây ăn quả
- Hạn chế dòng chảy rửa trôi
- Nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy
Biện pháp nông học 
- Canh tác theo đường đồng mức 
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng 
- Bón vôi 
- Luân canh và xen canh gối vụ 
- Trồng cây thành băng
- Nông lâm kết hợp 
- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn
- Hạn chế dòng chảy 
- Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho VSV hoạt động và phát triển 
- Giảm độ chua 
- Hạn chế sự bạc màu
- Hạn chế dòng chảy rửa trôi
- Tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.
- Tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, Sưu tầm một số mẫu đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : không
Hoạt động 1. Khởi động 
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
 GV đặt câu hỏi: 
- Ở Việt Nam Đất xám bạc màu phân bố ở vùng nào? Vì sao?
 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích
 - Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
 - Vận dụng kiến thức về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
 2) Nội dung
* Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
 - Nguyên nhân hình thành
 - Tính chất đất xám bạc màu .
 - Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng 
* Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
 - Nguyên nhân gây xói mòn 
 - Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Thảo luận nhóm về nội dung
+ Nguyên nhân nào dẫn đến đất xám bạc màu là gì?
+ Đất xám bạc màu có những tính chất nào cần chú ý?
Nhóm 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1
Nhóm 3: Thảo luận nhóm về nội dung
+ Xói mòn đất là gì? Nguyên nhân nào gây xói mòn?
+ Đất xói mòn mạnh có những tính chất nào cần chú ý?
Nhóm 4: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2 
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
1. Nguyên nhân hình thành
- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi
- Địa hình dốc thoải dẫn đến rửa trôi mạnh 
- Tập quán canh tác lạc hậu, đất thoái hóa mạnh.
- Chặt phá rừng.
2. Tính chất đất xám bạc màu 
- Tầng đất mặt mỏng. 
- Thành phần cơ giới nhẹ : tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. 
- Đất thường khô.
- Đất chua hoặc rất chua.
- Nghèo dinh dưỡng,nghèo mùn.
- Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng 
a. Biện pháp cải tạo
 Nội dung PHT
b. Sử dụng đất xám bạc màu 
- Do được hình thành địa hình dốc thoải, dễ thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ, dễ cày bừa, nên đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng.
VD: Lúa, ngô, sắn, keo lá chàm, keo tai tượng, lạc , đậu, vừng...
II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
1. Nguyên nhân gây xói mòn 
- Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, tuyết tan, gió.
- Nguyên nhân gây xói mòn. 
+ Lượng mưa lớn phá vỡ kết cấu đất 
+ Địa hình dốc làm xói mòn,rửa trôi. 
2.Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh.
- Cát sỏi chiếm ưu thế.
- Chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
- Vi sinh vật ít, hoạt động yếu.
3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh 
 Nội dung Phiếu học tập số 2
 Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung: Làm bài tập về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
- So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
	*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 Giống nhau:
Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn
Chua , nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn
Vi sinh vật ít, hoạt động kém
Khác nhau: Đất xám bạc màu tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ. Đất xói mòn mạnh, tầng đất mặt bị bào mòn mạnh trơ sỏi đá, cát sỏi chiếm ưu thế.
Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
 	 - Đề xuất biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở.
- GV sẽ kiễm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào tiết sau.
 4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_9_bien_phap_cai_tao_va_su_dung.doc