1. Mục tiêu
- Học sinh biết được đặc điểm đất trồng của Việt Nam.
- Gây sự chú ý của học sinh đố cới các biện pháp cải tại đất.
2. Nội dung
- Giáo viên giới thiệu về diện tích đất của Việt Nam, đặc điểm khí hậu, đặc điểm đất trồng của Việt Nam.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên 1 số loại đất ở Việt Nam, trong các loại đất đó thì đất nào cần phải cải tạo?
- Từ đó dẫn dắt vào nội dung trọng tâm bài học.
Trường THPT Hai Bà Trưng Tổ Sinh Giáo viên: Mai Thị Tuyết Nhung Bài 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ TIẾT PPCT: 9 Thời gian dạy: Tuần 9 thứ 7 ngày 4 tháng 12 năm 2021 Lớp : 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức 2. Năng lực Năng lực Nội dung Năng lực đặc thù Năng lực công nghệ Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Nêu được tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Giải thích được tác dụng của biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Sử dụng công nghệ Vận dụng kiến thức về cải tạo và sử dụng đất trồng trong thực tiễn. Năng lực chung Tự học và tự chủ Tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Giao tiếp và hợp tác Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến tính chất đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Giải quyết vấn đề và sáng tạo Đề xuất các biện pháp sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Dạy học trên MS Teams, trên Azota. Bài 9 trang 27/SGK Công nghệ 10. Bài 17: Thổ nhưỡng của sách địa lí 10. Bài 30: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên của SGK Địa lí 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu - Học sinh biết được đặc điểm đất trồng của Việt Nam. - Gây sự chú ý của học sinh đố cới các biện pháp cải tại đất. 2. Nội dung - Giáo viên giới thiệu về diện tích đất của Việt Nam, đặc điểm khí hậu, đặc điểm đất trồng của Việt Nam. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên 1 số loại đất ở Việt Nam, trong các loại đất đó thì đất nào cần phải cải tạo? - Từ đó dẫn dắt vào nội dung trọng tâm bài học. 3. Sản phẩm: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc Châu Á. - Có diện tích là: 331.698km2 (tương đương 33.169.800 ha) trong đó có khoảng 327.480km2 đất liền và 4500km2 biển nội thủy. - Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng (có 4 đồng bằng): + ĐB Sông Hồng: (ở miền Bắc): Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, TháiBình.. + ĐB Sông Cửu Long: (ở miền Nam) là các tỉnh miền Tây: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh... + ĐB Bắc Trung Bộ + ĐB Nam Trung Bộ - Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa 1200 – 3000 mm/năm, số giờ nắng 1500 – 3000 giờ/năm. - Chính những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến tính chất đất trồng của Việt Nam. Tùy theo thành phần cơ giới của đất, đất nông nghiệp được chia thành đất cát, đất thịt, đất sét.Tùy theo tính chất của đất trồng (phẩu diện đất, phản ứng dung dich đất...) lại được chia thành đất pheralit, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất xói mòn, đất mặn , đất phèn. - Trong 32 triệu ha đất tự nhiên của nước ta có: khoảng 20 triệu ha đất có độ dốc trên 15 độ bị ảnh hưởng bởi xói mòn và có khoảng 1,8 triệu ha đất xám bạc màu, khoảng 0,97 triệu ha đất nhiểm mặn và 1,8 triệu đất phèn, chứng tỏ đất ở nước ta bị thoái hóa mạnh và diện tích đất xấu nhiều hơn là đất tốt. Vậy cần phải làm gì để cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất bị xói mòn mạnh cho có hiệu quả. Đó là nội dung cần tìm hiểu trong bài hôm nay. 4. Tổ chức hoạt động a. Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên giới thiệu về đặc điểm khí hậu, tổng diện tích đất của Việt Nam, đặc điểm đất nông nghiệp của Việt Nam. Nhớ lại kiến thức địa lí lớp 9 để trả lời câu hỏi. Câu hỏi: hãy kể tên các loại đất có ở Việt Nam. Những loại đất nào càn phải cải tạo? b. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi. c. Báo cáo và thảo luận: giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi. Các bạn khác nhận xét bổ sung. d. Nhân định, kết luận: giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. * KẾT LUẬN: - Các loại đất ở Việt Nam: đất phù sa, đất đỏ bazn, đất sét, đất thịt, đất cát, đất xám bạc màu, đất sói mòn, đất mặn, đất phèn. - Các loại đất xấu cần được cải tạo: đất xám bạc màu, đất xói mòn, đất mặn, đất phèn. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: CẤU TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU. 1. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm, phân bố, nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất xám bạc màu. - Giải thích được tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu. - Đề xuất được hướng sử dụng đất xám bạc màu. 2. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về đất xám bạc màu, giúp học sinh nhận biết đất xám đất xám bạc màu. Đất xám bạc màu thường có màu trắng sáng hay màu xám. Tầng đất mặt mỏng, đất khô không giữ được nước. Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1: Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu: Câu 1: Thế nào là đất xám bạc màu? Câu 2: Đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta? Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành đất xám bạc màu? Đọc thông tin 28/SGK. Để trả lời câu 4 và câu 5. Câu 4: Căn cứ trên đặc điểm tính chất của đất xám bạc màu hãy nêu các biện pháp cải tạo đất và tác dụng của các biện pháp cải tạo đất đó? Tính chất đất xám bạc màu Biện pháp cải tạo Tác dụng của biện pháp Tầng đất mặt mỏng.Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. Đất thường bị khô hạn. Đất chua hoặc rất chua. Đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật yếu. Câu 5: Em hãy đề xuất các loại cây trồng được trồng trên đất xám bạc màu. 3. Sản phẩm Đáp án phiếu học tâp số 1: Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu. Câu 1: Đất xám bạc màu là những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, dễ bị chặt bí, rất nghèo các chất dinh dưỡng, thường bị khô hạn (bạc màu được hiểu là mất chất dinh dưỡng). Câu 2: Đất xám bạc màu hình thành giữa vùng giáp ranh đồng bằng và trung du miền núi. Phân bố rộng rãi ở các vùng trung du Bắc bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến hình thành đất xám bạc màu: - Do địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ. - Do tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Câu 4: Tính chất đất xám bạc màu Biện pháp cải tạo Tác dụng của biện pháp Tầng đất mặt mỏng.Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. Cày sâu dần kết hợp bón phân hữu cơ và phân hóa học (N, P, K) hợp lí. Làm tăng bề dày tầng đất mặt và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất. Đất thường bị khô hạn. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí. Khắc phục hạn hán, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động Đất chua hoặc rất chua. Đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. Bón vôi. Bón phân hữu cơ, bón phân hóa học. Làm giảm độ chua của đất. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất. Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật yếu. Bón phân vi sinh. Luận canh cây trồng: luận canh cây họ đậu, cây lương thực và cây phân xanh. Làm tăng lượng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng cho đất. Câu 5: Các loại cây trồng thường được trồng trên đất xám bạc màu: Cây lương thực. Cây hoa màu . Cây lâm nghiệp. Cây công nghiệp. 4. Tổ chức hoạt động a. Chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập. b. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh độc lập suy nghĩ và hoàn thành phiếu học tập c. Báo cáo và thảo luận: học sinh làm bài và gửi và ô chat. Giáo viên yêu cầu 1 học sinh trình bày, các bạn khác bổ sung và hoàn thành kiến thức. d. Nhân định, kết luận: nhận xét đáp án phiếu học tập của học sinh. * KẾT LUẬN: nội dung học tập là đáp án phiếu học tập. Hoạt động 2: CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ. 1. Mục tiêu - Nêu được khái niệm, phân bố, nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - Giải thích được tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - Đề xuất được hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. 2. Nội dung Giáo viên giới thiệu về đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Đất xói mòn lâu ngày hình thành đất xám bạc màu, đất bị xói mòn mạnh hình đất xói mòn trơ sỏi đá. Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2: Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Câu 1: Thế nào là đất xói đất? Câu 2: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta? Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? Đọc thông tin 29/SGK. Để trả lời câu 4 và câu 5. Câu 4: Căn cứ trên đặc điểm tính chất của đất xám bạc màu hãy nêu các biện pháp cải tạo đất và tác dụng của các biện pháp cải tạo đất đó? Tính chất đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp cải tạo Tác dụng của biện pháp Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn. Sét và limon bị cuốn trôi đi, trong đất, cát, sỏi chiếm ưu thế. Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. Số lượng vi sinh vật đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu. Câu 5: Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệm, đất nào chịu sự tác động của quá trình xói mòn đất mạnh hơn? Tại sao? Câu 6: Em hãy đề xuất hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. 3. Sản phẩm Câu 1: Xói mòn đất là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, tuyết tan hoặc gió. Câu 2: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá hình thành ở những vùng có độ dốc lớn tập trung nhiều ở ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung bộ , Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Câu 3: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất.. Địa hình dốc tạo ra dòng chảy rửa trôi. Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ. Câu 4: Tính chất đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp cải tạo Tác dụng của biện pháp Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn. - Làm ruộng bậc thang. - Thềm cây ăn quả. - Canh tác theo đường đồng mức. - Hạn chế tốc độ dòng chảy. - Tăng độ che phủ. Sét và limon bị cuốn trôi đi, trong đất, cát, sỏi chiếm ưu thế. - Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng. - Trồng cây bảo vệ đất. - Trồng cây thành băng dài. - Hạn chế sự bạc màu của đất. - Tăng độ che phủ. - Hạn chế tốc độ dòng chảy. Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. - Bón vôi cải tạo đất. - Bón phân hữu cơ và phân vô cơ hợp lí. - Cải tạo độ chua của đất. - Tăng hàm lượng dinh dưỡng đất. Số lượng vi sinh vật đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu. - Bón phân vi sinh. - Cày xới đât làm đất tơi xốp tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động. - Tăng vi sinh vật đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Câu 5: Đất lâm nghiệp chịu tác động của xói mòn đất mạnh hơn đất nông nghiệp. Vì cây lâm nghiệp thường là cây trồng lâu năm (như bạch đàn, dầu rái, keo, thông, tràm) có bộ rễ ăn sâu xuống đất nên thường được trồng ở vùng địa hình hình dốc mục đích để giữ đất. Nên thường đất lâm nghiệp sẽ chịu tác động của xói mòn đất mạnh hơn đất nông nghiệp. Câu 6: Hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: - Trồng cây lâm nghiệp. - Có thể nông lâm kết hợp khi cây rừng chưa kép tán. - Nông, lâm nghiệp + chăn nuôi kết hợp. 4. Tổ chức hoạt động a. Chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập. b. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh độc lập hoàn thành phiếu học tập, nộp bài vào ô chat. c. Báo cáo và thảo luận: giáo viên gọi 1 học sinh trình bày đáp án phiếu học tập số 2. Các bạn khác nhận xét, bổ sung. d. Nhân định, kết luận: giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. * KẾT LUẬN: Nội dung học tập là nội dung đáp án phiêu học tập. C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm, nhớ và hiểu bài tốt hơn 2. Nội dung: Học sinh thực hiện 11 câu trắc nghiệm trên Azota. Câu 1: Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi? A. 50%. B. 60%. C. < 60%. D. 70%. Câu 2: Tác dụng của biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? A. Giảm độ chua của đất B. Tăng độ phì nhiêu C. Khử phèn D. Rửa mặn Câu 3: Tác dụng của biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu? A. Tăng độ phì nhiêu cho đất B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất D. Làm tầng đất mặt dày lên, tăng độ phì nhiêu cho đất Câu 4: Đặc điểm của đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá? A. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng B. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, cát sỏi chiếm ưu thế C. Đất chua, nghèo dinh dưỡng D. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng và mùn Câu 5: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu? A. Chặt phá rừng bừa bãi B. Đất dốc thoải C. Địa hình dốc thoải và mưa nhiều, tập quán canh tác lạc hậu D. Rửa trôi chất dinh dưỡng Câu 6: Nguyên nhân gây xói mòn đất: A. Do nước mưa, nước tưới, tuyết tan B. Địa hình dốc C. Địa hình dốc và lượng mưa lớn D. Do tập quán canh tác lạc hậu Câu 7: Tác dụng của xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng hợp lý ở biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? A. Hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng. B. Giữ đất luôn ẩm. C. Đất không bị khô hạn, tăng độ phì nhiêu cho đất. D. Hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng, giữ đất luôn ẩm. Câu 8: Lâm nghiệp chịu tác động của quá trình xói mòn đất mạnh hơn đất nông nghiệp vì: A. Đất bằng phẳng. B. Có địa hình dốc. C. Đất trũng. D. Đất nghèo dinh dưỡng. Câu 9: Một số loại cây nông nghiêp phù hợp với đất xám bạc màu là: A. Lúa, ngô, khoai, lạc. B. Cao su, hồ tiêu, cà phê. C. Bạch đàn, tràm, quế, hồi. D. Cao su, bạch đàn, lúa, khoai. Câu 10: Biện pháp quan trọng nhất để cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá: A. Trồng rừng đầu nguồn. B. Bón vôi C. Bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ hợp lí. D. Luân canh cây trồng. Câu 11: Quá trình nào sau đây tạo nên đặc điểm của đất vùng đồi núi? A. Xói mòn B. Bồi tụ. C. Vận chuyển. D. Thối mòn. 3. Sản phẩm 1D, 2A, 3D, 4D, 5C, 6C, 7D, 8B, 9A, 10A, 11A 4. Tổ chức hoạt động a. Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên gửi link, học sinh làm bài trên azota https://azota.vn/de-thi/4dcthv . b. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài tập. c. Báo cáo và thảo luận: giáo viên trả lời những thắc mắc của học sinh về đáp án. d. Nhân định, kết luận: đáp án bài luyện tập. * KẾT LUẬN: 1D, 2A, 3D, 4D, 5C, 6C, 7D, 8B, 9A, 10A, 11A D. VẬN DỤNG 1. Mục tiêu Học sinh vận dụng được kiến thức để biết được những loại cây trồng đặc trưng của vùng miền. Hiểu được biện pháp bảo vệ đất, cải tạo đất tốt nhất là hạn chế nguyên nhân gây ra hiện tượng rửa trôi đất và thoái hóa đất. 2. Nội dung Giáo viên giao bài tập về nhà: Câu 1: Em hãy cho biết những loại cây trồng đặc trưng của vùng Tây Nguyên, miền núi Bắc Bộ, Nam Trung bộ. Câu 2: Em hãy đề xuất biện pháp hạn chế quá trình rửa trôi đất và làm chậm quá trình thoái hóa đất. 3. Sản phẩm Câu 1: Vùng Tây Nguyên, miền núi Bắc Bộ, Nam Trung Bộ có đặc điểm địa hình là nhiều dốc núi do đó diện tích đất xám bạc màu và xói mòn lớn. Những loại cây trồng phù hợp là những cây có bộ rễ nông (do tầng đất mặt mỏng) nên sẽ trồng được các loại cây lương thực, cây hoa màu. Và có thể trồng được các loại cây lâu năm có rễ ăn sâu vào tầng đất tích tụ và khép tán quanh năm để giữu được nước trong đất và tăng lượng mùn, vậy các cây trồng phù hợp là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp. Câu 2: Biện pháp tốt nhất để hạn chế quá trình rửa trôi đất là trồng rừng. Để giảm tốc độ quá trình thoái hóa đất cần luân canh cây trồng kết hợp bón phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học 1 cách hợp lí. 4. Tổ chức hoạt động a. Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên giao bài tập về nhà. b. Thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm bài tập ở nhà. c. Báo cáo và thảo luận: học sinh nộp đáp án bài lên MS Teams. d. Nhân định, kết luận: giáo viên nhận xét và sửa bài ở tiết học sau. * KẾT LUẬN: Nội dung học tập là đáp án câu hỏi.
Tài liệu đính kèm: