I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng
- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải quyết vấn đề.
- Năng lực môn công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ BÀI 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có thể: - Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng - Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp + Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải quyết vấn đề. - Năng lực môn công nghệ: + Nhận thức công nghệ: Khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án. - Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của học sinh, sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo. 2. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh : - GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 1.1 sgk, em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người ? - HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, trả lời: Sản phẩm công nghệ trong hình: + Tấm pin năng lượng mặt trời: chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện -> Cung cấp điện cho gia đình. + Tuabin gió mini: chuyển đổi năng lượng gió thành dòng điện -> Cung cấp điện cho gia đình.. - GV gợi mở thêm kiến thức liên quan đến các sản phẩm khoa học, kĩ thuật, công nghệ khác và dẫn vào bài 1. Công nghệ và đời sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Khoa học 1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu khái quát về khoa học 2. Nội dung: GV yêu cầu quan sát hình ảnh, đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm khoa học, các lĩnh vực và thành tựu của khoa học tự nhiên với con người. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 sgk và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học? - Sau khi HS trình bày, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ những điều em biết về ba nhà khoa học và các phát minh của họ? - GV bổ sung thông tin cho HS bằng hình ảnh, video hay câu chuyện về một số phát minh lớn khác của lĩnh vực khoa học tự nhiên. - GV cho HS xem video về sự ra đời của chiếc điện thoại: https://www.youtube.com/watch?v=N3LZCzd8k0E - GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Khoa học là gì? Nó bao gồm các lĩnh vực nào? + Em hãy nêu vai trò của khoa học đối với cuộc sống con người? - GV giúp HS biết thêm một số phát minh khoa học tự nhiên ở sgk. - GV đặt câu hỏi: Khi nói đến khoa học, chúng ta liên tưởng đến những ai? Công việc của họ là gì? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ quá trình HS học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS đứng dậy trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. I. Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ 1. Khoa học Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. - Khoa học gồm các lĩnh vực: Vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học trái đất. - Vai trò của khoa học: + Nâng cao sự hiểu biết của con người về sự vật, hiệ tượng... + Giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo môi trường sống của con người và sự phát triển kinh trế, xã hội... *Kết nối nghề nghiệp: Nhà khoa học là người làm công tác nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống của con người. Hoạt động 2. Kĩ thuật 1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu khái quát về kĩ thuật. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm kĩ thuật, các lĩnh vực và kết quả của nghiên cứu kĩ thuật với con người. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và cho biết: + Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì? + Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? + Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề? - GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Kĩ thuật là gì? + Vai trò của kĩ thuật trong cuộc sống? + Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực nào? - GV bổ sung cho HS bằng hình ảnh, video, câu chuyện về kết quả của nghiên cứu kĩ thuật, chốt lại kiến thức. - GV kết nối nghề nghiệp về các lĩnh vực của kĩ thuật. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn vấn đề HS còn chưa nắm được. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. 2. Kĩ thuật *Khám phá: Tình huống 1: - Vấn đề cần giải quyết: Kéo vật nặng lên cao - Cách giải quyết : Dùng ròng rọc cố định. Tình huống 2: - Vấn đề cần giải quyết : Dịch chuyển vật nặng trên mặt đất - Cách giải quyết : Dùng thanh cứng làm đòn bẩy. *Kết luận: - Kĩ thuật là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. - Vai trò: Tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới, phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống... - Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực: + Kĩ thuật cơ khí + Kĩ thuật điện + Kĩ thuật xây dựng + Kĩ thuật hóa học *Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư là người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật. Họ có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, có tư duy thiết kế, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Hoạt động 3. Công nghệ 1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu khái quát về công nghệ 2. Nội dung: GV cho HS quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm công nghệ, cách phân chia công nghệ, vai trò của công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4: Em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này? - GV yêu cầu HS đọc thông tin chia sẻ một số những điều em biết về công nghệ. - GV cho HS biết thêm về các công nghệ đột phá như: công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D - GV kết nối nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV theo dõi, hướng dẫn quá trình HS học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. 3. Công nghệ - Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Trong mối quan hệ với kĩ thuật, công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật. - Công nghệ chia theo nhiều cách khác nhau : + Lĩnh vực khoa học: công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin + Lĩnh vực kĩ thuật: công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng + Đối tượng áp dụng : công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano *Kết nối nghề nghiệp: Kĩ sư công nghệ là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài năng lực chuyên môn, họ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới để mang lại cuộc sống tiện nghi cho con người. Hoạt động 4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ 1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.5 và cho biết: Mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ - Khoa học là cơ sở của kĩ thuật, kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học. - Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có. - Công nghệ thúc đẩy khoa học, khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ. Hoạt động 5. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội 1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS ghi được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. 4. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm: Quan sát hình 1.6, 1.7 và 1.8 hãy cho biết mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, chuẩn kiến thức. II. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội 1. Công nghệ với tự nhiên - Công nghệ giúp quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt thành tựu cao hơn. - Công nghệ xử lí môi trường, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu - Tuy nhiên, công nghệ giúp con người khai thác cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường. 2. Công nghệ với con người - Công nghệ giúp con người có cuộc sống tiện nghi, hiện đại. - Công nghệ giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc. - Công nghệ đẩy con người đối mặt tình trạng thất nghiệp. 3. Công nghệ với xã hội - Công nghệ thúc đầy kinh tế, xã hội phát triển, quản lí tốt xã hội. - Công nghệ khiến cách nghĩ, lối sống con người bị lệ thuộc. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học 2. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi luyện tập sgk 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện : - GV trình chiếu câu hỏi: Lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống. - HS tiếp nhận, suy nghĩ, trả lời: Tự nhiên Con người Xã hội Tác động tích cực - Thu gom, xử lí rác thải, làm sạch môi trường. - Nhân giống, lai tạo và bảo tồn nhiều sinh vật quý hiếm - Đi ô tô tránh mưa nắng, đi máy bay di chuyển khắp nơi trên thế giới - Dùng máy gặt nhanh gấp nhiều lần so với người gặt thủ công. - Xây dựng nhiều nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp. - Sử dụng điện bằng tấm pin năng lượng Mặt trời. Tác động tiêu cực - Khai thác cát sạn làm sạt lở hai bên bờ sông. - Khai thác khoáng sản ô nhiễm môi trường. - Nhiều người nghiện game, nghiện mạng xã hội. - Mạng xã hội càng phát triển càng khiến con người xa cách nhau hơn. - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 2. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi vận dụng 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vận dụng sgk: Hãy kể tên một số công nghệ, sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em; đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và chia sẻ trước lớp cho cả lớp cùng nghe. - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. - Tìm hiểu nội dung bài 2. Hệ thống kĩ thuật. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.
Tài liệu đính kèm: