Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Cà Thu Phương

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Cà Thu Phương

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài, HS phải:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được quy trình pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại cây trồng.

2. Về kĩ năng:

- Pha chế được dung dịch booc đô nồng độ 1%

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: thực hiện được quy trình pha chế dung dịch Booc đô 1%

- Năng lực chuyên biệt: Phân tích được ưu, nhược điểm của dung dịch Booc đo khi sử dụng phòng trừ nấm hại cây trồng

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu SGK, SGV.

- Tranh ảnh liên quan.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài mới.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

 

doc 95 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Cà Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2016
Tiết 19
Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài, HS phải:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Trình bày được nguyên lí cơ bản, các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích được ưu, nhược điểm của từng biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp việc sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng một cách hợp lí 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu SGK, SGV.
- Tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ 1: I - Tìm hiểu khái niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV nêu vấn đề: Trong sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất, chất lượng nông sản sau thu hoạch. Để từng bước ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh là mối quan tâm lớn của nhà nông. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó.
- GV: yêu cầu HS đọc khái niệm
- Vì sao phải sử dụng hợp lí các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp?
- Khái niệm: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí
-Vì: Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, nên sử dụng phối hợp để bổ sung cho nhau.
HĐ 2: II - Tìm hiểu nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
Thảo luận nhóm: (2HS/nhóm)
Hãy nêu nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Tác dụng của từng nguyên lí? Lấy ví dụ minh họa?
Stt
Nguyên lí
Tác dụng
Ví dụ
Vì sao phải bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh phát triển? Hãy kể tên một số loài thiên địch có ích trong sản xuất nông nghiệp?
Nguyên lí:
1. Trồng cây khỏe
- Tác dụng: Tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh.
2. Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu bệnh.
-Tác dụng: Khống chế sâu bệnh không phát triển thành những ổ dịch lớn
3. Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh.
-Tác dụng: Để phát hiện và diệt trừ kịp thời, hạn chế sự gây hại của chúng.
4. Nông dân trở thành chuyên gia
- Tác dụng: Giúp nông dân có kiến thức và vận dụng vào thực tiễn sản xuất.
HĐ 3: III - Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện lên báo cáo.
- Em hãy nêu các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Chia lớp thành 6 nhóm:
N1: Nêu nội dung của biện pháp kĩ thuật? Tác dụng?
N2: Nêu nội dung của biện pháp sinh học? Tác dụng?
N3: Nêu nội dung của biện pháp sử giống cây trồng chống chịu sâu bệnh? Tác dụng?
N4: Nêu nội dung của biện pháp hóa học? Tác dụng?
N5: Nêu nội dung của biện pháp cơ giới vật lí? Tác dụng?
N6: Nêu nội dung của biện pháp điều hòa? Tác dụng?
Stt
Nội dung
Tác dụng
1
2
3
4
5
6
Trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nêu trên, biện pháp nào nên hạn chế sử dụng? Vì sao?
GV kết luận.
Gồm 6 biện pháp:
1. Biện pháp kĩ thuật:
- Nội dung: Làm đất, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng đúng thời vụ.
-Tác dụng: Vùi các tàn dư thực vật mang mầm mống sâu bệnh, chôn vùi cả trứng nhộng, sâu non có trong đất.
2. Biện pháp sinh học:
- Nội dung: Sử dụng các sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc làm giảm thiệt hại.
-Tác dụng: Diệt trừ sâu bệnh hại, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh.
- Nội dung: sử dụng những giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế sâu bệnh hại.
- Tác dụng: ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.
4. Biện pháp hóa học:
- Nội dung: Sử dụng thuốc hóa học BVTV để diệt trừ sâu bệnh hại.
- Tác dụng: Diệt trừ sâu bệnh hại nhanh, hiệu quả.
5. Biện pháp vật lí, cơ giới.
- Nội dung: Sử dụng bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt bằng vợt, bằng tay
- Tác dụng: Không gây ô nhiễm môi trường.
6. Biện pháp điều hòa:
Nội dung: Giữ cho dịch hại phát triển ở mức độ nhất định.
- Tác dụng: Giữ cân bằng sinh thái.
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản bài đã học.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Nhắc HS chuẩn bị bài 18 (Chuẩn bị vật tư, dụng cụ thực hành)
Gồm: Vôi bột: 1 kg/lớp; que bằng gỗ hoặc tre : 04 que/lớp, chậu nhựa, xô nước.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 25/12/2016
Tiết 20
Bài 18: TH: PHA CHẾ DUNG DỊCH BOOC ĐÔ PHÒNG TRỪ NẤM HẠI
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài, HS phải:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được quy trình pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại cây trồng.
2. Về kĩ năng:
- Pha chế được dung dịch booc đô nồng độ 1%
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: thực hiện được quy trình pha chế dung dịch Booc đô 1%
- Năng lực chuyên biệt: Phân tích được ưu, nhược điểm của dung dịch Booc đo khi sử dụng phòng trừ nấm hại cây trồng
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu SGK, SGV.
- Tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu nguyên lí của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
- Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Tác dụng của từng biện pháp?
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV giới thiệu về dung dịch Booc đô: là một loại thuốc phòng trừ nấm hại mà việc pha chế đơn giản, có thể thực hiện tại gia đình để sử dụng.
- Dùng phun xử lí đất trước khi gieo trồng, phòng trừ một số loại bệnh cho cây ăn quả và cây nông nghiệp
HĐ 2: GV giới thiệu và trình diễn quy trình thực hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV vừa làm mẫu vừa giới thiệu quy trình thực hành pha chế dung dịch booc đô phòng trừ nấm hại.
- HS chú ý quan sát thao tác GV làm mẫu. nghe, ghi chép tóm tắt quy trình pha chế Booc đô
Bước 1: Cân 10 g đồng sunfat, 15 g vôi tôi để riêng.
Bước 2: Hòa 15g vôi tôi với 200ml nước, sau đổ vào chậu.
Bước 3: Hòa 10 g đồng sunfat trong 800 ml nước, chắt bỏ sạn, sau đó đổ vào chậu
Bước 4: Đổ từ từ dung dịch đồng sunfat vào dung dịch vôi, vừa đổ vừa khuấy đều.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Dùng giấy quỳ để thử pH
- Dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng
- Quan sát màu dung dịch: màu xanh nước biển và có phản ứng kiềm.
HĐ 3: Thực hành pha chế dung dịch Booc đô
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV phân công nhóm và giao dụng cụ thực hành, hóa chất cho các nhóm
- GV quán xuyến HS trong quá trình làm, luôn nhắc nhở HS làm đúng trình tự và yêu cầu từng bước trong quy trình.
- Từng nhóm HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất
-Tiến hành làm từng bước của quy trình thực hành
HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*GV hướng dẫn HS cách đánh giá kết quả bài học:
-Làm đúng trình tự và yêu cầu các bước trong quy trình điều chế Booc đô đạt yêu cầu: 4 điểm
-Kiểm tra sản phẩm bằng giấy quỳ và que sắt, chất lượng dung dịch Booc đô đạt yêu cầu: 4 điểm
-Ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần học tập: 2 điểm
-Yêu cầu các nhóm trao đổi sản phẩm thực hành để kiểm tra đánh giá chéo.
*GV đánh giá kết quả: dựa trên kết quả tự đánh giá của HS và nhận xét của giáo viên cho điểm bài thực hành.
* Dọn vệ sinh, thu dọn lớp.
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản bài đã học.
- Gọi 1-2 HS nhắc lại quy trình thực hành.
- Phân tích ưu, nhược điểm của dung dịch Booc đo
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài mới. Bài 19 - SGK/58
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 3/1/2016
Tiết 21
Bài 19: 
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT 
ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài, HS phải:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật, môi trường và con người.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Phân tích được đường truyền của thuốc hoá học BVTV ảnh hưởng đến quần thể sinh vật, môi trường và con người
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu SGK, SGV.
- Tranh ảnh liên quan.
- Thông tin bổ sung: 
+Thuốc hóa học BVTV được sử dụng trong nông nghiệp ở nước ta hàng năm là: 20.000 - 25.000 tấn/năm, bình quân sử dụng: 0,4 - 0,5 kg/ha.
+Thuốc hóa học BVTV được sử dụng trong lĩnh vực cây công nghiệp là: 13,5 kg/ha
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày các bước tiến hành pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại? 
3. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc SGK
Hãy nêu đặc điểm của thuốc hóa học BVTV và thực trạng sử dụng thuốc hóa học BVTV trong sản xuất nông - lâm nghiệp?
(?) Hãy nêu những ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến QTSV?
HS trả lời câu hỏi
(?)Tại sao sử dụng thuốc hóa học BVTV có ảnh hưởng xấu đến QTSV?
HS trả lời câu hỏi
I. Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật
- Đặc điểm thuốc hóa học BVTV: thường có phổ độc rất rộng với nhiều loài sâu bệnh, nên chúng được sử dụng rất linh động.
- Thực trạng sử dụng: Thường được sử dụng với nồng độ, liều lượng cao để tăng hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh hại.
- Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật:
+Tác động đến mô, tế bào cây trồng gây nên hiệu ứng cháy táp lá, thân, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
+ Diệt trừ các loài sinh vật có ích
+ Làm xuất hiện quần thể địch hại kháng thuốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến MT
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT: xác định nguyên nhân dẫn tới các hậu quả xấu đến môi trường và con người.
Hậu quả xấu
Nguyên nhân
1.Thuốc hóa học BVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước
2.Gây ô nhiễm nông sản
3.Gây ngộ độc hoặc bệnh hiểm nghèo cho con người
- Sau 3 – 5’, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu nhận xét, bổ sung
- GV treo sơ đồ “Đường truyền thuốc hóa học BVTV vào môi trường và con người” và phân ... hi phí bao gồm tiết kiệm những gì?
1. Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
3. Đổi mới công nghệ kinh doanh.
4. Tiết kiệm chi phí.
 4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung kiến thức đã học, yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Nhắc HS về đọc trước bài mới. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 16/5/2017
Tiết 47
 Bài 56: THỰC HÀNH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Xác định được các kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình và doanh nghiệp phù hợp với khả năng.
- Hạch toán được chi phí và thu nhập cho một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích và hạch toán trong kinh doanh.
3. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: ham thích vận dụng kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành.
- Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp ở địa phương để lấy ví dụ minh hoạ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới và chuẩn bị máy tính cầm tay.
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?
Hạch toán kinh tế là gì? Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tình huống trong SGK
I. Xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình và doanh nghiệp
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
II. Giải quyết tình huống
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1,2: Xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình.
Nhóm 3,4: Xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
A. Xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình.
1. Xác định kế hoạch doanh thu bán hàng của hộ gia đình.
2. Xác định mức chi phí trả công lao động.
3. Tính nhu cầu vốn kinh doanh.
B. Xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
1. Xác định kế hoạch tổng mức bán hàng của doanh nghiệp.
2. Xác định mức bán ở từng thị trường của doanh nghiệp.
3. Xác định kế hoạch tổng mức mua hàng của doanh nghiệp.
4. Xác định kế hoạch mua từng mặt hàng và nguồn hàng của doanh nghiệp.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo.
- Nhận xét các nhóm.
- GV đưa ra kết quả.
 4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- Nhắc HS về chuẩn bị phần III của bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 16/5/2017
Tiết 48
Bài 56: THỰC HÀNH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hạch toán được chi phí và thu nhập cho một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích và hạch toán trong kinh doanh.
làm việc có kế hoạch và có phương pháp cho học sinh.
3. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: ham thích vận dụng kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành.
- Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp ở địa phương để lấy ví dụ minh hoạ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới và chuẩn bị máy tính cầm tay.
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tình huống
I. Hạch toán hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm:
-Nhóm 1,2: Hạch toán hiệu quả kinh doanh cửa hàng ăn uống.
Nhóm 3,4: Hạch toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
-GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo.
-Nhận xét các nhóm.
-GV đưa ra kết quả.
 4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- Nhắc HS về học bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 16/5/2017
Tiết 49
HƯỚNG NGHIỆP
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm.
2. Kỹ năng:
Biết cách tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp.
3. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: ham thích vận dụng kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 (SGV HN 11) và các tài liệu liên quan
Tranh ảnh, mẫu thống kê, tờ rơi về nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế trong cả nước.
Sưu tầm báo trí, tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương.
Bảng điều tra về thị trường lao động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của địa phương và của cả nước.
2. Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi... về những ngành nghề chính của xã, huyện, tỉnh mình.
Sưu tầm những bài báo liên quan đến nhu cầu nhân lực của cả nước.
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trình bày mơ ước nghề nghiệp của mình
Hoạt động của GV & HS
Hoạt động của HS
GV: Giới thiệu mục tiêu và nội dung của chủ đề. Động viên HS tự tin trình bày mơ ước nghề nghiệp của mình.
-GV: Gọi từng HS lên trình bày mơ ước nghề nghiệp của mình. Sau mỗi HS trình bày, GV có thể hỏi thêm các câu hỏi:
- Vì đâu mà em có mơ ước như vậy?
-Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện mơ ước của em?
- Khi đưa ra những ước mơ nghề nghiệp các em có tính tới những yếu tố tác động tới việc quyết định nghề nghiệp của mình không?
HS: Từng HS lên trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình.
Từng HS lên trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của học sinh
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Em hãy cho biết mối quan hệ khăng khít giữa quyết định nghề nghiệp với thị trường lao động?
-Chúng ta ngồi ở đây để phấn đấu học tập để hướng đến một mục tiêu là có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai.
Nhu cầu nghề nghiệp là tất yếu nhưng tại sao ở nước ta hiện nay lại có rất nhiều trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm hay làm trái nghề?
GV gợi ý:
-Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu thị trường.
-Muốn có định hướng đúng đắn, chúng ta phải thấy được những đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay. Trước mắt là nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng CNH – HĐH, nên xã hội đòi hỏi phải có những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lập trình... có trình độ cao.
-Ngoài ra cũng cần nhận thức rõ ràng rằng do sự tiến bộ của KHKT mà các kiến thức cũ lỗi thời đã được thay thế bằng những tri thức mới, phương pháp mới
-Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội làm cho phương hướng phát triển ngành nghề cũng ngày càng đa dạng. Do vậy đòi hỏi người hành nghề phải có những phẩm chất nghề nghiệp tổng hợp ngày càng cao.
HS thảo luận và phát biểu ý kiến của mình.
HS chú ý lắng nghe GV nêu khái quát về đặc điểm về thị trường lao động lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- Nhắc HS về học bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 21/5/2017
Tiết 50
HƯỚNG NGHIỆP
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
1.Kiến thức:
Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm.
2. Kỹ năng:
Biết cách tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp.
3. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: ham thích vận dụng kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 (SGV HN 11) và các tài liệu liên quan
Tranh ảnh, mẫu thống kê, tờ rơi về nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế trong cả nước.
Sưu tầm báo trí, tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương.
Bảng điều tra về thị trường lao động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của địa phương và của cả nước.
2. Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi... về những ngành nghề chính của xã, huyện, tỉnh mình.
Sưu tầm những bài báo liên quan đến nhu cầu nhân lực của cả nước.
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát về thị trường lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Gv yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh và hãy cho biết những hình ảnh trên thuộc ngành nghề nào?
GV kết luận: hình ảnh về các ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
Thị trường lao động ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp: GV khái quát một số đặc điểm về thị trường lao động này:
+Về cơ bản là một nước nông nghiệp.
+Nguồn thủy sản với nhiều lợi thế cần phát huy.
+Trồng rừng và bảo vệ rừng và bảo vệ rừng đòi hỏi sự góp sức của thanh niên.
+Có nhiều loại giống cây trồng mới có năng suất cao.
+Có nhiều loại giống cây trồng mới cho năng suất 
Vì vậy: Cần một lực caolượng thanh niên trẻ tuổi, nhiệt huyết, có tri thức để tham gia vào lĩnh vực này.
*GV yêu cầu HS quan sát 
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
HS phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động ở nước ta.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thu nhập thông tin nghề nghiệp
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS tìm hiểu một số nghề và nhu cầu sử dụng lao động của các nghề
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- Nhắc HS về học bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 21/5/2017
Tiết 51
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học ở chương IV.
- Khắc sâu những kiến thức trọng tâm học sinh cần nhớ
- Chuẩn bị cho học sinh kiểm tra chương IV.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên
 + Chuẩn bị các kiến thức đã cung cấp cho học sinh ở chương IV
 + Cho học sinh tóm tắt theo hướng tổng kết từ bài 49à bài 51 trả lời các câu hỏi cuối bài thành đề cương cho học sinh.
 2. Học sinh
 Sách, bút, vở, kiến thức theo hệ thống đã học
III. Các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh làm đề cương vào vở đề cương gồm tất cả câu hỏi cuối các bài 49,50, 51.
HS: tự trả lời các câu hỏi, phần nào không hiểu trao đổi với GV ngay trên lớp.
HS nộp lại vở vào cuối giờ để GV kiểm tra.
4. Củng cố, dặn dò
Học lại các kiến thức đã ôn tập
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2017_ca_thu.doc