I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài , HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Trình bày được nội dung thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Giải thích được ý nghĩa của các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm: Phân tích, so sánh.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: phân tích được ý nghĩa của các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nghiên cứu SGK, SGV.
- Tranh ruộng lúa TN so sánh giống, ruộng lúa TN kiểm tra kĩ thuật. Tranh TN sản xuất quảng cáo.
2. Học sinh
- Đọc trước bài học ở nhà
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Ngày soạn: 20/8/2017 Ngày giảng: Phần 1 : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Tiết 1: Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu của bài: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS phải: - Nêu được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Trình bày được tình hình của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào nhận xét, phân tích so sánh tình hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trong các giai đoạn. 3. Thái độ: - Chú ý quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và định hướng nghề nghệp cho bản thân 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: Phân tích, so sánh II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV, sưu tầm một số tài liệu liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu SGK, tìm thêm một số số liệu có liên quan III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: Ngày dạy Lớp Sĩ số Học sinh nghỉ học 2. Kiểm tra bài cũ ( Làm quen với lớp) 3. Tiến trình bài mới: ĐVĐ: Theo em vì sao môn công nghệ 10 lại giới thiệu với chúng ta về nông, lâm, ngư nghiệp, tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung (?) Theo em nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp? GV: Hướng dẫn HS phân tích hình 1.1: (?) Cơ cấu tổng SP nước ta được đóng góp bởi những nghành nào? HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi (?) Trong đó ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp như thế nào vào cấu tổng sản phẩm trong nước? (?) Em hãy nêu một số sản phẩm của nông lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến? (?) Phân tích bảng 1 có nhận xét gì về giá trị hàng nông sản, lâm sản, hải sản xuất khẩu qua các năm? HS: tăng (?) Tính tỉ lệ % của SP nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu? Từ đó có nhận xét gì? (?) Tính tỉ lệ % của SP nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu? Từ đó có nhận xét gì? ?) Điều đó có gì mâu thuẫn không? Giải thích? ?) Phân tích hình 1.2: so sánh cơ cấu lực lượng trong ngành nông, lâm ngư nghiệp so với các ngành khác? ý nghĩa? Nghiên cứu SGK và nêu được các câu trả lời sau: + Khí hậu, đất đai thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loài động vật, cây trồng +Nhân dân ta chăm chỉ, cần cù Nghiên cứu SGK và nêu được các câu trả lời sau: - Nông nghiệp: - Lâm nghiệp: - Ngư nghiệp: HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi HS: tỉ lệ giá trị hàng NS so với tổng giá trị XK lại giảm dần HS: + Giá trị hàng nông sản tăng do được đầu tư nhiều (giống, kĩ thuật, phân bón...) + Tỉ lệ giá trị hàng nông sản giảm vì mức độ đột phá của ngành nông nghiệp so với các ngành khác còn chậm Quan sát biểu đồ về cơ cấu lực lượng trong ngành nông, lâm ngư nghiệp so với các ngành khác và nhận xét I. Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1. Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước - Ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp gần 1/4 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước 2. Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến VD: - Nông nghiệp: Gạo, ngô... - Lâm nghiệp: Gỗ, tre, nứa... - Ngư nghiệp: Cá, tôm... 3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu 4. Hoạt động nông lâm ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế Quan sát biểu đồ về sản lượng lương thực ở nước ta: (?) Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến 2004 (Giai đọan từ 1995 - 2000 là 7%; Từ 2000 - 2004 là 5,3%) (?)Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004? (Tăng 33,8%) (?) Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia? (?) Cho ví dụ một số sản phẩm của ngành nông lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế ?) Theo em tình hình SX nông, lâm ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì? (?) Tại sao năng suất, chất lượng SP còn thấp? II. Tình hình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay: 1. Thành tựu: a. Sản xuất lương thực tăng liên tục b. Bước đầu đã hình thành 1 số ngành SX hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu c. Một số sản phẩm của ngành nông , lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế 2. Hạn chế: - Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp - Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay Hoạt động của GV và HS Nội dung Quan sát biểu đồ về sản lượng lương thực ở nước ta: (?) Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến 2004 (Giai đọan từ 1995 - 2000 là 7%; Từ 2000 - 2004 là 5,3%) (?)Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004? (Tăng 33,8%) (?) Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia? (?) Cho ví dụ một số sản phẩm của ngành nông lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế (?) Theo em tình hình SX nông, lâm ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì? (?) Tại sao năng suất, chất lượng SP còn thấp? GV yêu cầu HS hoàn thiện vào bảng sau: Thành tựu nổi bật của SX N- L - NN Hạn chế của SX N- L - NN GV kết luận II. Tình hình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay: 1. Thành tựu: a. Sản xuất lương thực tăng liên tục b. Bước đầu đã hình thành 1 số ngành SX hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu c. Một số sản phẩm của ngành nông , lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế VD: Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, cá basa.. 2. Hạn chế: - Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp - Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao Hoạt động 3: Tìm hiểu phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm ngư, nghiệp nước ta Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK (?) Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới? GV kết luận III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta 1. Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính. 3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. 4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản. 4. Củng cố, dặn dò - Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Nêu những hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ. - Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới. *Yêu cầu về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK - Cho biết sự phát triển của nông, lâm ngư ở địa phương em (thành tựu, hạn chế, sự áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp) Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Ngày soạn: 20/8/2017 Ngày giảng: Chương 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài , HS phải: 1. Kiến thức - Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Trình bày được nội dung thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. - Giải thích được ý nghĩa của các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm: Phân tích, so sánh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: phân tích được ý nghĩa của các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV. - Tranh ruộng lúa TN so sánh giống, ruộng lúa TN kiểm tra kĩ thuật. Tranh TN sản xuất quảng cáo. 2. Học sinh - Đọc trước bài học ở nhà III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 29/8/2016 A11 31/8/2016 A7 31/8/2016 A9 31/8/2016 A1 1/9/2016 A5 1/9/2016 A12 1/9/2016 A3 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Hãy nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay? Cho ví dụ minh họa? 3. Giảng bài mới. Tiếp theo chương trình môn công nghệ ở THCS, công nghệ 10 sẽ giúp các em làm quen với một số ứng dụng của công nghệ sinh học, hóa học... trong các lĩnh vực sản xuất Nông lâm nghiệp. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Giải thích: Khảo nghiệm là quá trình kiểm tra, đánh giá xem giống có phù hợp với điều kiện vùng sinh thái sẽ trồng. Vì sao phải khảo nghiệm? Mọi tính trạng và đặc điểm của giống chỉ biểu hiện trong những điều kiện nhất định - Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không khảo nghiệm sẽ như thế nào? Không biết cách chăm bón, thời gian gieo trồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại...=> Hệu quả thấp I. Mục đích, ý nghĩa + Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng. + Sử dụng đúng giống và khai thác tối đa hiệu quả của giống Hoạt động2: Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình H2.1; H2.2; H2.3 làm việc theo nhóm trả lời vào bảng sau: - Chia lớp làm 3 nhóm Thí nghiệm Mục đích Cách tiến hành TN TN so sánh giống TN kiểm tra kĩ thuật TN sản xuất quảng cáo Từng nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến. GV kết luận. II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 1. Thí nghiệm so sánh giống a) Mục đích: So sánh giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội với các giống sản xuất phổ biến. b) Cách tiến hành thí nghiệm: So s ... - HS nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn về kết quả hoạt động. 3. Hoạt động 3: Thực hành + GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS thực hành giải quyết tình huống thực tế. - TH1: Phân hữu cơ được ủ hoai mục rồi đem bón lót vào đất trước khi gieo trồng. Nhưng có nhiều người sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón thúc cho cây. Theo em việc làm này đúng hay không? Vì sao? - TH2: Diện tích đất canh tác của nước ta bị thoái hóa, bạc màu hoặc trở thành đất chua ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng là do việc bón phân hóa học ngày càng tăng. Theo em nên làm gì để cải tạo đất và làm tăng độ phì nhiêu cho đất. - TH3: Gia đình nhà bác Hải có những thửa ruộng ở vùng chiêm trũng hàng năm thường xuyên phải bón vôi cho diện tích đất. Em hãy giải thích vì sao phải làm công việc đó? + HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích tình huống đưa ra. + HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung + GV nhận xét chung 4. Hoạt động 4: Ứng dụng - GV hướng dẫn HS thực hiện công việc: + HS về nhà áp dụng hiểu biết thông qua bài học vào thực tiễn sản xuất gia đình. + Áp dụng các kiến thức đã học để sản xuất và sử dụng phân bón hiệu quả nhất. 5. Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung - HS tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất và sử dụng phân bón ở gia đình, địa phương và cộng đồng. - Tra cứu qua các tài liệu, sách vở có liên quan đến phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật. - Tìm hiểu qua mạng internet. Ngày soạn: 19/11/2016 Tiết 15 Bài 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này HS phải: 1. Kiến thức Trình bày được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. 2. Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát, so sánh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: phân tích, so sánh II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV, đọc các tài liệu liên quan. - Máy tính, máy chiếu. - Một số mẫu tiêu bản sâu, bệnh hại lúa, hại rau. 2. Học sinh - Đọc trước bài học ở nhà - Tìm hiểu về sâu bệnh hại cây trồng ở địa phương III. Các hoạt động lên lớp: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn sâu, bệnh hại Hoạt động của GV và HS Nội dung Cho học sinh xem các hình ảnh về sự phát sinh sâu, bệnh hại cây trồng. Em hãy cho biết nguồn gốc của sâu, bệnh hại cây trồng? Để ngăn ngừa sâu bệnh phát triển nhân dân thường áp dụng những biện pháp nào? Tác dụng của các biện pháp? HS hoàn thiện bảng sau Biện pháp Tác dụng I. Nguồn sâu, bệnh hại - Trứng nhộng của côn trùng. - Bào tử của các loại bệnh. - Chúng tồn tại trong đất, bụi cây, bờ ruộng. - Hạt giống, cây con nhiễm bệnh. * Biện pháp phòng ngừa Biện pháp Tác dụng Cày bừa, ngâm đất, phơi đất Tiêu diệt sâu bệnh, trứng, nhộng của sâu, bào tử và nấm bệnh Phát quang bờ ruộng, vệ sinh đồng ruộng Phá hủy nơi trú ẩn, các ổ chứng của sâu, phá hủy ngăn ngừa khả năng phát sinh nấm bệnh Xử lý giống trước khi gieo trồng, sử dụng giống sạch Loại bỏ giống bị nhiễm sâu, bệnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện khí hậu, đất đai Hoạt động của GV và HS Nội dung Cho HS quan sát hình ảnh về sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến sự phát triển của sâu bệnh Em hãy cho biết nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh như thế nào? Em hãy cho biết độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh như thế nào? Em hãy cho biết điều kiện đất đai ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu, bệnh như thế nào? II. Điều kiện khí hậu, đất đai 1. Nhiệt độ môi trường. - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh. - Mỗi loại sâu bệnh thích ứng với nhiệt độ trong giới hạn nhất định trong giới hạn này chúng sinh sản và phát triển mạnh nhất 2. Độ ẩm không khí và lượng mưa. - Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng - Độ ẩm, lượng mưa quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp hoặc quá cao sẽ làm sâu bệnh bị tiêu diệt - Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp làm cho cây trồng phát triển mạnh tạo nguồn thức ăn phong phú và ngược lại. 3. Đất đai Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ nhiễm sâu bệnh. Ví dụ: + Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá. + Đất chua cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa. Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện giống và chế độ chăm sóc. Hoạt động của GV và HS Nội dung Cho học sinh quan sát các hình ảnh về điều kiện giống và chế độ chăm sóc. Giải thích hậu quả của điều kiện giống bị sâu bệnh và chế độ chăm sóc không phù hợp III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc - Giống bị sâu bệnh => cây trồng bị sâu bệnh - Chế độ chăm sóc mất cân đối => Cây trồng phát triển không bình thường, sâu bệnh dễ lây lan, phát triển - Bón nhiều phân, đặc biệt là đạm => Cây quá tốt lá tạo nguồn thức ăn phong phú cho sâu bệnh => sâu bệnh sinh sôi, phát triển mạnh - Ngập úng và những vết thương cơ học => Vi sinh vật dễ dàng xâm nhập tạo nên các nguồn bệnh. Hoạt động 4: Tìm hiểu điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hãy nêu những điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch? IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch - Có nguồn sâu bệnh, có điều kiện môi trường thích hợp, đầy đủ thức ăn => Xuất hiện ổ dịch. - Không có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả => ổ dịch phát triển thành dịch và đại dịch 4. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại điều kiện giống, môi trường, sâu bệnh và chế độ chăm sóc - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Ngày soạn: 27/11/2017 Tiết 16 Bài 16: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS phải 1. Kiến thức Nhận dạng được một số loại sâu hại lúa, bệnh hại lúa 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: phân tích, so sánh, nhận biết II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu liên quan. - Máy tính, máy chiếu 2. Học sinh - Đọc trước bài học ở nhà III. Các hoạt động lên lớp: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu hại lúa Hoạt động của GV và HS Nội dung Cho HS quan sát hình ảnh về đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của một số loại sâu Cho HS quan sát hình ảnh về bệnh bạc lá lúa, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn. - Giới thiệu đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của từng loại bệnh 1. Sâu đục thân hai chấm - Đặc điểm gây hại: Đục thân lúa, cắn đứt đường dinh dưỡng làm cây chết phần ngọn - Đặc điểm hình thái: + Trứng: Hình bầu dục, xếp thành ổ như hạt đậu tương + Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu nâu vàng. + Nhộng màu vàng tới nâu nhạt, màm đầu dài hơn mầm cánh. + Ngài có hai chấm đen to ở hai cánh 2. Sâu cuốn lá - Đặc điểm gây hại: Cuốn lá thành tổ và ăn lá lúa - Đặc điểm hình thái: + Trứng hình bầu dục, màu vàng đục + Sâu non khi ăn lá có màu xanh + Nhộng màu vàng + Ngài cánh có vân ngang, làn sóng theo mép cánh 3. Bệnh bạc lá - Đặc điểm gây hại: Gây hại trên phiến lá, làm lá lúa cháy, có màu bạc trắng; vết bệnh thường nằm ở ngọn lá và mép lá. - Đặc điểm hình thái: + Bệnh do vi khuẩn gây ra + Ban đầu có màu xanh đậm, tối sau chuyển sang màu xám bạc. Vết bệnh có viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe. 4. Bệnh khô vằn - Đặc điểm gây hại: + Có thể gây hại trên cả mạ và lúa + Bệnh xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá thấp sau đó ăn sâu vào thân cây, lan tới đòng và hạt - Đặc điểm hình thái: + Do nấm gây lên + Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc nâu bạc có viền tím Hoạt động 2: Thực hành Quan sát hướng dẫn HS thực hành Thực hành theo nội dung và quy trình, viết báo cáo Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. - Đánh giá quá trình chuẩn bị và thực hành của HS - YCHS: + Nộp bài báo cáo thực hành + Hệ thống hóa và ôn tập kiến thức đã học. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Ngày soạn: 3/12/2016 Tiết 17 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này HS phải: - Nắm vững một số kiến thức cơ bản nhất về giống cây trồng , đất, phân bón và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp. 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: Xây dựng sơ đồ kiến thức II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án, SGK. - Đề cương chi tiết trả lời câu hỏi ôn tập. - Phương pháp: Thảo luận nhóm. 2. Học sinh - Ôn lại toàn bộ các bài đã học ở kì 1. - Chú ý trong giờ học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Trong trồng trọt cây nông, lâm cần chú ý tới những nội dung nào? - Mối quan hệ thống nhất giữa các nội dung đó? 1/ Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng ? 2/ Các loại khảo nghiệm giống cây trồng 3/ Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng ? ?Vẽ và giải thích sơ đồ quy trình sản xuất giống cây trồng ? 4/ Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp? 5/ Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất? 6/ Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Đất có những loại độ chua nào? ?Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất người ta thường sử dụng các biện pháp nào? 7/ Trình bày sự hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất phèn, đất mặn? 8/ Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật? 9/ Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón? I. Hệ thống hoá kiến thức II. Nội dung cơ bản 1. Giống cây trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp a. Khảo nghiệm giống cây trồng. b. Sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp. c. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. 2. Sử dụng và bảo vệ đất trồng a. Một số tính chất cơ bản của đất. b. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xấu ở nước ta. 3. Sử dụng và sản xuất phân bón a. Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng b. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón 4. Bảo vệ cây trồng - Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. 4. Dặn dò Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Nhắc HS ôn lại nội dung kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì I
Tài liệu đính kèm: