Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Về kiến thức

 - Hiểu đư¬ợc thế nào là keo đất, các thành phần cấu tạo của một keo đất, sự khác nhau giữa keo âm và keo d¬ương.

- Nhận biết đ¬ược khả năng hấp phụ của đất và so sánh được khả năng hấp phụ của đất cát, đất thịt và đất sét.

- Nêu đư¬ợc đặc điểm phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất.

- Hiểu đư¬ợc khái niệm độ phì nhiêu của đất, từ đó nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Nêu được các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất để từ đó ứng dụng vào thực tế sản xuất.

- Lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường đất; tích hợp kiến thức môn hóa học

2, Về kỹ năng

 Rèn học sinh các kĩ năng

- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm

- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết kiến thức.

3, Về thái độ

 + Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập.

+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của bài học.

4, Các năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm

- Năng lực tự học

- Năng lực sáng tạo

II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC

1, Đối với giáo viên

- SGK, tài liệu tham khảo về tính chất của đất trồng.

- Chuẩn bị hình ảnh, video về một số loại đất ở địa phương

2, Đối với học sinh

- SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị kết nối internet. Các thiết bị cần cho quá trình thu thập thông tin, trình bày sản phẩm.

- Học sinh tìm hiểu đất tại địa phương mình.

 

doc 30 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 7, Bài 7: Một số tính chất của đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 29 tháng 09 năm 2017 
 Ngày dạy: 
TIẾT 7 Bài 7. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là keo đất, các thành phần cấu tạo của một keo đất, sự khác nhau giữa keo âm và keo dương.
- Nhận biết được khả năng hấp phụ của đất và so sánh được khả năng hấp phụ của đất cát, đất thịt và đất sét.
- Nêu được đặc điểm phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất..
- Hiểu được khái niệm độ phì nhiêu của đất, từ đó nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Nêu được các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất để từ đó ứng dụng vào thực tế sản xuất.
- Lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường đất; tích hợp kiến thức môn hóa học
2, Về kỹ năng
 Rèn học sinh các kĩ năng
- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm
- Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận biết kiến thức.
3, Về thái độ
	+ Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của bài học.
4, Các năng lực hướng tới
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1, Đối với giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo về tính chất của đất trồng.
- Chuẩn bị hình ảnh, video về một số loại đất ở địa phương
2, Đối với học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị kết nối internet. Các thiết bị cần cho quá trình thu thập thông tin, trình bày sản phẩm.
- Học sinh tìm hiểu đất tại địa phương mình. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (HĐ KHỞI ĐỘNG)
1, Mục tiêu 
+ Tạo hứng thú cho học sinh với nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học
+ Giới thiệu cho học sinh nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát hình ảnh về một số loại đất và trả lời các câu hỏi sau:
 + Theo em các loại đất này phù hợp với những loại cây trồng nào?
 + Dựa vào đâu người ta có thể lựa chọn được các giống cây trồng phù hợp với từng loại đất?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS: suy nghĩ trả lời
+ Giáo viên: Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có trình bày một sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Hoạt động nhóm, GV chia lớp thành 3, mỗi nhóm 8-10 học sinh)
Hoạt động 1: I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
1, Mục tiêu 
+ Hiểu được thế nào là keo đất, các thành phần cấu tạo của một keo đất, sự khác nhau giữa keo âm và keo dương
+ Nhận biết được khả năng hấp phụ của đất và so sánh được khả năng hấp phụ của đất cát, đất thịt và đất sét.
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 + Thế nào là keo đất?
 +Vì sao Keo đất không tan trong nước?
 + Trình bày cấu tạo của keo đất?
 + Khả năng hấp phụ của keo đất là gì?
 + Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính: 
- Khái niệm keo đất
- cấu tạo của keo đất
- Khả năng hấp phụ của keo đất 
3, Gợi ý sản phẩm
+ Keo đất là các phần tử nhỏ không hòa tan trong nước, ở trạng thái huyền phù
+V ì nó có NL bề mặt
+ Cấu tạo của keo đất
Lớp ion mang điện
 Lớp Ion quyết định điện 
ion bất động
lớp ion này tạo cho keo đất có NL bề mặt (keo đất không tan trong H2O)
Lớp Ion bù
Nhân
ion khuếch tán
+ Là khả năng đất giữ được các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ hạn chế sự rửa trôi dưới td của nước mưa, nước tưới .
+ Khả năng hấp phụ giảm dần:đất sét > đất thịt> đất cát.
Hoạt động 2: II. Phản ứng của dung dịch đất
1, Mục tiêu
+ Nêu được đặc điểm phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất.
2, Phương thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 - Thế nào là phản ứng dung dịch đất?
 - Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?
 - Biện pháp làm giảm độ chua của đất?
 - Nêu đặc điểm phản ứng kiềm của đất?
 - Các biện pháp làm giảm độ kiềm của đất?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính:
 - Phản ứng dung dịch đất
 - Phản ứng chua
 - Phản ứng kiềm
3, Gợi ý sản phẩm
 - Phản ứng dung dịch đất chỉ tính chua, tính kiềm và trung tính của đất.Người ta dùng chỉ số pH để đánh giá độ chua của đất.(pH càng nhỏ thì độ chua càng lớn).
- Phản ứng dung dịch do nồng độ H+ và nồng độ OH- quyết định( Dựa vào kiến thức hóa học)
[H+] = [OH-] thì pH = 7® đất có pư trung tính
Nếu
[ H+] > [OH- ] thì pH < 7® đất có pư chua.
[ H+] 7 ®đất có pư kiềm.
Cách cải tạo: Bón vôi bột 
Hoạt động 3: III. Độ phì nhiêu của đất
1, Mục tiêu
+ Hiểu được khái niệm độ phì nhiêu của đất, từ đó nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất
+ Nêu được các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất để từ đó ứng dụng vào thực tế sản xuất. 
2, Phương thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
 Các yếu tố tạo nên độ phì nhiêu của đất?
- Làm thế nào để tăng độ phì nhiêu của đất? 
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, đưa ra những nội dung chính:
- Khái niệm độ phì nhiêu của đất
- Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
3, Gợi ý sản phẩm
- Yếu tố quyết định chính đến độ phì nhiêu của đất (là kết cấu viên: Các hạt dính nhau thành hạt kết, giữa các hạt có kẽ hở tạo thành các mao quản Þ đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước, giữ phân tốt).
- Phân loại: căn cứ vào nguồn gốc hình thành độ phì nhiêu mà chia làm 2 loại.
+ Độ phì nhiêu tự nhiên: 
+ Độ phì nhiêu nhân tạo
* Biện pháp: Phơi ải , nuôi bèo hoa dâu , bón phân xanh, làm thuỷ lợi...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1, Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức (mục tiêu ban đầu của bài học)
2,Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi sau	
Câu 1.Trình bày cấu tạo và khả năng hấp phụ của keo đất?
Câu 2. Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Đất được coi là màu mỡ phì nhiêu khi có đủ các yếu tố nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
Câu 1
Lớp ion mang điện
 Lớp Ion quyết định điện 
ion bất động
lớp ion này tạo cho keo đất có NL bề mặt (keo đất không tan trong H2O)
Lớp Ion bù
Nhân
ion khuếch tán
+ Là khả năng đất giữ được các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ hạn chế sự rửa trôi dưới td của nước mưa, nước tưới 
Câu 2
- Khái niệm độ phì nhiêu
Ba yếu tố:đủ nước, đủ chất dinh dưỡng và không chứa chất độc hại cho cây
 GV giải thích ngắn gọn, HS nghe, ghi nhớ.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1, Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội về tính chất của đất để đề xuất các biện pháp cải tạo cũng như tìm các loại cây trồng phù hợp với địa phương
2, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ: Về nhà tim hiểu thông tin và liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi: 
 - Đề xuất các biện pháp cải tạo đất ở địa phương em?
- Tìm hiểu các loại cây trồng phù hợp với địa phương?	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
	1. HS nêu một số đề xuất cụ thể, giáo viên bổ xung hoàn chỉnh.
	2. HS nêu một số loại cây trồng phù hợp với địa phương.
E. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ngày..tháng..năm 2017
 Tổ trưởng kí duyệt
	Soạn ngày 13 tháng 10 năm 2017
 Ngày dạy:
Tiết 8. Bài 9. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU,
ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
 	- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đất xám bạc màu và nêu được tính chất của đất xám bạc màu, giải thích được nguyên nhân dẫn tới tính chất đó.
- Nêu các biện pháp cần thực hiện để cải tạo đất xám bạc màu và tác dụng của từng biện pháp đó, từ đó ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, định hướng trồng các loại cây trên đất này.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn tới xói mòn đất, từ đó xác định những vùng thường hay xảy ra xói mòn đất.
- Nêu được tính chất của đất xói mòn, giải thích được nguyên nhân dẫn tới tính chất đó.và các biện pháp cần thực  ...  đình?
 Câu 1.4: Hãy trình bày các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với DNN?
 Câu 1.5: Nêu các căn cứ xác định lĩnh vực KD?
 Câu 1.6: Trình bày các bước lựa chọn lĩnh vực KD?	
 Câu 1.7: Nối cột A với cột B cho thích hợp?
Lĩnh vực KD sản xuất	
Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Quán Internet
Lĩnh vực KD thương mại 
Quán cho thuê truyện, sách, 
Quán tạp hóa
Big C
Lĩnh vực KD dịch vụ
Cửa hàng bán xe đạp điện, xe đạp.
Quán ăn
 Câu 1.8: Nêu các tình huống lựa chọn cơ hội phù hợp trong kinh doanh đưa lại hiệu quả cao?
 Câu 1.9: Nêu các tình huống lựa chọn cơ hội kinh doanh không phù hợp dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh?
2. Mức độ thông hiểu:
 Câu 2.1: Cho ví dụ về kinh doanh hộ gia đình? 
 Câu 2.2: Giải thích các loại hình vốn trong kinh doanh hộ gia đình?
 Câu 2.3: Nêu một vài ví dụ về các lĩnh vực thích hợp với DNN ở địa phương?
 Câu 2.4: Theo em, lao động trong hộ gia đình có nhất thiết là thân nhân trong hộ gia đình hay không?
 3. Mức độ vận dụng thấp:
 Câu 3.1: Xây dựng kế hoạch kinh doanh ở gia đình em?
 Câu 3.2: Đánh giá hoạt động kinh doanh hộ gia đình cũng như kinh doanh của một số doanh nghiệp nhỏ ở địa phương?
 Câu 3.3: Khi phân tích các yếu tố xung quanh việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa gì?
 Câu 3.4: Nghiên cứu các tình huống trong SGK trang 161 bài 52, hãy nêu kết luận ngắn gọn nhất?( thu nhập thấp)( Mang lại hiệu quả KD cao)Vì sao?
 Câu 3.5: Các tình huống KD trên rất hiệu quả? Vì sao? 
 Câu 3.6: Lựa chọn và xác định được cơ hội kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp.
4. Mức độ vận dụng cao:	
 Câu 4.1: Phân tích các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình, DNN?
 Câu 4.2: Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp: nhỏ, vừa và lớn.
 Câu 4.3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của DNN?
 Câu 4.4: So sánh đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và DNN?
 Câu 4.5: Phân biệt lĩnh vực kinh doanh phù hợp và lĩnh vực kinh doanh không phù hợp? Nêu ví dụ cụ thể?
VI. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Chuẩn bị của GV và HS.
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập....
- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...
- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.	
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp, công ty, thị trường kinh doanh...
 2. Tiến trình dạy học
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu
- Cho HS xem tranh ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề 
(Chiếu tranh ảnh về các hoạt động kinh doanh như: quán ăn, quán tạp hóa, sản xuất lúa, ngô, đậu , lạc...và bán, các siêu thị, trường học... Yêu cầu học sinh nhận xét)
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm để HS thể hiện những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân về kinh doanh trước khi học bài mới.
* Phương thức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu phim, ảnh về kinh doanh và yêu cầu HS
Em có nhận xét gì qua những bức ảnh trên?
Bước 2. Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó thảo luận với nhau
Bước 4. Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày ý kiến của mình. Sau đó thảo luận trong lớp
- GV nhận xét và dẫn dắt sang hoạt động 2
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh doanh hộ gia đình, cách thức tổ chức vốn cũng như lao động trong kinh doanh hộ gia đình. 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ	
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK để trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nêu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình?
3. Nêu các cách xây dựng kế hoạch KD hộ gia đình?
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- GV thực hiện kỹ thuật tia chớp để yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi của GV.
Bước 4. Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trả lời câu hỏi, góp ý
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung
*. Gợi ý sản phẩm
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:
 - Quy mô nhỏ
 - Vốn ít
 - Công nghệ kinh doanh đơn giản
 - Lao động thường là thân nhân trong gia đình
- Chủ sở hữu là cá nhân trong gia đình
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình
 a. Tổ chức vốn kinh doanh
- Vốn cố định: Nhà xưởng, cửa hàng, máy móc, trang thiết bị
- Vốn lưu động: Hàng hóa, tiền mặt, công cụ lao động.
 b. Tổ chức sử dụng lao động
- Lao động trong kinh doanh hộ gia đình được tổ chức linh hoạt
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
 a. Kế hoạch bán snr phẩm
 b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ, những khó khăn, thuận lợi hay các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
 - Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ
- Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà các nội dung sau:
1. Nêu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ?
2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ?
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?
4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
KD hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ
Giống nhau
Khác nhau
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu tài liệu SGK Công nghệ và một số tài liệu khác ở nhà, hoàn thành nội dung
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết nội dung
1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
 - Vốn ít
 - Công nghệ kinh doanh đơn giản
 - Quy mô nhỏ
 - Doanh thu thấp	
 - Lao động có trình độ thấp...
 - Chủ sở hữu của tư nhân
2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ
 * Khó khăn:
 - Vốn ít khó đầu tư đồng bộ
 - Trình độ lao động thấp.
 - Khả năng quản lí doanh nghiệp chưa cao
 - Thiếu thông tin về thị trường
* Thuận lợi:
 - Tổ chức hoạt động linh hoạt, đễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thi trường.
 - Dể quản lí chặt chẻ và hiệu quả.
 - Dễ dàng đổi mới công nghệ
3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ
 a. Hoạt động sản xuất hàng hóa
 b. Hoạt động thương mại
 c. Hoạt động dịch vụ
4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung
KD hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ
Giống nhau
 -Vốn ít
 -Công nghệ KD đơn giản
 -Quy mô nhỏ
 -Doanh thu thấp	
 -Lao động có trình độ thấp...
Khác nhau
-Vốn của gia đình
-Chủ sở hữu là người trong gia đình.
- Lao động là thân nhân trong gia đình
- Vốn của chủ DN 
- Chủ sở hữu là cá nhân
- Lao động có trình độ thấp có bằng cấp, phải thuê
Hoạt động 3: Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà: 
- HS nghiên cứu SGK Công nghệ 10 bài 50, 51 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Doanh nghiệp thích hợp với lĩnh vực nào?
2. Tại sao DN chỉ được KD cái thị trường có nhu cầu? Có khi nào nhu cầu không cần mà vẫn KD?
3.Mục tiêu của DN là gì?
4.DN nên huy đọng nguồn lực ở đâu? Nguồn lực là gì?
5. Tại sao căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp lại phải hạn chế thấp nhất những rủi ro?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dung SGK Công nghệ 10 bài 50, 51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.
* Tại lớp: Chuẩn bị lên bảng báo cáo kết quả
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết.
Hoạt động 4: Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Khi phân tích các yếu tố xung quanh việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
 * Ở nhà: HS nghiên cứu nội dung SGK Công nghệ 10 bài 50, 51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
- GV nhận xét, tổng kết.
C. THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao các bài tập sau cho HS:
 Tìm hiểu một số tình huống trong sách giáo khoa hay trong thực tế về việc lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp và không phù hợp trong kinh doanh dẫn đễn việc kinh doanh hiệu quả hay thua lỗ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV cho HS hoạt động theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 2 làm các bài tập trên.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập. Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập.
- GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập và bài tập.
D. ỨNG DỤNG Ở GIA ĐÌNH, ĐỊA PHƯƠNG
GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:
- HS về nhà chia sẽ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của kinh doanh hộ gia đình.
- Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương đã kinh doanh những lĩnh vực hay mặt hàng nào đạt hiệu quả cao.
- Cùng với mọi người trong gia đình, địa phương thực hiện tốt một số hoạt động kinh doanh.
E. BỔ SUNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC
Nội dung bài học trong SGK tương đối đơn giản. HS có thể mở rộng kiến thức về kinh doanh bằng cách:
- Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “ Kinh doanh”, “Hộ gia đình nên kinh doanh mặt hàng nào?”...
- Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh ở gia đình, địa phương nếu có.
F. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_7_bai_7_mot_so_tinh_chat_cua_d.doc