Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc, quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn, quy trình công nghệ chế biến rau, quả.

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp; khả năng hợp tác nhóm.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn.

 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc. Biết được qui trình công nghệ chế biến tinh bột từ sắn. Biết được công nghệ chế biến rau,quả.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích các phương pháp chế biến gạo, sắn khô, rau, quả.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình các phương pháp chế biến và qui trình chế biến gạo, sắn khô, rau, quả.

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Giải thích các bước trong qui trình chế biến.

1.6 Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.

2 . Năng lực chuyên biệt:

- Quan sát hình ảnh về các qui trình chế biến

- Quan sát các bước tiến hành và kết quả chế biến

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1374Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2018
Tiết: 29,30 
Bài 44. CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc, quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn, quy trình công nghệ chế biến rau, quả.
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp; khả năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn.
 3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. 
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc. Biết được qui trình công nghệ chế biến tinh bột từ sắn. Biết được công nghệ chế biến rau,quả.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích các phương pháp chế biến gạo, sắn khô, rau, quả.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình các phương pháp chế biến và qui trình chế biến gạo, sắn khô, rau, quả.
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Giải thích các bước trong qui trình chế biến.
1.6 Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.
2 . Năng lực chuyên biệt: 
Quan sát hình ảnh về các qui trình chế biến 
Quan sát các bước tiến hành và kết quả chế biến
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết 
MĐ1
Thông hiểu MĐ2
Vận dụng thấp MĐ3
Vận dụng cao MĐ4
Chế biến lương thực, thực phẩm
Các phương pháp chế biến. 
Mô tả cách làm của từng phương pháp.
Qui trình chế biến gạo, tinh bột sắn, rau, hoa quả tươi.
Giải thích các bước trong qui trình chế biến
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Ở địa phương có các phương pháp nào để làm sạch thóc sau khi phơi khô?(MĐ1)
Câu 2: Ở quê em thường chế biến gạo từ thóc bằng cách nào?(MĐ2)
 + Có vùng xay gạo bằng cối xay, rồi giã gạo bằng cối và chày.
 + Có nơi dùng cối giã thóc cho đến lúc thành gạo.
 + Có nơi dùng máy xát chạy điện hay chạy bằng máy công nông.
 + Xí nghiệp chế biến gạo thì dùng máy hiện đại công suất từ 100 tấn đến 3000 tấn /ca.
Câu 3: Điền các từ còn thiếu hoàn thành qui trình chế biến tinh bột sắn.(MĐ3)
Sắn thu hoạchLàm sạch sắn .. ....... Tách bã ............ Bảo quản ướt Làm khô Đóng gói sử dụng.
Câu 4: Điền các từ còn thiếu hoàn thành qui trình chế biến rau, quả, đóng hộp.(MĐ3)
Nguyên liệu rau, quả Phân loại ...............xử lí cơ học.............. vào hộpBài khí ................ thanh trùng làm nguội Bảo quản thành phẩm sử dụng.
Câu 4: Phân biệt chế biến tinh bột sắn và chế biến bột sắn?
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày quy trình bảo quản thóc, ngô và giải thích các bước trong qui trình.
Hoạt động 1. Khởi động 
GV đưa ra các hình ảnh gạo, mứt, rau cải muối chua, mít sấy, ...
GVđặt câu hỏi:
Các sản phẩm được tạo ra nhờ quá trình gì? 
Vậy gạo được chế biến từ đâu?
- Còn các sản phẩm khác được chế biến từ đâu? Qui trình thực hiện như thế nào? 
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Chế biến lương thực, thực phẩm
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích
- Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc, quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn, quy trình công nghệ chế biến rau, quả.
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Chế biến gạo từ thóc 
- Chế biến tinh bột sắn
- Chế biến rau, quả 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1:Tìm hiểu qui trình chế biến gạo từ thóc:
+ Quan sát sơ đồ về qui trình công nghệ chế biến gạo từ thóc hoàn thành các bước còn thiếu để hoàn chỉnh qui trình?
Làm sạch thóc ....1.... tách trấu .....2...... đánh bóng ......3...... sử dụng.
+ Ở quê em dùng những dụng cụ gì để chế biến gạo từ thóc?
Nhóm 2: Tìm hiểu chế biến sắn trả lời các câu hỏi
+ Các phương pháp chế biến sắn ? giải thích cách làm.
+ Ở địa phương em hiện nay chế biến sắn theo phương pháp nào ?
Nhóm 3: Tìm hiểu qui trình chế biến tinh bột sắn
+ Quan sát các hình ảnh về qui trình công nghệ chế biến tinh bột sắn và điền tên các bước để hoàn thành qui trình 
+ Giải thích các bước qui trình
+ Các sản phẩm chế biến từ tinh bột sắn 
Nhóm 4: Tìm hiểu chế biến rau, quả theo nội dung sau.
+ Quan sát hình ảnh và cho biết các phương pháp chế biến rau quả?
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I. CHẾ BIẾN GẠO TỪ THÓC
Làm sạch thócXay Tách trấu Xát trắng đánh bóng bảo quảnsử dụng.
II. CHẾ BIẾN SẮN
1. Một số phương pháp chế biến sắn
- Thái lát, phơi khô.
- Chẻ, chặt khúc, phơi khô.
- Phơi cả củ(sắn gạc hươu).
- Nạo thành sợi rồi phơi khô.
- Chế biến bột sắn.
- Chế biến tinh bột sắn.
- Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc.
2. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn.
Sắn thu hoạch Làm sạch sắnNghiềnTách bãThu hồi tinh bộtBảo quản ướt Làm khô Đóng gói sử dụng.
III. CHẾ BIẾN RAU, QUẢ
1. Một số phương pháp chế biến rau, quả
- Đóng hộp.
- Sấy khô.
- Chế biến các loại nước uống.
- Muối chua...
2. Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp
Nguyên liệu rau, quả Phân loại làm sạch xử lí cơ học Xử lí nhiệt vào hộp Bài khí ghép míthanh trùng làm nguội Bảo quản thành phẩm sử dụng.
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về chế biến lương thực, thực phẩm.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về chế biến lương thực, thực phẩm. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao muốn bảo quản lâu dài, sắn cần thái lát, phơi khô?
- Vì sao rau, hoa, quả tươi khó bảo quản?
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
- Muốn bảo quản lâu dài sắn cần làm cho sản phẩm khô để giảm hô hấp và chống vi sinh vật xâm nhiễm , mà củ thì chứa nhiều nước nên phải thái lát mới phơi khô tới giới hạn cho phép.
- Sau thu hoạch vẫn còn những hoạt động sống như hô hấp, chín, nảy mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước nên dễ bị VSV xâm nhiễm.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về chế biến lương thực, thực phẩm 
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về chế biến lương thực, thực phẩm 
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về chế biến lương thực, thực phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_44_che_bien_luong_thuc_thuc_pha.doc