Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp

Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp

Tiết: 1 MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN ( t1)

I - Mục tiêu:

 1 - Về kiến thức:

• Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mệnh đề hay không.

• Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương.

 2 - Về kĩ năng:

• Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này.

• Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: Hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu  và  vào phía trước nó.

3 - Về tư duy:

• Hiểu và phân biệt được khái niệm mệnh đề Toán học với các câu hỏi, câu cảm thán.

• Hiểu được cách áp dụng mệnh đề, các phép toán logic: Phép phủ định, phép kéo theo, phép tương đương trong toán học.

 

doc 26 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN ( t1)
I - Mục tiêu:
 1 - Về kiến thức:
 Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mệnh đề hay không.
 Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương..
 2 - Về kĩ năng:
 Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này.
 Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: Hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu " và $ vào phía trước nó.
3 - Về tư duy:
 Hiểu và phân biệt được khái niệm mệnh đề Toán học với các câu hỏi, câu cảm thán.
 Hiểu được cách áp dụng mệnh đề, các phép toán logic: Phép phủ định, phép kéo theo, phép tương đương trong toán học.
4 - Về thái độ:
 Hiểu được sự chặt chẽ trong cách phát biểu các định lí, định nghĩa toán học. Thấy được nét đẹp của toán học trong cấu trúc của cách diễn đạt các định lí, 
định nghĩa.
 Có ý thức rèn luyện tính chặt chẽ trong biểu đạt bằng nói, viết. 
II - Phương tiện dạy học:
 Biểu bảng, tranh ảnh minh hoạ.
 Sử dụng sách giáo khoa.
III - Tiến trình bài học:
 A) Ổn định lớp:
B) Kiểm tra bài cũ: 
C) Bài mới:
1. Mệnh đề là gì
Hoạt động 1:	Đọc, nghiên cứu mục 1 (trang 4 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa và tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Trả lời được câu hỏi: Mệnh đề là gì ?
- Nêu được ví dụ một câu là mệnh đề và một câu không phải là mệnh đề. 
Giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Đọc SGK.
+ Trả lời được câu hỏi: Thế nào là một mệnh đề logic ? Mệnh đề logic khác với một câu trong văn học ở điểm nào ?
+ Phát vấn: Nêu ví dụ một câu là mệnh đề và một câu không phải là mệnh đề.
- Củng cố khái niệm mệnh đề.
2. Mệnh đề phủ định
Hoạt động 2:	Đọc, nghiên cứu mục 2 (trang 4 - SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa và tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là mệnh đề phủ định của một mệnh đề và cho được ví dụ minh hoạ.
- Thực hiện hoạt động 1 của SGK.
(a): Đúng.
(b): Đúng.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Đọc SGK.
+ Trả lời được câu hỏi: Thế nào là mệnh đề phủ định của mệnh đề P. Cho ví dụ.
+ Củng cố khái niệm phủ định của một mệnh đề.
+ Cho học sinh thực hiện hoạt động 1 của SGK.
3. Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo
Hoạt động 3:	Thuyết trình khái niệm và phát vấn học sinh.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tham khảo mục 3 của sách giáo khoa để trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Thực hiện hoạt động 2 của SGK:
“ Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì nó có hai đường chéo bằng nhau”
- Giải thích được tính đúng sai của ví dụ 4 của SGK.
- Nghiên cứu ví dụ 5 (sgk)
- Nêu ví dụ về mệnh đề đảo.
- Thuyết trình ví dụ 3.
- Phát vấn: Nêu một ví dụ về mệnh đề kéo theo trong toán học và cho biết tính đúng sai của mệnh đề đó.
- Cho học sinh thực hiện hoạt động 2 của SGK.
- Củng cố:
+ Đưa thêm ví dụ về mệnh đề kéo theo sai
+ Giải thích tính đúng sai của ví dụ 4. (Nếu P sai thì P Þ Q luôn đúng).
- Thuyết trình khái niệm mệnh đề đảo.
- Phát vấn: Cho ví dụ về mệnh đề đảo và nhận định tính đúng sai của mệnh đề đó.
4. Mệnh đề tương đương
Hoạt động 4:	 Thuyết trình khái niệm và phát vấn học sinh.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nêu ví dụ về mệnh đề tương đương.
- Thực hiện hoạt động 3: 
a) Là mệnh đề tương đương và là mệnh đề đúng do mệnh đề P và mệnh đề Q đều đúng.
b) i) P Þ Q: “ Vì 36 chia hết cho 4 và chia hết cho 3 nên 36 chia hết cho 12”
Q Þ P: “Vì 36 chia hết cho 12 nên 36 chia hết cho 4 và chia hết cho 3”
P Û Q:” 36 chia hết cho 4 và chia hết cho 3 nếu và chỉ nếu 36 chia hết cho 12”
ii) P, Q đều là mệnh đề đúng nên mệnh đề P Û Q đúng.
- Thuyết trình ví dụ 6 (SGK)
- Phát vấn: Nêu một ví dụ về mệnh đề tương đương trong toán học và cho biết tính đúng sai của mệnh đề đó.
- Cho học sinh thực hiện hoạt động 3 của SGK. (xác định được tính đúng sai của các mệnh đề)
- Củng cố:
+ Đưa thêm ví dụ về mệnh đề tương đương
+ Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
D) Củng cố:	- Nhấn mạnh kiến thức cần ghi nhớ.
	- Đưa ra Bài tập TNKQ để củng cố kiến thức của bài.	 
E) Hướng dẫnvề nhà:
	- Hướng dẫn giải bài tập ở nhà.
	- Đọc và nghiên cứu phần bài còn lại.
TIẾT 2 MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN ( tt)
I - Mục tiêu:
 1 - Về kiến thức:
 Nắm được khái niệm mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mệnh đề hay không.
 Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương..
 2 - Về kĩ năng:
 Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này.
 Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: Hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu " và $ vào phía trước nó.
3 - Về tư duy:
 Hiểu và phân biệt được khái niệm mệnh đề Toán học với các câu hỏi, câu cảm thán.
 Hiểu được cách áp dụng mệnh đề, các phép toán logic: Phép phủ định, phép kéo theo, phép tương đương trong toán học.
4 - Về thái độ:
 Hiểu được sự chặt chẽ trong cách phát biểu các định lí, định nghĩa toán học. Thấy được nét đẹp của toán học trong cấu trúc của cách diễn đạt các định lí, 
định nghĩa.
 Có ý thức rèn luyện tính chặt chẽ trong biểu đạt bằng nói, viết. 
II - Phương tiện dạy học:
 Biểu bảng, tranh ảnh minh hoạ.
 Sử dụng sách giáo khoa.
III - Tiến trình bài học:
 A) Ổn định lớp:
Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm.
B) Kiểm tra bài cũ:
	(Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan)
C) Bài mới:
Hoạt động 1: 
 Xét các câu nói sau có phải là MĐ hay không?
 “ n chia hết cho 3” , “”, “”
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5.Mệnh đề chứa biến:
 a. Định nghĩa:
 b. Ví dụ: H4/sgk
- Nó Đ-S tuỳ vào giá trị của n, x,y nên gọi là MĐ chứa biến, k/h: P(n), Q(x), R(x,y).
- Xét tính Đ-S của P(2), P(6), Q(-1), R(;0) 
* Cho hs ghi nhận kiến thức
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Hs nhớ lại đ/n MĐ các câu nói trên không phải là MĐ
- Hs thay giá trị tương ứng vào MĐ để xét tính Đ-S(P(2): “2 chia hết cho 3” sai)
- Ghi nhận kiến thức
Hoạt động 2: 
 Xét tính Đ-S các MĐ: “,n chia hết cho 3”
	 “”
	 “Tất cả học sinh trong lớp em đều có máy tính”	
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6.Các kí hiệu: 
a. Kí hiệu: (với mọi)
 - Đ/n:
 hoặc
 - Ví dụ: H5/sgk
b. Kí hiệu: (tồn tại)
 - Đ/n: 
 hoặc 
 - Ví dụ: H6/sgk
GV gợi ý
- Kiểm tra xem có phải với mọi n thì P(n) đúng hay là tồn tại x để Q(x) đúng?
-Làm thế nào để có 1 MĐ ?
- Xét tính Đ-S của MĐ ?
(GV gợi ý cho hs dựa vào nhận xét ở trên để xét)
-Gọi hs cho vài ví dụ
* Cho hs ghi nhận kiến thức
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Hs nhìn thấy ngay kết quả 
- Chỉ việc gán kí hiệu (X:tập hợp nào đó) vào trước MĐ chứa biến
-Trả lời được:
 MĐ: x0 bất kì ,P(x0) đúng đúng
 Có x1,P(x1) sai sai
 MĐ:Có x0,P(x0) đúng đúng
 Không có x0,P(x0) đúng sai
- Ghi nhận kiến thức
Hoạt động 3: 
Mệnh đề phủ định của MĐ có dạng như thế nào?
Hãy phát biểu MĐ phủ định của các MĐ ở HĐ6?
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7.Mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu:
a. MĐ PĐ của MĐ :
b. MĐ PĐ của MĐ :
c. Ví dụ: H7/sgk
* Lưu ý: một MĐ có thể chứa 1 biến hoặc nhiều biến
GV gợi ý
- MĐ và MĐ phủ định của nó có mối liên hệ ntn?
- MĐ sai trong trường hợp nào?	
- Nhớ lại đ/n MĐ phủ định,sau đó cho biết MĐ phủ định có dạng gì?
- Gọi hs cho ví dụ về MĐ sau đó phát biểu MĐPĐ
* Cho hs ghi nhận kiến thức
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Hs biết rằng MĐPĐ của P là ,chúng có ý nghĩa trái ngược nhau, từ đó lập luận để có MĐ phủ định của MĐ 
- Hs phát biểu MĐPĐ theo nhận xét ở trên và kiểm tra kết quả
- Ghi nhận kiến thức
Phủ định của mệnh đề dạng 
“ "x Î X, P(x) “là mệnh đề “$xÎ X,“
của mệnh đề dạng “$xÎ X, P(x) “ là mệnh đề 
 “ "x Î X, “.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức thông qua các bài tập
* Bài tập trắc nghiệm:
Với giá trị nào của x sau đây thì MĐ chứa biến P(x) = ‘x2 – 3x + 2 = 0” trở thành một MĐ đúng
A. 0	B. 1	C. -1 	D.-2 
* Bài tập tự luận: Tìm MĐ phủ định của các MĐ sau
1. Hãy diễn đạt các MĐ sau bằng ngôn ngữ thong thường và cho biết các MĐ đó Đ hay S? 
 a. 	b. 
 c. 	d. 
 e. 	f. 
2. Các nghề nghiệp của A, B,C là giáo viên, bác sĩ, kỹ sư. Hãy xác định nghề nghiệp của 3 người biết rằng các mệnh đề sau đây là đúng
	a.Nếu A là bác sĩ thì B là kĩ sư 
	b.Nếu A là kỹ sư thì B là giáo viên
	c.Nếu B không phải là bác sĩ thì C là kỹ sư
	d.Nếu C là giáo viên thì A là kỹ sư.
4. Củng cố: 	- Phân biệt MĐ, không phải MĐ
	- MĐ dạng : , ,,, P(x,y,), và MĐ 
	- Xác định tính Đ – S của MĐ
5. Dặn dò-BTVN: 	-Các bài 15/SGK T9
Tiết 3 § 2 ÁP DỤNG MỆNH ĐỀ VÀO SUY LUẬN TOÁN HỌC
I - Mục tiêu
Về kiến thức
 Hiểu rõ một số phương pháp suy luận toán học.
 Nắm vững các phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh bằng phản chứng.
 Biết phân biệt giả thiết và kết luận của định lí.
 Biết phát biểu mệnh đề đảo, định lí đảo, biết sử dụng các thuật ngữ: “ điều kiện cần”, “ điều kiện đủ “, “ điều kiện cần và đủ “ trong các phát biểu toán học.
Về kĩ năng
 Chứng minh được một số mệnh đề bằng phương pháp phản chứng.
 Phân biệt được “ điều kiện cần “ và “ điều kiện đủ “
Về tư duy
 Hiểu được cách chứng minh theo phương pháp trực tiếp,phương pháp dùng phản chứng.
 Hiểu được cấu trúc thường gặp của một định lí toán học.
Về thái độ
 Hiểu được tính chặt chẽ trong phép chứng minh.
 Thấy được nét đẹp trong suy luận toán học.
II - Phương tiện dạy học
 Sách giáo khoa.
 Biểu bảng, tranh ảnh.
III - Tiến trình bài học
ổn định lớp
: Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập (chia theo bàn học) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm ở từng giai đoạn theo tiến trình của tiết dạy
.Bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt khái niệm mới.
Gọi học sinh chữa bài tập 3 SGK:
Cho tứ giác ABCD. Xét 2 mệnh đề: 
 P: “ Tứ giác ABCD là hình vuông “
 Q: “ Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc ”
Phát biểu mệnh đề P Û Q bằng hai cách và cho biết mệnh đề đó đúng hay sai. 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trình bày bài tập 3 đã chuẩn bị ở nhà:
“ Tứ giác ABCD là hình vuông nếu và chỉ nếu tứ giác đó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau “ 
Đây là mệnh đề đúng.
- Nêu ví dụ về định lí và đưa ra cấu trúc thường gặp của định lí: 
“ "x Î X, P(x) Þ Q(x) “
- Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Củng cố khái niệm mệnh đề và mệnh đề tương đương.
- Đặt vấn đề: 
Định lí là một mệnh đề đúng và có cấu trúc như thế nào ? Cho ví dụ và nêu cấu trúc.
- Thuyết trình phần 1 của SGK về Định lí và chứng minh định lí.
1 - Định lí và chứng minh định lí
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm và thực hành.
 Đọc và nghiên cứu mục 1 (SGK)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc và thảo luận mục 1. Định lý và chứng minh ... chữ số chắc cuối cùng chia cho 2)
Hoạt động3 : Bài tập vận dụng
 Trong một thí nghiệm hằng số C được xác định gần đúng là 13,23856 với độ chính xác là d = 0,00213. Dựa vào d, hãy xác định các chữ sô chắc của C
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Phương pháp tìm chữ số chắc và viết chuẩn của chữ số chắc
- Làm thế nào để tìm chữ số chắc?
- Ta xét từng số hay sao?
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Xét xem d nhỏ hơn nữa đơn vị của hàng nào gần nhất
- Chỉ cần xét 1 số sau đó suy ra kết quả
- Hs thực hiện, chỉnh sửa nếu cần thiết 
 Hoạt động4: 
 Biết rằng tốc độ ánh sáng trong chân không là 300000 km/s. Hỏi 1 năm ánh sáng đi được trong chân không là bao nhiêu(giả sử 1 năm có 35 ngày)?Hãy viết kết quả dưới dạng kí hiệu khoa học?
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Kí hiệu khoa học của 1 số: .10n
* ,
* Lưu ý:nếu n = -m, thì 
- Gọi 1 hs tính, lưu ý đơn vị
- Làm thế nào viết kết quả gọn hơn?
- Hãy viết về dạng đó nhưng Khi đó người ta cách viết bên là dạng kí hiệu khoa học của 1 số.
*Cho hs ghi nhận kiến thức
- Nghe, hiểu nhiệm vụ
- Hs tính và thấy rằng kết quả rất dài
- Hs có thể đưa về .10n nhưng có thể bất kì
- Hs ghi nhận kiến thức
4. Củng cố: 	
 	- Nhắc lại các tầm quan trọng của số gần đúng trong cuộc sống. 
	- Nhắc lại các qui tắc tính sai số tuyệt đối, tương đối, quy trong số.
	- Các bước tính chữ số chắc và cách viết chuẩn của chúng.
5. Dặn dò- BTVN: 	- Làm các bài 43,45,46,48/sgk
	- Ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập chương
Tiết 12: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 1(tiết1)
I - Mục tiêu
Về kiến thức
 Hệ thống hoá và củng cố được các kiến thức đã học: Mệnh đề, tập hợp và số gần đúng.
 Nắm được khái niệm cơ bản của mệnh đề, tập hợp, số gần đúng.
Về kĩ năng
 Biết áp dụng các khái niệm, tính chất của cấc phép toán của mệnh đề, tập hợp, số gần đúng vào bài tập.
 Biết áp dụng vào trong phát biểu và trong chứng minh toán học.
Về tư duy
 Thấy được tầm quan trọng của mệnh đề, tập hợp và số gần đúng trong toán học.
 Tăng cường tư duy trong phát biểu và trong chứng minh toán học.
Về nhận thứcThấy được tầm quan trọng của mệnh đề, tập hợp và số gần đúng .
II - Phương tiện dạy họcSách giáo khoa.
III - Tiến trình bài học
 Ổn định lớp 
Kiểm sĩ số của lớp:
Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập củng cố về Mệnh đề (Phát vấn và học sinh trả lời).
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trả lời câu hỏi của giáo viên: 
Hệ thống được kiến thức về mệnh đề.
- Nêu được: P đúng thì sai, P sai thì đúng. P Þ Q chỉ sai khi P đúng Q sai. Mệnh đề P Û Q đúng khi và chỉ khi P, Q cùng đúng hoặc cùng sai.
- Nêu các khái niệm: 
Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, phủ định của mệnh đề “"x Î X, P(x)” và “$x Î X, P(x)”.
- Nêu tính đúng sai của các mệnh đề: P, , 
P Þ Q, P Û Q.
Hoạt động 2: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Cho học sinh thực hiện các bài tập 50, 51 trang 31 SGK.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
BT 50: Phương án (D) $x Î R, x2 ≤ 0.
BT 51: 
a) Điều kiện đủ để tứ giác MNPQ có hai đường chéo MP và NQ bằng nhau là tứ giác đó là hình vuông.
b) Trong mặt phẳng, điều kiện đủ để hai đường thẳng song song với nhau là hai đường thẳng đó cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.
c) Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là hai tam giác đó bằng nhau.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập: Nghiên cứu, thảo luận để đại diện cho nhóm đưa ra đáp án trả lời. Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Củng cố kiến thức cơ bản về phủ định của mệnh đề “"x Î X, P(x)”. Điều kiện cần, điều kiện đủ.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 3: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Thực hiện bài tập 54 trang 32 SGK.
Chứng minh các định lí sau bằng phương pháp phản chứng:
Nếu a + b < 2 thì một trong hai số a và b phải nhỏ hơn 1.
Cho n là số tự nhiên, nếu 5n + 4 là số lẻ thì n là số lẻ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Thực hiện giải bài tập theo nhóm:
a) Giả sử a ³ 1 và b ³ 1. Lúc đó a + b ³ 2 mâu thuẫn với giả thiết a + b > 2. Suy ra hoặc a < 1, hoặc b < 1.
b) Giả sở có số tự nhiên chẵn để 5n + 4 là số lẻ. Lúc đó n = 2k và 5n + 4 = 10k + 4 là một số chẵn. Mâu thuẫn. Nên n phải là số lẻ.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập: Nghiên cứu, thảo luận để đại diện cho nhóm đưa ra đáp án trả lời. Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Củng cố kiến thức cơ bản về chứng minh gián tiếp: phương pháp chứng minh bằng phản chứng.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 4: Ôn tập củng cố về Tập hợp (Phát vấn và học sinh trả lời).
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Trả lời câu hỏi của giáo viên: Hệ thống được kiến thức về tập con, tập bằng nhau, các phép toán hợp, giao, trừ và phần bù.
- Dùng được các kí hiệu tập hợp trong trình bày.
- Nêu các khái niệm: 
Tập con, tập bằng nhau, Các phép hợp, giao, trừ và phần bù.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 5: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Thực hiện bài tập 55 trang 32 SGK
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Trả lời được:
a) A Ç B.
b) A \ B.
c) 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập: Nghiên cứu, thảo luận để đại diện cho nhóm đưa ra đáp án trả lời. Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Củng cố kiến thức cơ bản về Tập con, tập bằng nhau, Các phép hợp, giao, trừ và phần bù.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 6: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Thực hiện bài tập 57 trang 33 SGK
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Điền đúng vào bảng.
- Sử dụng được kí hiệu của tập con của tập số thực.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập 57.
- Củng cố kiến thức cơ bản về Tập con của tập số thực.
Hoạt động 7: Ôn tập củng cố về Tập hợp (Phát vấn và học sinh trả lời).
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
 Trả lời câu hỏi của giáo viên: Hệ thống được kiến thức về sai số tuyệt đối, sai số tương đối, số quy tròn, cách viết chuẩn và kí hiệu khoa học của số gần đúng.
- Nêu các khái niệm: 
Sai số tuyệt đối, sai số tương đối, số quy tròn, cách viết chuẩn và kí hiệu khoa học của số gần đúng.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 8: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Thực hiện bài tập 58 trang 33 SGK
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Trả lời được:
a) < 3,1416 -3,14 < 0,002
b) < 3,1416 -3,1415 = 0,0001
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập: Nghiên cứu, thảo luận để đại diện cho nhóm đưa ra đáp án trả lời. Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Củng cố kiến thức cơ bản về sai số tuyệt đối.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Hoạt động 9: Củng cố ( thực hiện giải bài tập)
Thực hiện bài tập 59 trang 33 SGK
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Trả lời được:
Vì 0,005 < 0,05 nên V chỉ có 4 chữ số chắc.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập 57.
- Củng cố kiến thức cơ bản về chữ số chắc của số gần đúng.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
Bài tập về nhà: Hoàn thành các bài tập trong phần câu hỏi và bài tập ôn tập chương 1.
Dặn dò: Chuẩn bị kiểm tra viết hết chương. Thời gian làm bài 45 phút.
Tiết 13: Bài kiểm tra viết cuối chương 1(1 tiết)
Đề số 1:
Bài 1. (3 điểm) Cho hai mệnh đề chứa biến P(n): “n là số chính phương” và Q(n): “n + 1 không chia hết cho 4” với n là số tự nhiên.
Xác định tính đúng - sai của các mệnh đề P(16) và Q(2003).
Phát biểu bằng lời định lí “"n Î , P(n) Þ Q(n)”.
Phát biểu mệnh đề đảo của định lí trên. Mệnh đề đảo đó có đúng không ?
Bài 2. (4 điểm)
Cho X = ; Y = . Xác định các tập hợp X È Y và X Ç Y. Hãy viết các tập đó bằng hai cách.
Xác định các tập hợp A È B và A Ç B và biểu diễn các tập đó trên trục số trong mỗi trường hợp sau:
i.A = ; B = . ii A = (- 1 ; 5) ; B = [0 ; 6)
iii A = [1 ; 3] ; B = (2 ; + ¥)
Bài 3. (2 điểm)
 Cho các tập hợp M = , N = và P = .
Xác định các tập hợp M Ç N và N \ P.
So sánh hai tập hợp M Ç (N \ P) và (M Ç N) \ P.
Bài 4. (1 điểm) Trong một thí nghiệm hằng số C được xác định là 2, 43265với cận trên của sai số tuyệt đối d = 0, 00312. Hỏi C có mấy chữ số chắc ?
Đáp án và thang điểm của đề số 1
Bài 1. (3 điểm)
Đáp án
Điểm
a)
1,0
P(16) = “16 là số chính phương” là mệnh đề đúng
0,5
Q(2003) = “2004 không chia hết cho 4”là mệnh đề sai.
0,5
b)
0,5
Phát biểu được nội dung: 
“Với mọi số tự nhiên n, nếu n là số chính phương thì n + 1 không chia hết cho 4”
0,5
c)
1,5
Phát biểu mệnh dề đảo: “ Với mọi số tự nhiên n, nếu n + 1 không chia hết cho 4 thì n là số chính phương”
0,5
Mệnh đề đảo này sai, chẳng hạn với n = 5, n + 1 = 6 không chia hết cho 4 nhưng 5 không phải là số chính phương.
1,0
Bài 2. (4 điểm)
Đáp án
Điểm
a)
1,0
X È Y = = 
0,5
X Ç Y = = 
0,5
b)
3,0
i) A È B = , A Ç B = (1 ; 3)
1,0
ii) A È B = (- 1 ; 6), A Ç B = [0; 5)
1,0
iii) A È B = [1 ; +¥), A Ç B = (2 ; 3]
1,0
Bài 3. (2 điểm)
Đáp án
Điểm
a)
1,0
M Ç N = .
0,5
N \ P= .
0,5
b)
1,0
M Ç (N \ P) = , (M Ç N) \ P = .
0,5
Suy ra được: M Ç (N \ P) = (M Ç N) \ P.
0,5
Bài 4. (1 điểm)
Đáp án
Điểm
Vì 0,0005 < 0,00312 < 0,005 nên chữ số hàng phần nghìn không chắc.
Kết luận được C có ba chữ số chắc.
Đề số 2:
Bài 1. (2 điểm)
Cho mệnh đề P: “Với mọi số thực x, nếu x là số hữu tỉ thì 2x là số hữu tỉ”. Dùng kí hiệu logic và tập hợp để diễn đạt mệnh đề trên và xác định tính đúng sai của nó.
Phát biểu mệnh đề đảo của P và chứng tỏ mệnh đề đó đúng. Sử dụng thuật ngữ “khi và chỉ khi” phát biểu gộp cả hai mệnh đề thuận và đảo.
Bài 2. (4 điểm)
Trong các tập sau đây,hãy cho biết tập nào là tập con của tập nào:
 A = ; B = ;
 C = (0 ; +¥) ; D = ;
 Tìm tất cả các tập X thoả mãn bao hàm thức sau: Ì X Ì 
 Cho tập E = , F = . Tìm tất cả các tập hợp Y thoả mãn E È Y = F.
Bài 3. (2 điểm)Xác định tính đúng - sai của các mệnh đề sau:
"x Î R, x > - 2 Þ x2 > 4 ; b) "x Î R, x > 2 Þ x2 > 4 ;
c) "x Î R, x2 > 4 Þ x > 2 ; d) "x Î R, x2 > 4 Þ x >- 2 .
Bài 4. (2 điểm)Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng x = 43m ± 0,5m , chiều dài y = 63m ± 0,5m.Chứng minh rằng chu vi của miếng đất là 212m ± 2m.
Đáp án và thang điểm của đề số 2
Bài 1. (2 điểm)
Đáp án
Điểm
a)
1,0
Dùng kí hiệu logic và tập hợp diễn đạt P: “"x Î R, x Î Q Þ 2x Î Q”
0,5
P là mệnh đề đúng.
0,5
b)
1,0
Mệnh đề đảo của P là: “Với mọi số thực x, nếu 2x là số hữu tỉ thì x là số hữu tỉ”
Phát biểu gộp cả hai mệnh đề thuận và đảo:
 “Với mọi số thực x, x là số hữu tỉ khi và chỉ khi 2x là số hữu tỉ”
0,5
Dùng kí hiệu logic và tập hợp diễn đạt: “"x Î R, x Î Q Û 2x Î Q”
0,5
Bài 2. (4 điểm)
Đáp án
Điểm
a) A Ì B, A Ì C, D Ì C
1,0
b) X là một trong các tập: , , , , , , , 
2,0
c) Y là một trong các tập: , , , 
1,0
Bài 3. (2 điểm) a sai, b đúng , c sai , d đúng
Bài 4. (2 điểm)
Giả sử x = 43 + u, y = 63 + v với u,v là các cận trên của sai số tuyệt đối của x, y.
0,5
Ta có P = 2x + 2y = 2(43 + 63) + 2u + 2v.
0,5
Theo giả thiết - 0,5 ≤ u ≤ 0,5 và - 0,5 ≤ v ≤ 0,5 nên - 1 ≤ 2(u + v) ≤ 2.
0,5
Vậy P = 212m ± 2m.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAI 10 NC CHUONG I.doc