Giáo án Đại số 10 CB 4 cột tiết 52: Ôn tập chương V

Giáo án Đại số 10 CB 4 cột tiết 52: Ôn tập chương V

Tuần 29:

Tiết 52: Ôn tập chương V

Số tiết:1

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức: Nắm vững các

 - Khái niệm: tần số, tần suất của 1 lớp ( trong bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp).

 - Các bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.;

 - Các số đặc trưng của dãy các số liệu thống kê: số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn.

 2. Về kĩ năng: Thành thạo việc

 - Lập bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.khi đã biết các lớp được phân;

 - Vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc tần số, tần suất. Từ đó nêu nhận xét về tình hình phân bố của các số liệu thống kê.

 

doc 5 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 CB 4 cột tiết 52: Ôn tập chương V", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:
Tiết 52: Ôn tập chương V 
Số tiết:1
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức: Nắm vững các
	- Khái niệm: tần số, tần suất của 1 lớp ( trong bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp).
	- Các bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp...;
	- Các số đặc trưng của dãy các số liệu thống kê: số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn.
 2. Về kĩ năng: Thành thạo việc
	- Lập bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp...khi đã biết các lớp được phân;
	- Vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc tần số, tần suất. Từ đó nêu nhận xét về tình hình phân bố của các số liệu thống kê.
 3. Về tư duy, thái độ:
 - Biết quy lạ về quen; cẩn thận, chính xác;
 - Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 1. Thực tiễn: Đã học kiến thức toàn chương V: Thống kê.
 2. Phương tiện:
 + GV: Chuẩn bị các bảng phụ ôn lý thuyết, SGK, máy tính bỏ túi,...
 + HS: Giải bài tập trước ở nhà, SGK, máy tính bỏ túi,...
III. Gợi ý về PPDH: Cơ bản dùng PP gợi mở, vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
	 Viết các công thức tính phương sai của bảng phân bố tần số, tần suất (bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp) và độ lệch chuẩn.
 3. Bài mới:
Nội dung, mục đích
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn lý thuyết
Bài 1: Chỉ rõ các bước để
a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp;
b) Lập bảng phân bố tần số ghép lớp.
Bài 2: Nêu rõ cách tính số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn
* GV gọi hs phát biểu
* Gv gọi hs lên bảng
Hs trả lời
Bài 1:
+ B1: Phân lớp ( thông thường đề đã phân sẵn)
+ B2: Xác định tần số ( tần suất) của các lớp.
+ B3: Thành lập bảng
Bài 2:
Hs viết như bài học
HĐ2: RL kỹ năng lập bảng phân bố tần số và tần suất, tính , Me, MO của các số liệu thống kê
Bài 3: Kết quả điều tra 59 hộ gia đình ở 1 vùng dân cư về số con của mỗi hộ gia đình được ghi trong bảng sau:SGK tr 129.
a) Lập bảng phân bố tần số và tần suất;
b) Nêu nhận xét về số con của 59 gia đình đã được điều tra;
c) Tính số trung bình cộng, số trung vị, mốt của các số liệu thống kê đã cho.
Bài 5: Cho các số liệu thống kê được ghi trong bảng sau: Mức lương hàng năm của các cán bộ và nhân viên trong một công ty (đơn vị nghìn đồng)
20910
76000
20350
20060
21410
20110
21410
21360
20350
21130
20960
125000
Tìm mức lương bình quân của các cán bộ và nhân viên trong công ty, số trung vị của các số liệu thống kê đã cho.
Nêu ý nghĩa của số trung vị.
Bài 6: Người ta đã tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng về các mẫu 1, 2, 3, 4, 5 của 1 loại sản phẩm mới được sản xuất ở 1 nhà máy. Dưới đây là bảng phân bố tần số theo số phiếu tín nhiệm dành cho các mẫu kể trên.
Mẫu
1
2
3
4
5
cộng
Tần số
2100
1860
1950
2000
2090
10000
a) Tìm mốt của bảng phân bố tần số đã cho.
b) Trong sản xuất, nhà máy nên ưu tiên cho mẫu nào?
* Nêu các bước lập bảng phân bố tần số và tần suất ?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Nhận xét theo 3 ý: Chiếm tỉ lệ thấp nhất, cao nhất, đa số
* Nêu ct tìm số tbc, số trung vị, mốt ?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Nêu ct tìm số tbc, số trung vị ?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Nêu đn mốt, ý nghĩa của mốt ?
Gọi hs phát biểu
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
Bài 3:
a) + x1 = 0 n1 = 8 f1 = %
+ x2 = 1 n2 =13 f2 = %
+ x3 = 2 n3 = 19 f3 = %
+ x4= 3n4 =13 f4 = %
+ x5 = 4 n5 = 6 f5 = %
Bảng phân bố tần số và tần suất của số con của 59 hộ gia đình
Số con
Tần số
Tần suất(%)
0
8
13,6
1
13
22,0
2
19
32,2
3
13
22,0
4
6
10,2
Cộng
59
100(%)
b) Trong 59 hộ gia đình được khảo sát, ta thấy
+ Chiếm tỉ lệ thấp nhất ( 10,2%) là những gia đình có 4 con.
+ Chiếm tỉ lệ cao nhất ( 32,2%) là những gia đình có 2 con.
+ Phần lớn (76,2 %) là những gia đình có từ 1 con đến 3 con.
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
c) * Số trung bình cộng của các số liệu thống kê
(x1.n1 + x2.n2 +...+ x5.n5)
(0.8+1.13+2.19 + 3.13 + 4.6) 2 con.
* Số trung vị của các số liệu thống kê là giá trị của số liệu đứng thứ = 30 là Me = 2 con.
* Mốt của các số liệu thống kê
 MO = 2 con
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
Bài 5:
* Mức lương bình quân của các cán bộ và nhân viên trong công ti
(20910 + 76000 +20350 +20060
+ 21410 + 20110 + 21410 + 21360 +
+ 20350 + 21130 + 20960 + 125000)
 = 34 087 500 đồng.
* Sắp thứ tự cho các số liệu đã cho, ta thu được dãy không giảm số liệusau: 20060, 20110, 20350, 20350, 20910, 20960, 21130, 21360, 21410, 21410, 76000, 
125 000 (nghìn đồng)
Số trung vị của các số liệu thống kê đã cho.
Me = = 21045 (nghìn đồng)
* Ý nghĩa: Trong các số liệu thống kê đã cho có sự chênh lệch nhau rất lớn, nên số trung vị (Me=21045 000đ) được chọn làm đại diện cho mức lương hàng năm của mỗi người trong 12 cán bộ và nhân viên của công ti đã được khảo sát.
* Hs phát biểu
Bài 6:
a) Mốt của bảng phân bố tần số:
MO = 1
b) Trong sản xuất, nhà máy nên ưu tiên cho mẫu 1.
HĐ3: RL kỹ năng lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp; vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc tần số, tần suất ghép lớp; tính , , Sx của các bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
Bài 4: Cho các số liệu thống kê được ghi trong 2 bảng sau đây
Khối lượng (tính theo gam) của nhó cá thứ 1
645
650
645
644
650
635
650
654
650
650
650
643
650
630
647
650
645
650
645
642
652
635
647
652
Khối lượng (tính theo gam) của nhó cá thứ 2
640
650
645
650
643
645
650
650
642
640
650
645
650
641
650
650
649
645
640
645
650
650
644
650
650
645
640
a) Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 1 với các lớp là: [630; 635); [635; 640); [640; 645); [645; 650); [650; 655]
b) Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 2 với các lớp là:
[638; 642); [642; 646); [646; 650); [650; 654]
c) Mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở câu a) bằng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất;
d) Mô tả bảng phân bố tần số ghép lớp đã được lập ở câu b) bằng cách vẽ biểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần số; 
e) Tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn của các bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp đã được lập.
Từ đó xét xem nhóm cá nào có khối lượng đồng đều hơn.
* Nêu các bước lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất ?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Cách vẽ biểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần số ?
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Công thức tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn
* Gọi hs lên bảng
* Gọi hs nx, Gv nx
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
a) 
Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 1
Khối lượng của nhóm cá thứ 1
Lớp KL (g)
Tần số
Tần suất(%)
[630,635)
[635,640)
[640,645)
[645,650)
[650,655]
1
2
3
6
12
4,2
8,3
12,5
25,0
50,0
Cộng
24
100(%)
Bảng 1
b) Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp theo nhóm cá thứ 2
Khối lượng của nhóm cá thứ 2
Lớp KL (g)
Tần số
Tần suất(%)
[638,642)
[642,646)
[646,650)
[650,654]
5
9
1
12
18,5
33,3
3,7
44,5
Cộng
27
100(%)
Bảng 2
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
c) + c1 = = 632,5
 + c2 = = 637,5
+ c3 = = 642,5
+ c4 = = 647,5
+ c5 = = 652,5
Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất về khối lượng (g) của nhóm cá thứ 1
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
d) + c1 = = 640
 + c2 = = 644
+ c3 = = 648
+ c4 = = 652
Biểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần số về khối lượng (g) của nhóm cá thứ 2
* Hs phát biểu
* Hs lên bảng
e) * Bảng 1
+ Số trung bình cộng
(c1.n1 + c2.n2 + ... + c5.n5)
= (632,5.1 + 637,5.2 + 642,5.3 + 647,5.6 + 652,5.12)
648 g
+ Phương sai
=
+ Độ lệch chuẩn
Sx = 
* Bảng 2
+ Số trung bình cộng
(c1.n1 + c2.n2 + ... + c4.n4)
= (640.5 + 644.9 + 648.1 + 652.12)
647 g
+ Phương sai
=
+ Độ lệch chuẩn
Sy = 
* Nhận xét: Hai nhóm cá có khối lượng được đo theo cùng 1 đơn vị đo, khối lượng trung bình của chúng xấp xỉ nhau. Nhóm cá thứ 2 có phương sai bé hơn. Từ đó suy ra rằng nhóm cá thứ 2 có khối lượng đồng đều hơn.
 4. Củng cố:
 - Cách lập bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp...khi đã biết các lớp được phân;
	- Vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc tần số, tần suất. Từ đó nêu nhận xét về tình hình phân bố của các
	- Nắm vững các ct: số tbc, số trung vị, mốt, phương sai, độ lệch chuẩn.
 5. Dặn dò:
	- Giải tiếp các bài tập còn lại tr 130, 131.
	- Xem trước bài: Cung và góc lượng giác

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52.doc