Giáo án Đại số 10 CB tiết 58, 59: Công thức lượng giác - Ôn tập

Giáo án Đại số 10 CB tiết 58, 59: Công thức lượng giác - Ôn tập

§2 CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC  ÔN TẬP.

I / MỤC TIÊU :

Học sinh biết áp dụng các công thức cộng, nhân đôi, biến đổi tổng thành tích, tích thành tổng để giải các bài tập đơn giản như tính giá trị lượng giác của một góc, rút gọn những biểu thức lượng giác đơn giản và chứng minh một số hằng đẳng thức.

II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi Phiếu học tập.

III / PHƯƠNG PHÁP :

Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 CB tiết 58, 59: Công thức lượng giác - Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 58 & 59.
	§2 CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC - ÔN TẬP.
I / MỤC TIÊU :
Học sinh biết áp dụng các công thức cộng, nhân đôi, biến đổi tổng thành tích, tích thành tổng để giải các bài tập đơn giản như tính giá trị lượng giác của một góc, rút gọn những biểu thức lượng giác đơn giản và chứng minh một số hằng đẳng thức.
II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP :
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	TIẾT 58
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Dấu của các GTLG. Bài tập 3, 4 trang 148 (đã sửa).
I/ CÔNG THỨC CỘNG.
Tính GTLG của các góc (a ± b) theo GTLG của a, b.
Thí dụ 1 dùng MTBT (Đơn vị R),
Thí dụ 2 xem SGK trang 150.
Bài tập 1 trang 153.
Yêu cầu hai học sinh tính theo hai cách : dùng MTBT và áp dụng công thức cộng (kết hợp với góc có liên quan đặc biệt).
II/ CÔNG THỨC NHÂN ĐÔI.
Công thức nhân đôi là trường hợp đặc biệt của công thức cộng (a + a).
Thí dụ 1 xem SGK trang 151. 
Thí dụ 2 dùng MTBT (Đơn vị R).
Bài tập 5 trang 154.
Yêu cầu hai học sinh tính theo hai cách : dùng MTBT và áp dụng công thức nhân đôi.
Học sinh trình bày kiến thức cũ. Giải lại bài tập đã sửa.
Học sinh xem SGK trang 149,150.
Nhận xét: cộng đại số có nghĩa là cộng, trừ.
Thường không cần thiết lập công thức tính cot(a ± b) vì cot(a ± b) = 1/tan(a ± b).
Chú ý điều kiện để công thức có nghĩa.
Học sinh đầu tiên có thể tự nhận xét chọn cách giải. Học sinh thứ hai giải cách khác.
Một học sinh ghi lại công thức cộng trên bảng, học sinh khá giỏi suy ra công thức góc nhân đôi.
Học sinh đầu tiên có thể tự nhận xét chọn cách giải. Học sinh thứ hai giải cách khác.
DẶN DÒ :
Chuẩn bị MTBT.
Xem lại các công thức đã học. Làm bài tập 2, 3 trang 154.
Đọc tiếp III/ CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG, TỔNG THÀNH TÍCH.
	TIẾT 59
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: 
Công thức cộng, công thức nhân đôi. Bài tập 1, 5 trang 153, 154.
III/ CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG, TỔNG THÀNH TÍCH.
1. Công thức biến đổi tích thành tổng.
Xem trang 151 và thí dụ trang 152.
Bài tập áp dụng: 
Tính 
Hướng dẫn học sinh áp dụng công thức biến đổi tích thành tổng.
2. Công thức biến đổi tổng thành tích.
Xem trang 152 và thí dụ trang 153.
Bài tập 7 trang 155.
Hướng dẫn học sinh áp dụng công thức biến đổi tổng thành tích.
Hướng vận dụng trong trường hợp:
sinu ± cosv = sinu ± sin(p/2 - v).
sinu ± cosv = cos(p/2 - u) ± cosv.
Nhắc lại kiến thức cũ. Làm lại bài tập đã sửa.
1) Học sinh xem SGK trang 151, 152. Hiểu ý nghĩa cách đặt tên công thức “biến đổi tích thành tổng” và hướng vận dụng.
Một học sinh lên bảng giải bài tập áp dụng bằng cách vận dụng công thức biến đổi tích thành tổng. Học sinh khác sử dụng MTBT để kiểm tra kết quả.
2) Học sinh hoạt động tương tự như phần 1).
Nhận xét mối liên hệ giữa nhóm công thức biến đổi tích thành tổng và tổng thành tích.
Nhận xét các trường hợp vận dụng công thức.
Suy ra các công thức biến đổi tổng sinu ± cosv thành tích.
DẶN DÒ :
Chuẩn bị MTBT.
Làm lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Chương IV: Bất đẳng thức. Bất phương trình.
Chương V: Thống kê.
Chương VI: Góc và cung lượng giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58.doc