Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 37: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 37: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV: BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƯƠNG TRÌNH

Tiết dạy: 37 Bài 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn; tập nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.

 Kĩ năng:

- Biết xác định miền nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.

- Áp dụng được vào bài toán thực tế.

 Thái độ:

- Liện hệ kiến thức đã học với thực tiễn.

Tư duy sáng tạo, lí luận chặt chẽ

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 7940Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 37: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2008	Chương IV: BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƯƠNG TRÌNH 
Tiết dạy:	37	Bàøi 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Hiểu được khái niệm BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn; tập nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.
	Kĩ năng: 
Biết xác định miền nghiệm của BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn.
Áp dụng được vào bài toán thực tế.
	Thái độ: 
Liện hệ kiến thức đã học với thực tiễn.
Tư duy sáng tạo, lí luận chặt chẽ.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án. Một số bài toán thực tế. Hình vẽ minh hoạ.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về Hàm số bậc nhất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	H. Đồ thị của hàm số bậc nhất? Vẽ đồ thị của hàm số y = 3 – 2x?
	Đ.	
	3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
5'
· Cho HS nêu một số pt bậc nhất hai ẩn. Từ đó chuyển sang bpt bậc nhất hai ẩn.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
3x + 2y < 1; x + 2y ³ 2
I. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
BPT bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là:	ax + by £ c (1)
()
trong a2 + b2 ¹ 0).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất hai ẩn 
15'
· GV biểu diễn miền nghiệm của một số bpt bậc nhất hai ẩn đặc biệt. Từ đó giới thiệu cách biểu diễn miền nghiệm.
VD: Biểu diễn hình học tập nghiệm của bpt:
	2x + y £ 3
· GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các bước.
Phần không gạch là miền nghiệm của bpt y £ 1
Phần không gạch là miền nghiệm của bpt x ³ 1
Miền nghiệm là miền không bị gạch chéo
II. Biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất hai ẩn
· Trong mp Oxy, tập hợp các điểm có toạ độ là nghiệm của (1) đgl miền nghiệm của nó.
· Đường thẳng ax + by = c chia mặt phẳng thành hai nửa mp, một trong hai nửa mp đó (kể cả bờ) là miền nghiệm của bpt ax + by £ c, nửa mp kia (kể cả bờ) là miền nghiệm của bpt ax + by ³ c.
· Qui tắc thực hành biểu diễn miền nghiệm của bpt ax + by £ c (1):
B1: Vẽ đường thẳng D: ax + by = c
B2: Lấy một điểm M0(x0; y0) không thuộc D (thường lấy gốc toạ dộ O).
B3: Tính ax0 + by0 và so sánh cới c
B4: Kết luận:
+ Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mp bờ D chứa M0 là miền nghiệm của (1).
+ Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mp bờ D không chứa M0 là miền nghiệm của (1).
Chú ý: Miền nghiệm của (1) bỏ đi đường thẳng D là miền nghiệm của bpt ax + by < c.
Hoạt động 3: Áp dụng biểu diễn tập nghiệm của BPT bậc nhất hai ẩn 
15'
· Cho các nhóm thực hiện lần lượt các bước. Mỗi nhóm dùng bảng con để vẽ.
Ví dụ: Biểu diễn hình học tập nghiệm các BPT:
a) –3x + 2y > 0 
b) 3x + y £ 6
c) 2x – y £ 3
d) x + y < 4
a) b) c) d) 
Hoạt động 4: Củng cố
3'
· Nhấn mạnh các bước biểu diễn hình học tập nghiệm của BPT bậc nhất hai ẩn.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Làm bài tập 1, 2 SGK.
Đọc tiếp bài "Bất phương trình bậc nhất hai ẩn".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docdai10cb37.doc