Giáo án Đại số 10 cơ bản - Chương V - THPT Phù Yên

Giáo án Đại số 10 cơ bản - Chương V - THPT Phù Yên

CHƯƠNG V: THỐNG KÊ

Bài 1: Một vài khái niệm mở đầu

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS năm được

- Khái niệm thống kê là gì?

- Mẫu số liệu và kích thước mẫu

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết khái niệm thống kê

- Kĩ năng tìm kích thước mẫu

3. Thái độ

- Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu HS liên hệ với thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê

- Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống

 

doc 18 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản - Chương V - THPT Phù Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: Thống kê
===& ===
Bài 1: Một vài khái niệm mở đầu
(1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS năm được
Khái niệm thống kê là gì?
Mẫu số liệu và kích thước mẫu
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết khái niệm thống kê
- Kĩ năng tìm kích thước mẫu
3. Thái độ
- Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu HS liên hệ với thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê
- Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống
II. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị 1 số bảng trong SGK
Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt HS trong thao tác dạy học
Chuẩn bị của HS
- HS cần ôn lại 1 số kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7
III. Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết
IV. Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề
Câu hỏi 1
Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên
Câu hỏi 2
Em hãy sắp xếp các điểm số theo thứ tự tăng dần
Bài mới
Hoạt động 1
Thống kê là gì?
GV nêu 1 số ví dụ về thống kê: Thống kê dân số của 1 địa phương, thống kê kết quả học tập của HS, thống kê tăng trưởng kinh tế của 1 đơn vị sản xuất ..
H1: Em hãy nêu sắp xếp các điểm số theo thứ tự tăng dần
Hoạt động 2
Mẫu số liệu
G V treo bảng trong sách, sau đó nêu các câu hỏi sau
h1: Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?
h2: đơn vị điều tra ở đây là gì?
Sau đó GV nêu k/ n kích thước mẫu 
(SGK)
h3: Nêu kích thước mẫu trong VD trên
Nếu thực hiện điều tra trên mọi đơn vị điều tra thì đó là điều tra toàn bộ. Nếu chỉ điều tra trên1 mẫu thì đó là điều tra mẫu
Thực hiện H1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1: 
Một nhà máy thường SX với số lượng hộp sữa nhiều hay ít?
Câu hỏi 2:
	Có thể điều tra toàn bộ hay không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Thường là nhiều và không đếm thủ công được
Gợi ý trả lời câu 2
Không thể điều tra toàn bộ được
GV nêu khả năng điều tra
Chỉ điều tra mẫu
Tóm tắt bài học
Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lý số liệu
Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là 1 mẫu. Số phần tử của 1 mẫu được gọi là kích thước mẫu. Dãy các giá trị thu được trên mẫu gọi là mẫu số liệu
Bài 2: Trình bày một mẫu số liệu
(Tiết 2,3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS nắm được
Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất
Cách tìm tần số và tần suất của 1 bảng số liệu thống kê
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất
- Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
- Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê
3. Thái độ
- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, Hs liên hệ nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập 1 bài toán thống kê
- Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị 1 số bảng trong SGK
Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt HS trong thao tác dạy học
2.Chuẩn bị của HS
- HS cần ôn lại 1 số kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7
III. Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 2 tiết
Tiết 1: Từ đầu đến hết phần 2
Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn bài tập về nhà
IV. Tiến trình dạy học
Bài cũ
Câu hỏi 1: 
1/ Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong 10 tuần đầu tiên
2/ Xác định xem điểm số nào xuất hiện nhiều nhất. Tính tỉ lệ phần trăm mỗi điểm số xuất hiện
Bài mới
Hoạt động 1
Bảng phân bố tần số – tần suất
Gv nêu ví dụ 1
Sau đó đặt ra câu hỏi sau:
H1: Trong các số liệu trên có bao nhiêu giá trị
H2: Hãy nêu số lần xuất hiện của từng giá trị
GV nêu khái niệm tần số
	(SGK)
- GV treo bảng 1 và giới thiệu về bảng phân bố tần số
Sau đó GV nêu nhận xét:
Thường trong bảng phân bố tần số gồm 2 hàng: giá trị và tần số
Số cột thường là số giá trị (tập hợp các giá trị)
GV nêu khái niệm tần suất
Nêu chú ý
Trên hàng tần số người ta thường dành 1 ô để ghi kích thước mẫu N. Kích thước mẫu N bằng tổng các tần số
Có thể viết bảng tần số – tần suất dạng ngang thành bảng dọc
Thực hiện H1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
	Hãy nêu kích thước mẫu
Câu hỏi 2
	Nêu tần suất điểm 6
Câu hỏi 3
	Hãy tính các tần suất còn lại và điền vào chỗ trống
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
kích thước mẫ: 400
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Tần suất điểm 6 là
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
GV cho HS tính và chia HS thành 4 tổ, , sau đó cử đại diện lên bảng điền
Hoạt động 2
Bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp
GV nêu VD 2
GV nêu ra câu hỏi
H1: Hãy điền vào bảng sau
Lớp
Tần số
.....
.....
.....
.....
..... 
N = 36
H2: Dùng máy tính, sử dụng công thức tần suất hãy điền vào bảng sau
Lớp
Tần suất
16,7 %
33,3%
....
....
Sau đó GV nêu khái niệm bảng phân bố tần số – tần suất
GV đặt các câu hỏi sau
H3. Nêu khái niệm tần số của mỗi lớp
H4. Nêu khái niệm tần suất của mỗi lớp
H5. Nêu ý nghĩa của việc lập bảng phân bố tần số, tần suất
Hoạt động 3
Biểu đồ
Biểu đồ tần số, tần suất hình cột
GV nêu ý nghĩa của biểu đồ tần số, tần suất hình cột
Biểu đồ hình cột là cách thể hiện rất tốt bảng phân bố tần số (hay tần suất) ghép lớp
GV nêu VD 3 và đặt ra các câu hỏi sau
+ Độ rộng của mỗi cột so với mỗi lớp ntn?
+ Độ cao của mỗi cột ?
+ So sánh số lớp và số cột
Thực hiện H3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Biểu đồ tần suất bảng gồm mấy cột
Câu hỏi 2
Tính chiều cao của mỗi cột
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
5 cột
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Chiều cao của các cột tương ứng là:
16,7; 33,3; 27,8; 13,8; 8,3
Thực hiện H4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Tính giá trị tại mỗi trung điểm của bảng 6
Câu hỏi 2
Tìm toạ độ mỗi đỉnh của đường gấp khúc tần suất
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
161; 164; 167; 170; 173
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
(161; 16,7), (164; 33,1), (167; 27,8), (170; 13,9), (173; 8,3)
GV vẽ đường gấp khúc trên
Biểu đồ hình quạt
GV nêu ý nghĩa việc vẽ biểu đồ hình quạt
Biểu đồ hình quạt rất thích hợp cho việc thể hiện bảng phân bố tần suất ghép lớp. Hình tròn được chia thành những hình quạt. Mỗi lớp được tương ứng với 1 hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó.
Tóm tắt bài học
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số gọi là tần số của giá trị đó
Tần suất
Bảng phân bố tần số – tần suất
Ghép số liệu thành các lớp
Biểu đồ tần số hình cột
Đường gấp khúc tần số
Biểu đồ hình quạt
Luyện tập
(Tiết 4)
Mục tiêu
Kiến thức
Thông qua các bài tập luyện tập giúp HS nắm đuợc
Tần số, tần suất
Bảng phân bố tần số, tần suất
Biểu đồ: Cách vẽ, đọc biểu đồ
Kĩ năng
Tính thành thạo Tần số, tần suất
Đọc và thành lập được bảng phân bố tần số, tần suất
Đọc và vẽ được các loại biểu đồ
3. Thái độ
- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, Hs liên hệ nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập 1 bài toán thống kê
- Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống
Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị 1 số bảng, hình của các bài tập trước tại nhà
Chuẩn bị phấn màu
2. Chuẩn bị của HS
- HS làm bài ở nhà
Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết
Tiến trình bài dạy
Bài cũ
Câu hỏi 1: 
Nêu khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra
Câu hỏi 2:
Nêu khái niệm: tần số, tần suất...
Bài mới
Hoạt động 1
Bài 6
Câu a
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
	Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? 
Câu hỏi 2
	Đơn vị điều tra ở đây là gì? 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Dấu hiệu điều tra là doanh thu của cửa hàng trong 1 tháng
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Đơn vị điều tra là một cửa hàng
Câu b)
GV chia HS làm 4 tổ, điền vào chỗ trống sau đây, sau đó cử đại diện lên bảng điền
Lớp
Tần số
Tần suất
2
...
...
....
....
...
...
....
....
4
...
...
....
....
...
...
....
....
N = 50
Câu c)
Gv cho HS vẽ và nhận xét
Hoạt động 2
Câu a)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? 
Câu hỏi 2
Đơn vị điều tra ở đây là gì? 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Số cuộn phim của nhà nhiếp ảnh trong tháng trước
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Một nhà nhiếp ảnh nghiệp dư
Câu b)
 Gv chia HS làm 4 tổ, điền vào chỗ trống sau đây sau đó cử đại diện lên bảng điền
Lớp
Tần số
2
...
...
....
....
...
...
....
N = 50
Câu c)
Gv cho HS vẽ và nhận xét
Hoạt động 3
Câu a) Gv chia HS làm 4 tổ, điền vào chỗ trống sau đây sau đó cử đại diện lên bảng điền
Lớp
Tần số
2
...
...
....
....
...
...
....
.
N = 30
Câu b)
Gv cho HS vẽ và nhận xét
Gv có thể đặt thêm các câu sau
H1: Hãy vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất của mỗi bài tập trên
H2: Vẽ biểu đồ hình qụat của bài tập 8b
Bài 3: Các đặc trưng của mẫu số liệu
(tiết 5,6,7)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS nắm được
Khái niệm trung bình cộng của 1 dãy số liệu thống kê
Số trung vị và ý nghĩa của nó
Mốt và ý nghĩa của nó
Phương sai và độ lệch chuẩn và ý nghĩa của chúng
2. Kĩ năng
- Tính thành thạo trung bình cộng
- Tính thành thạo mốt
- Tính thành thạo số trung vị
- Tính thành thạo : Phương sai và độ lệch chuẩn
3. Thái độ
- Thông qua khái niệm trung bình cộng, số trung vị, mốt HS liên hệ được ý nghĩa thực tế
- Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị 1 số bảng trong SGK
Chuẩn bị phấn màu
2.Chuẩn bị của HS
HS cần ôn lại 1 số kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7
đọc bài trước ở nhà
III. Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 3 tiết
Tiết 1: Phần I
Tiết 2: Phần II, III
Tiết 3: Phần 4 và hướng dẫn bài tập
IV. Tiến trình dạy học
Bài cũ
Câu hỏi 2: Nêu khái niệm về trung bình cộng của n số
Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc chia lớp
Câu hỏi 3: Nêu khái niệm phần tử đại diện của lớp . Việc chia lớp có ý nghĩa gì trong tính toán thống kê
Bài mới
Hoạt động 1
Số trung bình 
GV nêu công thức tính số trung bình
Giả sử ta có mẫu số liệu kích thước N là 
ở lớp dưới, ta đã biết số trung bình của mẫu số liệu này, kí hiệu là được tính bởi công thức
Công thức được viết gọn là
GV nêu công thức tính số trung bình cho bởi bảng tần số
GV nêu khái niệm giá trị đại diện và CT tính số trung bình trong bảng phân bố tần suất
GV nêu VD 1
Hoạt động 2
Số trung vị
GV nêu khái niệm Số trung vị
Gv nêu ví dụ 3 và nêu các câu hỏi sa
H1: Mẫu số liệu có bao nhiêu?
H2: Số trung vị có thuộc mẫu số liệu không ?
H3: Tìm số trung vị
Thực hiện H1
a)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Trong VD 2, mẫu số liệu có bao nhiêu số
Câu hỏi 1
Số trung vị là số thứ bao nhiêu?
Câu hỏi 3
Tìm số trung vị
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
11
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Số thứ 6
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Số trung vị là 72
b)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Trong VD 3, mẫu số liệu có bao nhiêu số
Câu hỏi 2
Tìm số trung bình
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
28
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Sốtrung bình là 42,32
Thực hiện H2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Trong VD 2, mẫu số liệu có bao nhiêu số
Câu hỏi 1
Số trung vị là số thứ bao nhiêu?
Câu hỏi 3
Tìm số trung vị
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
36
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Là số trung bình cộng của 2 số 18 và 19
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
Số trung vị là 165,5
Hoạt động 3
3. Mốt
GV nêu k/n mốt
GV nêu chú ý
Hoạt động 4
4. Phương sai và độ lệch chuẩn
Gv nêu VD 6
Thực hiện H3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Tính điểm trung bình của An
Câu hỏi 1
Tính điểm trung bình của Bình
Câu hỏi 3
Bạn nào học đều hơn
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
8,1
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
xấp xỉ 8,1
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
An học đều các môn
GV nêu k/n phương sai và độ lệch chuẩn
Tóm tắt bài học
Số trung bình cộng
Số trung vị
Mốt
Phương sai và độ lệch chuẩn
Luyện tập
(Tiết 8)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức đã học trong bài 3
Số trung vị, Số trung bình và mốt 
Phương sai và độ lệch chuẩn 
2. Kĩ năng
Hình thành các kĩ năng
- Tính các số đặc trưng của mẫu số liệu
- So sánh được các độ phân tán
3. Thái độ
- HS có tính tỉ mỉ, chính xác
- Thấy được mối liên hệ thực tiễn
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập
Chuẩn bị phấn màu
2.Chuẩn bị của HS
HS cần ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học, xem lại các VD
III. Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết
IV. Tiến trình dạy học
A.Bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu CT tính số trung vị, Số trung bình và mốt 
B. Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Bảng số liệu trên có bao nhiêu số?
Câu hỏi 2
Tìm số trung vị
Câu hỏi 3
Tìm số trung bình 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
12
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Là số trung bình cộng của số thứ 6 và 7
Gợi ý trả lời câu hỏi
số trung bình là 15,67 triệu
b) Phương sai là 5,39 triệu
Độ lệch chuẩn 2,32 triệu
Bài 13
HS xem lại các ví dụ và bài tập của bài 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Bảng số liệu trên có bao nhiêu số?
Câu hỏi 2
Tìm số trung vị
Câu hỏi 3
Tìm số trung bình 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
23
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Là số thứ 13, sau khi đã sắp xếp theo thứ tự
Gợi ý trả lời câu hỏi
số trung bình là 48,39
b) Phương sai là 121,98
Độ lệch chuẩn 11,04
Hoạt động 2
Bài 14
HS xem lại các ví dụ và bài tập của bài 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Bảng số liệu trên có bao nhiêu số?
Câu hỏi 2
Tìm số trung vị
Câu hỏi 3
Tìm số trung bình 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
12
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Là 537,5
 Gợi ý trả lời câu hỏi
số trung bình là 554,17
b) Phương sai là 43061,81
Độ lệch chuẩn 207,51
ôn tập chương V
(Tiết 9)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức đã học trong chương bao gồm:
Dãy số liệu thống kê, kích thước mẫu, tần số, tần suất
Bảng phân bố tần suất
Biểu đồ
Số trung vị, Số trung bình và mốt 
Phương sai và độ lệch chuẩn 
2. Kĩ năng
Hình thành các kĩ năng
- Tính toán trên các số liệu thống kê
- Vẽ và đọc các biểu đồ
- Kĩ năng phân lớp
- So sánh được các độ phân tán
3. Thái độ
- HS có tính tỉ mỉ, chính xác
- Thấy được mối liên hệ thực tiễn
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập
Chuẩn bị 1 bài kiểm tra 1 tiết
Chuẩn bị phấn màu
2.Chuẩn bị của HS
HS cần ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học, xem lại các VD
III. Phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết
GV nên chữa 1 số bài tập
Các bài tập khác hướng dẫn
IV. Tiến trình dạy học
A.Bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu CT tính phương sai và độ lệch chuẩn
Câu hỏi 2: Để tìm phương sai và độ lệch chuẩn đầu tiên ta tìm số nào
B.Bài mới
Hoạt động 1
I – Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy nêu k/n kích thước mẫu
Câu 2: Số TB cộng có ý nghĩa gì? Hãy viết CT tìm số TB cộng của dãy số liệu thống kê gồm n số
Câu 3: Số trung vị bao giờ cũng thuộc dãy số liệu thống kê, đúng hay sai ?
Câu 4: Mốt có ý nghĩa gì?
Câu 5: Hãy nêu qui tắc tìm số trung vị
Câu 6: Hãy nêu k/n phần tử đại diện của 1 lớp
Câu 7: Bảng phân bố tần suất ghép lớp có ý nghĩa ntn?
Câu 8: ý nghĩa của các biểu đồ
Câu 9: Nêu qui tắc tìm phương sai và độ lệch chuẩn
Câu 10: Nêu công thức phương sai và độ lệch chuẩn
Hoạt động 2
Chữa bài tập SGK
Bài 16:
Chọn C
Bài 17:
C
Bài 18: SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Tìm số trung bình
Câu hỏi 2
Hãy tìm phương sai và độ lệch chuẩn
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Phương sai là: 17
Độ lệch chuẩn là: 4,12 g
Bài 19: SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Tìm số trung bình
Câu hỏi 2
Hãy tìm phương sai và độ lệch chuẩn
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Thời gian trung bình mà người đó đi từ A đến B là 54,7 phút
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Phương sai là: 53,71
Độ lệch chuẩn là: 7,33

Tài liệu đính kèm:

  • docChuongV_Toan - Thong ke.doc