Giáo án Đại số 10 đầy đủ - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp

Giáo án Đại số 10 đầy đủ - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp

Tiết 1, 2:

MỆNH ĐỀ

A. MỤC ĐÍCH:

Giúp HS nắm được:

 Khái niệm mệnh đề. Phân biệt được câu nói thông thường và mệnh đề.

 Mệnh đề phủ định là gì? HS cần hiểu và lấy được ví dụ về mệnh đề phủ định.

 Mệnh đề kéo theo là gì? HS cần hiểu và lấy được ví dụ về mệnh đề kéo theo

 Mệnh đề tương đương là gì? Mối quan hệ giữa mệnh đề tương đương và mệnh đề kéo theo.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV: Cần chuẩn bị một số kiến thức mà học sinh đã học ở lớp 9 chẳng hạn:

- Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 4, cho 5 .

- Dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều .

- Để đặt câu hỏi cho học sinh, trong quá trình thao tác dạy học.

 HS: Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới, các định lí, các dấu hiệu.

 

doc 30 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 đầy đủ - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2: 
MỆNH ĐỀ
A. MỤC ĐÍCH: 
Giúp HS nắm được: 
v Khái niệm mệnh đề. Phân biệt được câu nói thông thường và mệnh đề. 
v Mệnh đề phủ định là gì? HS cần hiểu và lấy được ví dụ về mệnh đề phủ định. 
v Mệnh đề kéo theo là gì? HS cần hiểu và lấy được ví dụ về mệnh đề kéo theo
v Mệnh đề tương đương là gì? Mối quan hệ giữa mệnh đề tương đương và mệnh đề kéo theo. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
v GV: Cần chuẩn bị một số kiến thức mà học sinh đã học ở lớp 9 chẳng hạn: 
- Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 4, cho 5 ... 
- Dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều ... 
- Để đặt câu hỏi cho học sinh, trong quá trình thao tác dạy học. 
v HS: Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới, các định lí, các dấu hiệu. 
PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG: 
Bài này chia làm 2 tiết 
Tiết 1: Từ đầu đến hết III. 
Tiết 2: Phần còn lại và hướng dẫn bài tập về nhà. 
HOẠT ĐỘNG 1
I/ MỆNH ĐỀ – MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN: 
1) Mệnh đề: 
1. @ Nhìn vào bức tranh ở trên, hãy đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải. 
GV: Thực hiện thao tác này trong 5 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Phan – xi – păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Đúng hay sai ?
Học sinh có thể trả lời hai khả năng: Đúng hoặc sai. Nhưng không thể vừa đúng vừa sai. 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
. Đúng hay sai? 
GV: Gọi 2 học sinh trả lời 
Học sinh có thể trả lời cả hai phương án: 
Đúng hoặc sai 
Kết quả: Đúng 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Mệt quá, chị ơi mấy giờ rồi? 
Là câu có tính đúng – sai hay không? 
Đây là câu nói thông thường không có tính đúng sai. 
 Các câu ở bên trái là những khẳng định có tính đúng hoặc sai, còn các câu ở bên phải không thể nói đúng hay sai. Các câu ở bên trái gọi là những mệnh đề, còn các câu ở bên phải không là những mệnh đề. 
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
@ 2. Nêu ví dụ những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề 
GV: Thực hiện câu hỏi này trong 4 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Nêu ví dụ về mệnh đề đúng 
5 > 3; Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800 ... 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Nêu những ví dụ về mệnh đề sai 
Mỗi số nguyên tố là một số lẻ. 
Có một góc của tam giác đều bằng 800 ...
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Nêu những ví dụ câu không là mệnh đề 
Tôi thích hoa hồng; Bạn học lớp nào thế? 
2) Mệnh đề chứa biến: 
- Xét câu “n chia hết cho 3” 
- Câu này không phải là một mệnh đề, nhưng với mỗi giá trị nguyên của n ta được một mệnh đề. Chẳng hạn. 
+ Với n = 4 ta được mệnh đề “4 chia hết cho 3” (sai). 
+ Với n = 15 ta được mệnh đề “15 chia hết cho 3” (đúng). 
- Xét câu “2 + x = 5” 
- Câu này cũng không phải là một mệnh đề, nhưng với mỗi giá trị của x thuộc tập số thực ta được một mệnh đề. Chẳng hạn. 
+ Với n = 1 ta được mệnh đề “2 + 1 = 5” (sai). 
+ Với n = 3 ta được mệnh đề “2 + 3 = 5” (đúng). 
Hai câu trên là những ví dụ về mệnh đề chứa biến. 
@ 3. Xét câu “x > 3”. Hãy tìm hai giá trị của x để từ câu đã cho, nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong3 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Lấy x để “x > 3” là mệnh đề đúng 
x = 4, 5 ... 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Lấy x để “x > 3” mệnh đề sai 
x = 2, 1, 0 ... 
GV: Cũng có thể lấy những ví dụ trong hình học, về mệnh đề chứa biến. Chẳng hạn: 
Tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau là tam giác đều; Hai đường thẳng a và b cắt nhau. 
Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ với mỗi giá trị của biến thì ta được một mệnh đề. 
Mệnh đề là mệnh đề chứa biến, điều ngược lại không đúng. 
HOẠT ĐỘNG 2
II/ PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ: 
Ví dụ 1: 
Nam và Minh tranh luận về loài dơi. Nam nói “Dơi là một loài chim”
Minh phủ định “Dơi không phải là một loài chim”
Để phủ định một mệnh đề, ta thêm từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó. 
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là, ta có đúng khi P sai. sau khi P đúng. 
Ví dụ 2: 
P: “3 là một số nguyên tố” 
: “3 không phải là một số nguyên tố” 
Q: “7 không chia hết cho 5” 
: “7 chia hết cho 5” 
GV: Nêu những dạng phát biểu khác nhau về mệnh đề phủ định. Chẳng hạn P : “5 là số nguyên tố” thì : “5 không là số nguyên tố” 
Chú ý: 
- Số nguyên tố và hợp số không là phủ định của nhau, vì hai tập hợp số này đều không có số 1. Cũng như vậy đối với số dương và số âm vì hai tập hợp số này đều không chứa phần tử 0. 
- Bản chất của P và là những câu khẳng định trái ngược nhau, nhưng phải thoả mãn tính chất: 
+ đúng khi P sai 
+ sai khi P đúng 
Ví dụ: 
Hai mệnh đề P: “7 ≠ 5” và Q: “7 > 5” có thể hiểu là khẳng định trái ngược nhau, nhưng không là phủ định của nhau vì P và Q đều đúng. 
@ 4. Hãy phủ định các mệnh đề sau: 
- P: “ là một số hữu tỉ”
- Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”
- Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng. 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 5 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Hãy phủ định mệnh đề P 
* Giáo viên gọi một học sinh trả lời 
: “ là một sô vô tỉ” 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Mệnh đề P đúng hay sai? 
P là mệnh đề sai 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Mệnh đề đúng hay sai? 
Đúng. Vì P sai 
Câu hỏi 4 
Gợi ý trả lời câu hỏi 4 
Hãy làm tương tự đối với mệnh đề Q 
: “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba” 
Đây là mệnh đề sai vì Q là mệnh đề đúng. 
HOẠT ĐỘNG 3
III/ MỆNH ĐỀ KÉO THEO: 
Ví dụ 3: 
Ai cũng biết “Nếu Trái Đất không có nước thì không có sự sống” 
Câu nói trên là một mệnh đề dạng “Nếu P thì Q”, ở đây P là mệnh đề “Trái Đất không có nước”, Q là mệnh đề “(Trái Đất) không có sự sống” 
Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu là P => Q. 
Mệnh đề P => Q còn được phát biểu là “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q” 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 3 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Hãy lấy một ví dụ về mệnh đề kéo theo đúng. 
Tam giác ABC cân tại A thì AB = AC 
GV: Chú ý rằng: 
Khi P đúng thì P => Q đúng bất luận Q đúng hay sai 
Khi P sai thì P => Q chỉ đúng khi Q sai. 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Hãy nêu một mệnh đề kéo theo là mệnh đề sai 
Nếu a là một số nguyên thì a chia hết cho 3 
@ 5. Từ các mệnh đề 
- P: “Gió mùa Đông Bắc về” 
- Q: “Trời trở lạnh” 
Hãy phát biểu mệnh đề P => Q 
Hoạt động này nhằm củng cố cho học sinh nắm vững hơn khái niệm mệnh đề kéo theo. Những cách phát biểu khác nhau của mệnh đề này. 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 3 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo P => Q 
Khi gió mùa đông bắc về trời sẽ trờ lạnh. 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Hãy phát biểu mệnh đề trên theo một cách khác. 
Nếu gió mùa đông bắc về thì trời trở lạnh 
Mệnh đề P => Q chỉ sai khi P đúng và Q sai. 
Như vậy, ta chỉ cần xét tính đúng sau của mệnh đề P => Q khi P đúng. Khi đó, nếu Q đúng thì P => Q đúng, nếu Q sai thì P => Q sai. 
Ví dụ 4: 
Mệnh đề “– 3 9 < 4” sai 
Mệnh đề “ 3 < 4” đúng 
Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P => Q. Khi đó ta nói: 
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hoặc 
P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P. 
GV: Cho học sinh phát biểu một vào định lí đã học. Hãy xác định P và Q và cho HS tìm điều kiện cần để có Q, điều kiện đủ để có P. 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Hãy phát biểu một định lí đã học 
Đây là câu hỏi mở, có nhiều đáp số. Học sinh có 
thể chọn một trong các định lí đã học ở lớp 9. 
Chẳng hạn: 
Nếu một tứ giác nội tiếp trong đường tròn thì tổng hai góc đối bằng 1800 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Hãy xác định P và Q 
P: “Tứ giác nội tiếp” 
Q: “Tổng hai góc đối bằng 1800” 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Hãy phát biểu mệnh đề Q => P 
Nếu một tứ tổng hai góc đối bằng 1800 thì giác nội tiếp trong đường tròn. 
@ 6. Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề 
- P: “Tam giác ABC có hai hóc bằng 600” 
- Q: “ABC là một tam giác đều” 
Hãy phát biểu định lí P => Q. Nêu giả thiết, kết luận và phát biểu lại định lí này dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ. 
Hoạt động này nhằm củng cố thêm mệnh đề kéo theo, đồng thời củng cố khái niệm định lí, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Phát biểu một định lí dưới dạng P => Q 
Nếu tam giác ABC có hai góc bằng 600 thì tam giác đó là một tam giác đều. 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Nêu giả thiết và kết luận của định lí dưới dạng điều kiện cần và điều kiện đủ. 
GT: Tam giác ABC có 
KL: Tam giác ABC đều 
HOẠT ĐỘNG 4
IV/ MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG: 
@ 7. Cho tam giác ABC. Xét các mệnh đề dạng P => Q sau. 
a) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân. 
b) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân và có một góc bằng 600. 
Hãy phát biểu các mệnh đề Q => P tương ứng và xét tính đúng sai của chúng. 
Đây là một hoạt động nhằm dẫn đến khái niệm mệnh đề đảo. 
GV Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 5 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Phát biểu định lí a) dưới dạng P => Q. Hãy xác định P và Q 
P: “Tam giác ABC đều” 
Q: “Tam giác ABC cân” 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Phát biểu mệnh đề Q => P. Xét tính đúng sai của mệnh đề này. 
Nếu tam giác ABC cân thì tam giác ABC là tam giác đều. 
Đây là một mệnh đề sai 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Hãy làm tương tự đối với định lí b) 
P: “Tam giác ABC đều” 
Q: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng 600. Q => P có dạng: 
Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng 600 thì nó là một tam giác đều. Đây là một mệnh đề đúng. 
GV: Kết luận các vấn đề sau: 
Mệnh đề Q => P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P => Q. 
Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng. 
Nếu cả hai mệnh đề P => Q và Q => P đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Khi đó ta kí hiệu P Q và đọc là: 
- P tương đương Q, hoặc 
- P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc 
- P khi và chỉ khi Q
Ví dụ 5: 
Để tam giác ABC đều, điều kiện cần và đủ là tam giác đó cân và có một góc 600. 
Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại. 
GV: Nhấn mạnh P và Q tương đương với nhau khi P => Q và Q => P đều đúng. Nhưng vì ta chỉ xét mệnh đề P đúng trong mệnh đề P => Q và mệnh đ ...  SAI SỐ TUYỆT ĐỐI: 
1) Sai số tuyệt đối của một số gần đúng: 
Ví dụ 2: Ta hãy xem trong hai kết quả tính diện tích hình tròn (r = 2 cm) của Nam (S = 3,1 . 4 = 12,4) và Minh S = (3,14 . 4 = 12,56), kết quả nào chính xác hơn. 
Ta thấy: 	3,1 < 3,14 < . Do đó 
	3,1 . 4 < 3,14 . 4 < . 4 
hay 	12,4 < 12,56 < S = . 4 
Như vậy, kết quả của Minh gần với kết quả đúng hơn, hay chính xác hơn. 
Từ bất đẳng thức trên suy ra 
Ta nói kết quả của Minh có sai số tuyệt đối nhỏ hơn của Nam 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 3 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Dựa vào ví dụ trên em hãy cho biết: Để so sánh xem kết quả nào chính xác hơn ta còn phải làm những gì 
Ta tính khoảng cách từ các kết quả đó đến số đúng trên trục số rồi xem số nào gần số đúng hơn. 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Hãy viết biểu thức về mối quan hệ của hai số S’ và S’’ trong đó S’ gần số đúng S hơn 
Nếu a là số gần đúng của thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a. 
GV: Cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm sau đây: 
Hãy chọn kết luận sai trong các kết luận sau đây 
(a) Nếu a là số gần đúng của thì là số gần đúng 
(b) Nếu a là số gần đúng của thì là số đúng 
(c) Nếu a là số gần đúng của thì ta luôn tìm được số dương d sao cho d 
(d) Cả ba kết luận trên đều sai 
Đáp: Chọn (d) 
2) Độ chính xác của một số gần đúng: 
Ví dụ 3: Có thể xác định được sai số tuyệt đối của các kết quả tính diện tích hình tròn của Nam và Minh dưới dạng số thập phân không? 
Vì ta không viết được giá trị đúng của S = . 4 dưới dạng một số thập phân hữu hạn nên không thể tính được các sai số tuyệt đối đó. Tuy nhiên, ta có thể ước lượng chúng, thật vậy. 
3,1 < 3,14 < < 3,15 
Do đó: 	12,4 < 12,56 < S < 12,6 
Từ đó suy ra: 	
Ta nói kết quả của Minh có sai số tuyệt đối không vượt quá 0,04 kết quả của Nam có sai số tuyệt đối không vượt quá 0,2. 
GV: Ta biết rằng: Nếu a là số gần đúng của thì ta luôn tìm được số dương d sao cho . Trong ví dụ trên ta tìm được số d = 0,2. Vậy số d có duy nhất hay không? 
Câu trả lời là: 
Không, vì có vô số số sương d’ > d vẫn thỏa mãn điều kiện . 
Số dương d nhỏ nhất thỏa mãn ta gọi là độ lệch của a. Nhưng thường ta không tìm được độ lệch mà ta chỉ đánh giá một độ chính xác h nào đó. Ta đi đến định nghĩa. 
Nếu thì hay 
Ta nói a là số gần đúng của với dộ chính xác h, và viết 
@ 2) Đường chéo của một hình vuông có cạnh bằng 3 cm và xác định độ chính xác tìm được. Cho biết = 1,4142135 ... 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 4 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Để tính đường chéo của hình vuông, ta dựa vào định lí nào? 
Định lí Py – ta – go 
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Hãy tính đường chéo đó bởi một số đúng 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Với = 1,4142135. Hãy tính c với độ chính xác tương ứng 
c = 3 . 1,14142135 = 3,42426405 
Chú ý: 
Sai số tuyệt đối của số gần đúng nhận được trong một phép đo đạc đôi khi không phản ánh đầy đủ tính chính xác của phép đo đó. 
Ví dụ: Các nhà thiên văn tính được thời gian để Trái Đất quay một vòng xung quanh Mặt Trời là 365 ngày ngày. Nam tính thời gian bạn đó đi từ nhà đến trường là 30 phút 1 phút. 
Trong hai phép đo trên, phép đo nào chính xác hơn? 
Phép đo của các nhà thiên văn có sai số tuyệt đối không vượt quá ngày, nghĩa là 6 giờ hay 360 phút. Phép đo của Nam có sai số tuyệt đối không vượt quá 1 phút. 
Thoạt nhìn, ta thấy phép đo của Nam chính xác hơn của các nhà thiên văn (so sánh 1 phút với 360 phút). Tuy nhiên, 360 phút hay ngày là sai số của phép đi một chuyển động trong 365 ngày, còn 1 phút là sai số của phép đo một chuyển động trong 30 phút. So sánh hai tỉ số : 
ta phải nói phép đo của các nhà thiên văn chính xác hơn nhiều. 
Vì thế ngoài sai số tuyệt đối của số gần đúng a, người ta còn xét tỉ số 
 được gọi là sai số tương đối của số gần đúng a. 
GV: Nêu chú ý nhưng không nhấn mạnh về sai số tuyệt đối. 
GV có thể nêu một ví dụ về sai số tương đối khi cho biết độ chính xác, từ đó tìm sai số tuyệt đối. Cũng có thể lấy ngay các ví dụ trên. 
HOẠT ĐỘNG 3
Hoạt động này bao gồm thao tác để hoàn thành việc trình bày cho học sinh hiểu được quy tròn số gần đúng và hướng dẫn các bài tập. 
III/ QUY TRÒN SỐ GẦN ĐÚNG: 
1) Ôn tập về quy tắc làm tròn số: 
GV: Cho học sinh nhắc lại quy tắc làm tròn số: 
Nếu chữ số sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay nó và các số bên phải nó bởi số 0. 
Nếu chữ số sau hàng quy tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cũng làm như trên nhưng cộng thêm 1 vào chữ số hàng quy tròn. 
Sau đó GV cho học sinh tự đặt ra một số và cho HS đó quy tròn đến hàng đó GV quy định. 
2) Cách viết chuẩn số gần đúng: 
Ví dụ 4: Theo số liệu thống kê, dân số của tỉnh H năm 2001 là 
2841675 người 300 người. 
Vì sai số tuyệt đối là 300 người nên các chữ số 5 (hàng đơn vị), 7 (hàng chục) và 6 (hàng trăm) không đáng tin. Trong số liệu trên ta chỉ có thể tin các chữ số hàng nghìn trở lên (các chữ số 1, 4, 8, 2) là đúng đắn. 
Ta nói số gần đúng 2841675 có các chữ số hàng nghìn trở lên là các chữ số đáng tin (hay chữ số chắc), số này thường được quy tròn đến chữ số hàng nghìn, và viết là: 
2842 nghìn hay 2842.103 
GV: Đưa ra quy tắc sau: 
Cho số gần đúng a của số . Trong số a, một chữ số được gọi là chữ số chắc (hay đáng tin) nếu sai số tuyệt đối của số a không vượt quá một nửa đơn vị của hàng có chữ số đó. 
Trong các viết này ta chỉ giữ lại các chữ số đáng tin theo quy tắc làm tròn. Đó là cách viết chuẩn số gần đúng. 
GV: Đưa ra quy tắc sau: 
Cách viết chuẩn số gần đúng dưới dạng số thập phân là cách viết trong đó mọi chữ số đều là chữ số chắc. Nếu ngoài các chữ số chắc còn có những chữ số khác thì phải quy tròn đến hàng thấp nhất có chữ số chắc. 
Ví dụ 5: Số gần đúng 3,1423 0,001 chỉ có các chữ số hàng phần trăm trở lên là đáng tin. Cách viết chuẩn của nó là 314.10-2 
Chú ý: 
Hai thông báo sau đây có nội dung khác nhau 
a) Dân số tỉnh H năm 2001 là 2 842 000 người. 
b) Dân số tỉnh H năm 2001 là 2842 nghìn người (hay 2842.103 người). 
Trong thông báo thứ nhất, dân số tỉnh H được xác định chính xác đến hàng đơn vị và điều đó là không đúng vì ngay trong quá trình điều tra dân số thì số người của một tỉnh vẫn luôn biến động (người mới sinh ra, người chết đi). 
Trong thông báo thứ hai, dân số tỉnh H được xác định gần đúng với sai số tuyệt đối nhỏ hơn 1000 người. 
@ 3) Quy tròn số gần đúng sau: 
a) 374529 200 ; 
b) 4,1356 0,001 ; 
GV: Thực hiện câu hỏi, thao tác này trong 5 phút 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Câu hỏi 1 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1 
Sai số tuyệt đối ở phần a) bằng bao nhiêu? 
200
Câu hỏi 2 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2 
Hàng đơn vị của số ở phần a) có đáng tin không? 
Không, vì 1 < 200 
Câu hỏi 3 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3 
Hàng trăm của số ở phần a) có đáng tin không? 
Không, vì 100 < 200 
Câu hỏi 4 
Gợi ý trả lời câu hỏi 4 
Hàng nghìn của số ở phần a) có đáng tin không? 
Có, vì 1000 > 200 
Câu hỏi 5 
Gợi ý trả lời câu hỏi 5 
Hãy làm tròn số trên 
GV: Cho HS làm phần b) tương tự như trên.
374.103 
TÓM TẮT BÀI HỌC: 
1. Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng. 
2. Nếu a là số gần đúng của thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a. 
3. Cho số gần đúng a của số . Trong số a, một chữ số được gọi là chữ số chắc (hay đáng tin) nếu sai số tuyệt đối của số a không vượt quá một nửa đơn vị của hàng có chữ số đó. 
4. Cách viết chuẩn số gần đúng dưới dạng số thập phân là cách viết trong đó mọi chữ số đều là chữ số chắc. Nếu ngoài các chữ số chắc còn có những chữ số khác thì phải quy tròn đến hàng thấp nhất có chữ số chắc. 
Tiết 9: 
t ÔN TẬP CHƯƠNG I (1 TIẾT ) 
I/ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN: 
1. Mệnh đề, phủ định của một mệnh đề. 
2. Mệnh đề kéo theo. Mệnh đề đảo. Điều kiện cần, điều kiện đủ. 
3. Mệnh đề tương đương. Điều kiện cần và đủ 
4. Tập hợp con. Hợp, giao, hiệu của hai tập hợp. 
5. Khoảng, đoạn, nửa khoảng 
6. Số gần đúng. Sai số, độ chính xác. Cách viết chuẩn số gần đúng. 
GV có thể đưa ra các bài tập trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá, ôn tập kiến thức cơ bản. 
1. Hãy chọn kết luận đúng trong các kết luận sau: 
(a) Mệnh đề là câu khẳng định đúng. 
(b) Mệnh đề là câu khẳng định sai. 
(c) Mệnh đề là câu khẳng định hoặc đúng, hoặc sai. 
(d) Mệnhd đề là câu nói thông thường. 
Đáp: Chọn (c) 
2. Hãy chọn kết luận sai trong các kết luận sau: 
(a) Phủ định của mệnh đề đúng là mệnh đề sai. 
(b) Phủ định của mệnh đề sai là mệnh đề đúng. 
(c) Phủ định của mệnh đề để đúng là mệnh đề P. 
(d) Cả ba câu trên đều sai. 
Đáp: Chọn (d) 
II/ NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN: 
1. Nhận biết được điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, giả thiết, kết luận trong một định lí Toán học. 
2. Biết sử dụng cáckí hiệu . Biết phủ định các mệnh đề có chứa dấu và
3. Xác định được hợp, giao, hiệu của hai tập hợp đã cho, đặc biệt khi chúng đó là các khoảng, đoạn. 
4. Biết quy tròn số gần đúng và viết số gần đúng dưới dạng chuẩn. 
GIẢI BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG I
Từ bài 1 đến bài 8 14A => B và B => A cùng đúng. 
4. 
A = B 
5. hoặc 
 và 
 và 
6. 
7. là sai số tuyệt đối của số gần đúng. Nếu thì h là độ chính xác của số gần đúng a. 
8. a) P => Q là mệnh đề đúng ;
b) P => Q là mệnh đề sai ; 
9. ; 	
10. a) A = {-2, 1, 4, 7, 10, 13} ; 
b) B = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12} ; 
c) C = {-1; 1} ; 
11. P T, R S, Q X 
12. a) (-3; 7) (0; 10) = (0; 7) ; 
b) (; 5) (2; ) = (2; 5) ; 
c) 
13. h có ba chữ số đáng tin. Dạng chuẩn là h = 347 met. 
14. (A) : đúng ; 	(B) : sai ; 
(C) : đúng ; 	(D) : sai ; 	(E) : đúng ; 
15. (A) : đúng ; 	(B) : sai ; 	(C) : sai ; 	(D) : đúng 
16. (A) : sai 	(B) : đúng ; 	(C) : đúng ; 	(D) : sai ; 
III/ GỢI Ý ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG I : 
ĐỀ SỐ 1 (45) phút
Câu 1: (4 đ) 
Cho A, B là hai tập hợp khác rỗng. Xác định tính đúng sai của các mệnh đề sau (không cần giải thích) ; 
a) ; 	b) 
c) 	d) 
Câu 2: (3 đ)
Xác định các tập hợp số sau và biểu diễn chúng trên trúc số: 
a) (-2; 4) (0; 8) ; 	b) ; 
Câu 3: (3 đ) 
Cho số gần đúng a với sai số tuyệt đối dưới đây. Hãy viết a dưới dạng chuẩn : 
a) a = 1735492 ; ; 	b) a = 25,1963 ; 
ĐÁP ÁN
Câu 1: 	a) Sai ; 	b) Đúng ; 	c) Đúng ; 	d) Đúng ; 
Câu 2: 	a) (-2;)	b) (-1; 5)	
Câu 3: 	a) a = 1735.103 	b) a = 45 
ĐỀ SỐ 2 (45 PHÚT)
Câu 1: (3 đ) 
Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau và xét tính đúng sai của chúng 
a) = 1,71 ; 	b) (3,14 ; 3,15) 
Câu 2: (3 đ) 
Xác định các tập hợp số sau và biểu diễn chúng trên trục số: 
a) ; 	b) (-2; 4) \ [1; 3] 
Câu 3: (4 đ) 
Cho A, B, C là những tập hợp tùy ý. Xác định tính đúng sau của các mệnh đề sau (không cần giải thích) . 
a) ; 	b) ; 
c) 	d) 
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
a) = 1,41 (Sai) 
Phủ định là: # 1,71 (Đúng) 
b) (3,14 ; 3,15) (Đúng) 
Phủ định là (3,14 ; 3,15) (Sai) 
Câu 2: 
a) 
b) 
Câu 3: 
a) Đúng ; 	b) Sai ; 	c) Sai ; 	d) Sai ; 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10(2).doc