Giáo án Đại số 10 GV: Nguyễn Phúc Đức

Giáo án Đại số 10 GV: Nguyễn Phúc Đức

Bài 1: MỆNH ĐỀ (Tiết 1/2)

A. MỤC TIÊU.

1) Về kiến thức:

- HS biết được mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề chứa biến, các điều kiện cần, đủ

2) Về kĩ năng:

- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng sai của mệnh đề này.

- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể thuộc tập xác định của nó

3) Về thái độ:

- Cẩn thận, chính xác

- Bước đầu hiểu được ứng dụng của mệnh đề trong thực tế

 

doc 60 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1253Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 GV: Nguyễn Phúc Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 14 tháng 08 năm 2011	Dạy ngày15 tháng 08 năm 2011
Cụm tiết PPCT : 1,2	Tiết PPCT : 1
Bài 1: MỆNH ĐỀ (Tiết 1/2)
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức: 
- HS biết được mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề chứa biến, các điều kiện cần, đủ 
2) Về kĩ năng: 
- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng sai của mệnh đề này.
- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể thuộc tập xác định của nó 
3) Về thái độ: 
- Cẩn thận, chính xác
- Bước đầu hiểu được ứng dụng của mệnh đề trong thực tế
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên: Chuẩn bị các ví dụ, phiếu học tập
 Học sinh: Một số định lý, dấu hiệu đã học. 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (1 phút):
- Lớp :10C10: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C13: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C14: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C15: Sĩ số	 vắng : 	
Kiểm tra bài cũ ( 3 phút): Em hãy cho ví dụ về những câu xaxc1 định được đúng hoăc sai ?
Dạy học bài mới:
Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài : Trong thực tế ta thường xuyên gặp những câu có tính đúng hoặc sai. Trong Toán học gọi những câu đó là gì ? Ta cùng vào bài hôm nay.
Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1:(5 PHÚT) 1. Mệnh đề là gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Câu hỏi 1: p2 < 9,86 đúng hay sai? 
HS: Kết quả: đúng
Câu hỏi 2: Phanxipăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam dúng hay sai? 
Hs: Kết quả: đúng
Câu hỏi 3: Mệt quá! Chị ơi mấy giờ rồi là câu có tính đúng , sai hay không ? 
HS : Kết quả : không có tính đúng sai.
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai
- Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai
	HOẠT ĐỘNG 2(5 PHÚT): Học sinh nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
Câu hỏi 1: Nêu ví dụ về mệnh đề đúng?
Hs: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800
Câu hỏi 2: Nêu ví dụ về mệnh đề sai?
Hs: Mỗi số nguyên tố là một số lẻ
Câu hỏi 3: Nêu ví dụ về câu không là mệnh đề? 
Học sinh đưa ra ví dụ: Tôi thích hoa hồng. Bạn học lớp nào thế?
Ví dụ: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800
Mỗi số nguyên tố là một số lẻ
HOẠT ĐỘNG 2 (5 PHÚT) . 2. Khái niệm mệnh đề chứa biến
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
GV hỏi : “n chia hết cho 2” có phải là mệnh đề hay không ? TL: không.
Em hãy thay n bằng mốt số để được mệnh đề đúng. TL: N = 4
Tương tự để được một câu sai. TL : N =5. 
GV giới thiệu : mệnh đề chứa biến. 
GV yêu cầu HS làm bài tập ?3
HS làm bài tập 3 : xét câu “x>3”..
Chưa là MĐ nhưng khi cho biến = 1 giá trị cụ thể thì nó trở thành MĐ
HOẠT ĐỘNG 3 ( 7 phút ). II. Mệnh đề phủ định
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Câu hỏi 1: Hãy phủ định Mđ P: là số hữu tỉ (1) : “ là số vô tỉ” 
( “ không phải là số hữu tỉ”)
Câu hỏi 2: Mđ đúng hay sai?
(2) Đúng vì P sai
Câu hỏi 3: Làm tương tự với Mđ
a) “Pari là thủ đô của nước Anh”
“Pari không phải là thủ đô của nước Anh”
Mđ phủ định đó đúng
“2002 chia hết cho 4”
“2002 không chia hết cho 4”
Mđ phủ định đó đúng
 Ví dụ 2 (SGK/4)
Ký hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là 
	 đúng khi P sai.
	 sai khi P đúng
Ví dụ: 	P: “ 3 là một số nguyên tố”.
	 : “ 3 không phải là một số nguyên tố”.
	Q : “ 7 không chia hết cho 5”
	 : “7 chia hết cho 5” 
HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút) III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO.
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Ví dụ. Xét mệnh đề: R = “Nếu tam giác ABC đều thì tam giác đó có ba góc bằng nhau”.
 R có dạng: “Nếu P thì Q”
H1: Xác định P, Q?
• Trả lời: P = “Tam giác ABC là tam giác đều”
Q = “Tam giác ABC có ba góc bằng nhau”.
H2: P, Q có phải là các mệnh đề không?
• Trả lời: P, Q là các mệnh đề
GV: Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu: PÞQ.
Mệnh đề PÞQ còn được phát biểu: “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q”
H3: Từ các mệnh đề:
P: “Gió Đông Bắc về”, Q: “Trời trở lạnh”
Hãy phát biểu mệnh đề PÞ Q.
• Trả lời: “Nếu gió Đông Bắc về thì trời trở lạnh”
GV: Mệnh đề PÞQ chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Do đó chỉ cần xét tính đúng sai của mệnh đề PÞQ khi P đúng.
Khi đó PÞ Q đúng khi nào? 
•Trả lời: Đúng khi Q đúng. Sai khi Q sai.
GV: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng PÞQ. Khi đó ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí. Hoặc
P là điều kiện đủ để có Q, hoặc
Q là điều kiện cần để có P.
H4: Hãy phát biểu một định lí toán học
a/Mệnh đề kéo theo
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.
 Kí hiệu: PQ
đọc ”P kéo theo Q”, hay “Từ P suy ra Q”, 
MĐ PQ chỉ sai khi P “Đ” và Q “S” 
Các định lí toán học thừơng là những MĐ đúng và thừng có dạng: PQ . Trong đó: 
P: giả thuyết, Q: kết luận
P là điều kiện đủ để có Q Hoặc
Q là ĐK cần để có P
Củng cố, khắc sâu kiến thức : (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Cho HS làm bài 1 SGK trang 9
1HS trả lời tại chổ 
Yêu cầu HS làm bài 2.a,b
Cho 4 HS lên bảng trình bày. 
4 HS lên bảng trình bày bài
Bài 1 SGK trang 9
mệnh đề : câu a, d.
mệnh đề chứa biến : b,c.
Bài 2 : a/ Mệnh đề đúng. Phủ định : 1794 không chia hết cho 3. 
b/ Mệnh đề sai. Phủ định : không là số hữu tỉ. 
Hướng dẫn học tập ở nhà : (1 phút)
- Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề chứa biến, cách xác định mệnh đề phủ định. 
- bài tập về nhà : 2c,d. 3 SGK trang 9.
D. RÚT KINH NGHIỆM : 
Soạn ngày14 tháng 08 năm 2011	Dạy ngày15 tháng 08 năm 2011 
Cụm tiết PPCT : 1,2	Tiết PPCT : 2
Bài 1 : MỆNH ĐỀ (Tiết 2/2)
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức: 
- HS biết được hai mệnh đề tương đương, mệnh đề chứa biến, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ. 
- HS biết được kí hiệu , mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
2) Về kĩ năng: 
- Biết lập mệnh đề mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng sai của mệnh đề này.
- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể thuộc tập xác định của nó hoặc gán các kí hiệu $, " vào trước nó
- Biết sử dụng các ký hiệu $, " trong các suy luận 
- Biết cách lập mệnh đề phủ định của mệnh có chứa kí hiệu $, "
3) Về thái độ: liên hệ được với tính diễn đạt logic trong các định lý trong toán học
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
-Giáo viên: Một số định lý có dạng cần và đủ. 
- Học sinh: Kiến thức bài trước. 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (phút): 
Kiểm tra bài cũ (7phút): 
H1: Lấy một ví dụ về mệnh đề, xác định tính đúng sai của mệnh đề đó.
H2: Xác định mệnh đề phủ định của mệnh đề đó.
Dạy học bài mới:
Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài : 
Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1 : IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Cho hs xet ví dụ 1. 
H1: Trong a) hãy xác định P và Q? 
• Trả lời: P: “Tam giác ABC đều”
Q: “ Tam giác ABC cân”
H2: Phát biểu các mệnh đề QÞP ?
• Trả lời: “Nếu ABC là tam giác cân thì ABC là tam giác đều”
H3: Xét tính đúng sai của mệnh đề? 
•Trả lời: Đây là mệnh đề sai.
H4: Xét tương tự đối với b) 
• Suy nghĩ tìm câu trả lời.
QÞP: Nếu DABC cân và có một góc bằng 600 thì ABC là tam giác đều.
Đây là mệnh đề đúng.
GV: Mệnh đề QÞP được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PÞQ.
Mệnh đề đảo của một mệnh đề không nhất thiết là đúng.
H5: Lấy ví dụ về mệnh đề đảo và cặp mệnh đề tương đương?
• Nhấn mạnh mệnh đề tương đương.
IV. MĐ Đảo – Hai MĐ Tương Đương
 **Mệnh đề Q P là mệnh đề đảo của mệnh đề PQ
Ví dụ : 
P =>Q: Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân. (mệnh đề đúng).
Q => P: Nếu ABC là một tam giác cân thì ABC là một tam giác đều. (mệnh đề sai).
• Nếu cả hai mệnh đề PÞQ và QÞP đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương và kí hiệu PÛQ. Đọc:
P tương đương Q, hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.
HOẠT ĐỘNG 2 : V. KÍ HIỆU " VÀ $
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Ví dụ 2. Xét phát biểu:
“Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0”.
H1: Hãy viết lại bằng kí hiệu? • 
Suy nghĩ về cách viết. Gợi ý: 
Ví dụ 3. Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
“Tổng của mọi số nguyên với 1 đều lớn hơn chính nó”
H1: Xét tính đúng sai của mệnh đề? 
• Trả lời: Đây là mệnh đề đúng.
Ví dụ 4. Xét phát biểu: “Có một số nguyên bé hơn 0”
H1: Có phải là mệnh đề không?
Trả lời: Đây là một mệnh đề đúng.
H2: Viết lại bằng kí hiệu?
Ví dụ 5. Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
H1: Chỉ ra được số đó không? Trả lời: x = 0 hoặc x = 1.
H2: Xét tính đúng sai của mệnh đề? là mệnh đề đúng.
Ví dụ 6. Tìm mệnh đề phủ định của:
P: “Tổng của mọi số nguyên với 1 đều lớn hơn chính nó”
Trả lời: : “Tồn tại số nguyên mà tổng của nó với 1 không lớn hơn chính nó”
H1: Viết lại bằng kí hiệu? : 
Ví dụ 7. Tìm mệnh đề phủ định của
P: “Tồn tại số nguyên x mà bình phương của nó bằng chính nó” 
Trả lời: : “Bình phương của mọi số nguyên đều khác chính nó”
H1: Viết lại bằng kí hiệu? 
GV: Lấy thêm các ví dụ?
V) Kí hiệu :
Kí hiệu đọc là “ với mọi ”
Ví dụ : “Bình phương của mọi số thực đều không âm ”
Kí hiệu đọc là “ có một ”(tồn tại một) hay “ có ít nhất một ”(tồn tại ít nhất một).
Ví dụ : “ có một số hữu tỉ bình phương bằng 2 ”
Phủ định của mệnh đề “"xÎX, x có t/c P” là mệnh đề: “$xÎX, x không có t/c P”
VD : 
a) A = “"xÎR, x2+1≥1”; =”$xÎR, x2+1<1”
b) B = “"x chẳn, x chia hết cho 4”, 
 =“$x chẳn, x không chia hết cho 4”
Phủ định của mệnh đề: “$xÎX, x có t/c P” là mệnh đề: “"xÎX, x không có t/c P
VD :
A= “$xÎR, x2<0”; =”"xÎR, x2≥0”
Củng cố, khắc sâu kiến thức : Chú ý khái niệm mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các kí hiệu ", $ và tìm mệnh đề phủ định
Hướng dẫn học tập ở nhà : Bài tập về nhà: 5, 6, 7 – SGK 
D. RÚT KINH NGHIỆM : 	
	Soạn ngày 21 tháng 08 năm 2011	Dạy ngày 22 tháng 08 năm 2011 
Cụm tiết PPCT :3-4(2 tiết)	Tiết PPCT : 3
 TẬP HỢP(t1)
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức: HS nắm vững các khái niệm tập hợp, phần tử của tập hợp, tập rỗng, tập con, hai tập hợp bằng nhau.
2) Về kĩ năng: Sử dụng đúng các kí hiệu: Î,Ï,Ì,É,Æ. Biết các cách cho tập hợp. Vận dụng được các khái niệm tập con, tập hợp bằng nhau vào giải toán.
3) Về thái độ: vận dụng vào các bài toán thực tế 
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hỏi học sinh về các kiến thức liên quan đã học ở lớp dưới.
Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học về tập hợp. Xem trước nội dung bài học
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức : 
- Lớp :10C10: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C13: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C14: Sĩ số	 vắng : 	
- Lớp :10C15: Sĩ số	 vắng : 	
Kiểm tra bài cũ : 
HS1: Bài tập 5a và bài 6d
HS2: Bài 5b và bài 7c. 
Dạy học bài mới:
Đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài : Trong Toán học ta thường gặp những bài toán có liên quan đến tập hợp. Ở lớp 6 chúng ta cũng đã được làm quen với tập hợp, hôm nay chúng ta cùng ôn lại và bổ sung thêm những khái niệm có liên quan đến tập hợp. 
Dạy học bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1 : Tập hợp và phần tử
GV yêu cầu HS thực hiện H ...  trình 
Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1 :I- ÔN TẬP VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI.
1. Phương trình bậc nhất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Biến đổi phương trình về dạng: ax + b =0
• Gợi ý trả lời H1: PT Û 
H2: Xác định hệ số a, b?
• Gợi ý trả lời H2: , b = 2(m+1)
H3: a ≠ 0 khi nào? Xác định nghiệm?
• Gợi ý trả lời H3: a ≠ 0 Û m ≠ ±1. Khi đó phương trình có nghiệm duy nhất 
H4: Xét từng trường hợp của a = 0?
• Gợi ý trả lời H4: a = 0 Û m = -1 hoặc m = 1.
Nếu m =-1: PT có dạng 0x + 0 = 0: Phương trình nghiệm đúng với mọi x.
Nếu m = 1: PT có dạng 0x+4 =0: Vô nghiệm
GV: Hs hãy tự rút ra kết luận.
1. Phương trình bậc nhất.
Dạng: ax + b = 0 (1). Cách giải và biện luận:
Hệ số
Kết luận nghiệm
a ≠ 0
(1) có nghiệm duy nhất 
a = 0
b≠0
(1) vô nghiệm
b=0
(1) nghiệm đúng với mọi x
Ví dụ 1. Giải và biện luận phương trình 
Giải :Ta có: , b = 2(m+1)
a ≠ 0 Û m ≠ ±1. Khi đó phương trình có nghiệm duy nhất ;
a = 0 Û m = -1 hoặc m = 1.
Nếu m =-1: PT có dạng 0x + 0 = 0: Phương trình nghiệm đúng với mọi x.
Nếu m = 1: PT có dạng 0x+4 =0: Vô nghiệm
2. Phương trình bậc hai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Phát biểu cách giải và công thức nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn?
 • Hs trả lời câu hỏi
H2: Khi nào phương trình bậc hai vô nghiệm? có nghiệm kép? Có 2 nghiệm phân biệt? 
• Gợi ý trả lời H2:
Phương trình bậc hai vô nghiệm ÛD<0
Có nghiệm kép khi D = 0
Có 2 nghiệm phân biệt khi D>0
• Cách giải và biện luận phương trình 	(2)
Kết luận
D>0
(2) có 2 nghiệm phân biệt:
D=0
(2) có nghiệm kép 
D<0
(2) vô nghiệm
Ví dụ 2. Giải và biện luận phương trình 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Biến đổi phương trình về dạng (2)?
• Gợi ý trả lời H1: 
H2: Tính D?
• Gợi ý trả lời H2: "m
H3: Xét từng trường hợp của D?
• Gợi ý trả lời H3: 
Nếu m = 1, ta có D=0 Þ Phương trình có nghiệm kép x =m =1.
Nếu m≠1, D>0 phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1 = 1 và x2 = 2m-1.
H4: Kết luận?
Ví dụ 2. Giải và biện luận phương trình 
Giải: 
"m
Nếu m = 1, ta có D=0 Þ Phương trình có nghiệm kép x =m =1.
Nếu m≠1, D>0 phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1 = 1 và x2 = 2m-1. 
• Chú ý: Nếu ở phương trình dạng (2) hệ số a có chứa tham số thì phải xét riêng trường hợp a =0
3. Định lí Vi-ét.
Định lí. Nếu phương trình bậc hai có 2 nghiệm x1, x2 thì:
Ngược lại, nếu 2 số u và v có tổng u+v = S và tích uv=P thì u và v là các nghiệm của phương trình 
.
Ví dụ 3. Cho phương trình .
Tìm m để phương trình: 	a) Có 2 nghiệm trái dấu.
	 	b) Có 2 nghiệm dương.
	c) Có 2 nghiệm âm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm trái dấu?
• Gợi ý trả lời H1: 
Phương trình có 2 nghiệm trái dấu Û x1x2=P<0
Û 
H2: Phương trình có 2 nghiệm dương khi nào?
• Gợi ý trả lời H2: Phương trình có 2 nghiệm dương Û 
H3: Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm âm?
Ví dụ 3. Cho phương trình .
Tìm m để phương trình: 	
a) Có 2 nghiệm trái dấu.
b) Có 2 nghiệm dương.
c) Có 2 nghiệm âm.
Giải : 
a) Phương trình có 2 nghiệm trái dấu Û x1x2=P<0
Û 
b) Phương trình có 2 nghiệm dương Û 
Þ không có m thoả mãn.
•c) Phương trình có 2 nghiệm âm Û 
Ví dụ 4. Tìm m để phương trình có một nghiệm là x = 1. Tìm nghiệm còn lại?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Phương trình nhận x =1 làm nghiệm khi nào?
H2: Tìm nghiệm còn lại? 
• Gợi ý trả lời H1: Khi 1-m-m2 +m =0
Û m2 = 1 Û m =±1.
• Gợi ý trả lời H2: Giả sử x1=1 là một nghiệm của phương trình thì theo định lí Vi-ét ta có:
.
Do đó nếu m =1 thì nghiệm còn lại là x2=0, nếu m =-1 thì nghiệm còn lại là x2=-2 
Củng cố tiết 1: 
• Quy trình giải và biện luận phương trình dạng bậc nhất và bậc hai?
• Điều kiện để phương trình dạng bậc hai có: 2 nghiệm phân biệt? Một nghiệm? Nghiệm kép? Có 2 nghiệm trái dấu? có 2 nghiệm dương, 2 nghiệm âm...?
Bài tập về nhà: 2, 3, 8 - SGK
D. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn ngày tháng năm 	Dạy ngày tháng năm 
Cụm tiết PPCT : 22-23	Tiết PPCT :23
Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI (t2)
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức : Hiểu cách giải các phương trình quy về dạng phương trình bậc nhất, bậc hai: Phương trình có ẩn ở mẫu thức, phương trình đưa về phương trình tích, phương trình chứa dấu gttđ, phương trình chứa căn thức.
 2) Về kĩ năng: Giải được các phương trình đưa về dạng bậc nhất, bậc hai. Biết vận dụng định lí Vi-ét vào việc xét dấu nghiệm phương trình bậc hai. 
3) Về thái độ: Có ý thức suy luận để xác định dạng của phương trình cần giải 
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
- Giáo viên: Một số ví dụ, công thức về giá trị tuyệ đối và căn bậc hai. 
- Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về giá trị tuyệ đối và căn bậc hai 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (1 phút): 
Kiểm tra bài cũ ( phút): 
H1: Cho phương trình . Tìm m để phương trình có 2 nghiệm dương?
H2: Cho phương trình có 2 nghiệm x1, x2. Tính ?
Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 3 : II– PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI.
1. Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối.
• Để giải các phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối ta có thể dùng định nghĩa của giá trị tuyệt đối (chia khoảng xét dấu biểu thức trong dấu gttđ và khử dấu gttđ) hoặc bình phương 2 vế.
Ta có: 
Ví dụ 1. Giải phương trình (1)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Cách giải phương trình trên?
H2: Giải phương trình khi x≥3?
H3: Giải phương trình khi x<3?
H4: Có thể giải phương trình bằng cách khác không?
• Gợi ý trả lời H1: Xét dấu biểu thức (x-3) để khử dấu gttđ và giải phương trình tương ứng.
• Gợi ý trả lời H2: Nếu x≥ 3, phương trình có dạng x-3 = 2x + 1 Û x =-4 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 3 Þ loại.
• Gợi ý trả lời H3: Với x < 3 ta có phương trình: -x + 3 = 2x +1 Û thỏa mãn điều kiện x < 3.
Vậy nghiệm của phương trình là 
• Gợi ý trả lời H4: Có. Bằng cách đặt điều kiện rồi bình phương 2 vế.
2. Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn
Để giải các phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bậc hai, ta thường bình phương hai vế để đưa về một phương trình hệ quả không còn chứa căn thức.
Ví dụ 2. Giải phương trình: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Điều kiện của phương trình?
H2: Bình phương 2 vế và giải phương trình hệ quả?
H3: Giải bằng biến đổi tương đương được không?
• Gợi ý trả lời H1:
Điều kiện 
• Gợi ý trả lời H2: 
Bình phương 2 vế phương trình ta có:
giải phương trình trên ta thu được hai nghiệm là và cả 2 nghiệm đều thỏa mãn điều kiện phương trình nhưng thay vào phương trình đầu ta có nghiệm bị loại (vì khi đó VT>0 còn VP<0).
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là 
• Gợi ý trả lời H3: Có. Ta thực hiện như sau
Phương trình đã cho 
• Chú ý: Các phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối và căn thức có thể giải được bằng cách đặt ẩn phụ.
Ví dụ. Giải phương trình: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Điều kiện của phương trình?
H2: Biến đổi phương trình về dạng:
?
H3: Giải phương trình (*)?
H4: Tìm nghiệm x?
• Gợi ý trả lời H1: 
Điều kiện 
• Gợi ý trả lời H2: 
 (*)
• Gợi ý trả lời H3: 
Đặt ta có phương trình:
• Gợi ý trả lời H4: 
Với t =1 ta có: 
 thỏa mãn điều kiện .
Củng cố tiết 2: 
• Phương pháp giải phương trình chứa ẩn trong dấu gttđ và căn thức?
• Xem lại lời giải các ví dụ đã trình bày?
Bài tập về nhà: 4, 6,7 - SGK
D. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Soạn ngày tháng năm 	Dạy ngày tháng năm 
Cụm tiết PPCT : 	Tiết PPCT :24
BÀI TẬP 
A. MỤC TIÊU.
1) Về kiến thức : Củng cố các kiến thức về phương trình bậc nhất, bậc hai, phương trình có ẩn ở mẫu thức, phương trình đưa về phương trình tích, phương trình chứa dấu gttđ, phương trình chứa căn thức.
 2) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải được các phương trình liên quan dạng bậc nhất, bậc hai. 
3) Về thái độ: Vận dụng linh hoạt các cách giải vào các bài toán cụ thể. 
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
- Giáo viên: Một số bài tâp tiêu biểu. 
- Học sinh: Ôn tập lại các cách giải các phương trình đã học 
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức (1 phút): 
Kiểm tra bài cũ ( phút): 
H1&2: Giải các phương trình:
Dạy học bài mới: 
Bài số 1. Giải và biện luận các phương trình:
	a) (1);	b) 	(2)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Cách giải và biện luận phương trình (1)?
H2: Hãy thực hiện quy trình đó?
H3: Phương pháp giải và biện luận (2)?
H4: Xác định a, D. 
Xét phương trình khi a =0?
H5: Biện luận phương trình khi a≠0?
H6: Kết luận?
• Gợi ý trả lời H1: Biến đổi đưa về dạng bậc nhất và biện luận.
• Gợi ý trả lời H2: 
Ta có (1) Û 
Nếu a = m-1 ≠0 Û m≠1, phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.
Nếu a = m-1 = 0 Û m=1, phương trình có dạng: 0x +0 =0 phương trình nghiệm đúng với mọi xÎR.
• Gợi ý trả lời H3: Biến đổi đưa về dạng bậc hai và biện luận.
• Gợi ý trả lời H4: 
Nếu a =m+2 = 0 Û m=-2, phương trình có dạng: -3x-2 =0 Û 
• Gợi ý trả lời H5:
Nếu a=m+2≠0 Û m≠-2. Ta có: 
: Phương trình vô nghiệm.
: Phương trình có nghiệm kép 
: Phương trình có 2 nghiệm phân biệt: 
Bài số 2. Cho phương trình .
Xác định m để phương trình có 1 nghiệm gấp 2 nghiệm kia. Tính các nghiệm khi đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Điều kiện để phương trình có 2 nghiệm?
H2: Theo định lí Vi-ét ta có?
H3: Kết hợp giả thiết để tìm m?
• Gợi ý trả lời H1:
Phương trình có 2 nghiệm x1, x2 khi và chỉ khi 
Û "m.
• Gợi ý trả lời H2: 
Theo định lí Vi-ét ta có: 
• Gợi ý trả lời H3: Theo giả thiết thì x1=3x2 (3)
Từ (1) và (2) Þ thay vào (2) ta có 
Bài số 3. Giải các phương trình:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
H1: Điều kiện của phương trình?
H2: Biến đổi phương trình về dạng bậc hai và tìm nghiệm?
H3: Giải phương trình b)c)?
• Gợi ý trả lời H1: 
Điều kiện 
• Gợi ý trả lời H2: 
• Gợi ý trả lời H3: 
b) Nghiệm: 
c) Nghiệm: x=-1
Củng cố : 
• Phương pháp giải phương trình hữu tỉ, phương trình chứa ẩn trong dấu gttđ và căn thức?
Bài tập về nhà: 4, 6,7 - SGK
D. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an DS 102012.doc