Tiết: 10 SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1.Về kiến thức:
+ Hiểu về khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
+ Số qui tròn, chữ số chắc
+ Biết dạng chuẩn của số gần đúng, kí hiệu khoa học của một số thập phân
2.Về kĩ năng:
+ Viết đựoc số qui tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
+ Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng
3.Về tư duy:
Rèn luyện tư duy lôgíc và trí tưởng tượng không gian; biết quy lạ về quen
4. Về thái độ:
Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận.
Ngày soạn: 25/ 09/2007 Ngày giảng: 28/ 09/ 2007 Tiết: 10 số gần đúng và sai số A. Mục tiêu bài dạy. 1.Về kiến thức: + Hiểu về khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối và sai số tương đối. + Số qui tròn, chữ số chắc + Biết dạng chuẩn của số gần đúng, kí hiệu khoa học của một số thập phân 2.Về kĩ năng: + Viết đựoc số qui tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước. + Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng 3.Về tư duy: Rèn luyện tư duy lôgíc và trí tưởng tượng không gian; biết quy lạ về quen 4. Về thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Thực tiễn: 2. Phương tiện: - Thầy: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm( hoặc máy chiếu). - Trò : thước kẻ, com pa, .. Đọc trước bài. 3. về phương pháp dạy học: - Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy sen kẽ hoạt động nhóm. C. Tiến trình bài học và các hoạt động I. Các hoạt động học tập HĐ 1: Số gần đúng. HĐ 2 : Sai số tuyệt đối và si số tương đối HĐ 3: Số qui tròn HĐ 4: Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng HD 5: Kí hiệu khoa học của một số HĐ 5 : Củng cố HĐ 6 : Hướng dẫn học và làm bài ở nhà II. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong bài giảng). 2. Bài mới. HĐ 1: Số gần đúng Hoạt động của GV và HS Ghi nhận kiến thức H1 hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trả lời. 1. Số gần đúng Mọi kết quả đo đạc , thực nghiệm chỉ cho ta một kết quả là một số gần đúng. hoặc khi chia 2 cho 3 ta chỉ được một kết quả gần đúng HĐ 2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối Hoạt động của GV và HS Ghi nhận kiến thức Gọi học sinh đọc định nghĩa? Hướng dẫn học sinh tính toán. H2. Kết quả đo chiều dài một cây cầu ghi là: gọi học sinh lên bảng giáo viên hướng dẫn Hãy xác định sai số tuyệt đối của số gần đúng 2. Sai số tuyệt đối : a, Định nghĩa: Giả sử a là giá trị chính xác của một đại lượng Giả sử a’ là giá trị gần đúng của nó Thì sai số tuyệt đối của số gần đúng là : Da' = | a – a’| Nhận xét : Trong thực tế, ta không thể tính được chính xác Da' ị chỉ có thể ước lượng Da' không vượt quá một cận trên VD: a = lấy a’ = 1, 41. Ta có a’2 = (1, 41)2 = 1, 988 < a2 = 2 Mặt khác : a’2 = (1, 41)2 =2, 0164 > a2 = 2 Vậy : 1, 41 < < 1, 42 Do đó: D’ = | a - a'| = |- 1, 41| < 1, 42 - 1, 41= 0, 01 Giá trị 0, 01 gọi là cận trên của Da' Giả sử d là cận trên của sai số tuyệt đối Da'ta có : Da' Ê d Û | a - a'| Ê d Ta nói a' là giá trị gần đúng của a với độ chính xác d và viết a = a' ± d Khi biết d và a' ta có thể chỉ ra khoảng chứa a a' - d Ê a Ê a' + d VD: Lấy 2, 07 là giá trị gần đúng của ta có Da = ẵ - 2, 27ẵ= - 2, 27 = < = 0, 03. Vậy 2, 27 là giá trị gần đúng của với độ chính xác 0, 003 Ta có : 2,27 - 0,03 < < 2, 27 + 0, 003 Hay 2, 267 < < 2,273. HĐ 3: Số qui tròn 3. Số quy tròn: Nguyên tắc quy tròn các số: Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên bộ phận còn lại. Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì cộng vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại 1 đơn vị VD: Số 2,649 có thể quy tròn là 2,6. Chú ý: (SGK-133) HĐ 4: Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng Giả sử a’ là số thập phân gần đúng của số a. Trong số thập phân a’, chữ số k được gọi là chữ số chắc nếu sai số tuyệt đối không vượt quá một đơn vị của hàng chứa chữ số k đó. Chú ý : + Nếu k là chữ số chắc thì tất cả các số đứng bên trái nó đều là chữ số chắc. + Chữ số chắc trong một số gần đúng a’ có thể không trùng với chữ số ở hàng của nó trong số đúng a 4. cách viết chuẩn các số gần đúng Cách viết chuẩn các số gần đúng dưới dạng thập phân là cách viết mà các chữ số đều là các chữ số chắc. Nếu ngoài những số chắc còn có các chữ số khác thì ta bỏ các chữ số này và làm tròn bộ phận cònn lại. Ví dụ: Cho a’=1,379 có sai số tuyệt đối là 0,01. Cách viết chuẩn là a=1,38. HĐ 5: Kí hiệu khoa học của một số Hãy viết các số sau dưới dạng kí hiệu khoa học. 0,000000012 = 0,0000000000000123 = 5. Kí hiệu khoa học của một số Mỗi số đều có thể viết được dưới dạng trong đó Ví dụ 0,0123 = 1,23.10 -2 * Củng cố HĐ 6: Hãy làm tròn các số sau: 0,10515632745; 0,32596 đến phần vạn, nghìn, phần trục. 0,1052; 0,3297 0,105; 0,330 0,1; 0,3 3. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà. HĐ 7: Nắm vững các khái niệm , tự lấy thêm ví dụ. Làm bài tập 43, 44,45, 46, 47, 48, 49 Đọc trước phần còn lại.
Tài liệu đính kèm: