Giáo án Đại số 10 tiết 11, 12: Hàm số

Giáo án Đại số 10 tiết 11, 12: Hàm số

Chương II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Tiết thứ 11. HÀM SỐ

I- Mục tiêu

 1-Kiến thức: Nắm được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số. Nắm được PP tìm tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số

 2- Kỹ năng: Vận dụng tìm tập xác định của hàm số, đọc được các giá trị của hàm số khi biết đồ thị hàm số- Thực hành tốt các khái niệm trên vào bài cụ thể.

 3-Thái độ:- Tư duy các khái niệm trên theo quan điểm chính xác.Suy luận logic, chặt chẽ.Nhận thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác cách trình bày sạch. II- Chuẩn bị : HS: Đọc bài ở nhà

 GV: Bảng về đồ thị h/s, biểu đồ

 

doc 5 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 11, 12: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Ngày dạy-sĩ số.
10A1
10A2
10A4
Chương II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Tiết thứ 11. HÀM SỐ
I- Mục tiêu 
 1-Kiến thức: 	Nắm được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số. Nắm được PP tìm tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số
 2- Kỹ năng: Vận dụng tìm tập xác định của hàm số, đọc được các giá trị của hàm số khi biết đồ thị hàm số- Thực hành tốt các khái niệm trên vào bài cụ thể.
 3-Thái độ:- Tư duy các khái niệm trên theo quan điểm chính xác.Suy luận logic, chặt chẽ.Nhận thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác cách trình bày sạch.	 II- Chuẩn bị : HS: Đọc bài ở nhà 
 GV: Bảng về đồ thị h/s, biểu đồ 
III- Tiến trình lên lớp : 
1)Kiểm tra bài cũ: Bổ xung các kháiniệm cơ bản của hàm số
2)Bài học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hàm số 
Gv: Cho Hs đọc SGK
Hs: Nêu định nghĩa 
GV: Nhấn mạnh rằng có một quy tắc f: D ® R mà với mỗi x Î D, có một y duy nhất thuộc R sao cho 
y = f(x). 
Hdẫn Hs đọc SGK ví dụ 1-Giải thích
Gv Lấy ví dụ: 
Hs Tìm tập xác định,tạp giá trị 
D = {1, 2, 3,  40}.
 TGT: Không vượt quá 40 số. Vì có thể có hai học sinh cùng viết một số. 
Hs chú ý không được lấy những x không thuộc D. 
HĐ2 Cách cho h/s
GV: nêu các cách cho một hàm số 
Gv: Cho Hs thực hiện trả lời HĐ 2
Hs: Chỉ ra giá trị h/s tại x=1999,x=2001,x=2004
HS đọc ví dụ(sgk)
Gv: Hãy kể tên các hàm số đã học ở THCS 
Hs trả lời
 Gv Nêu chú ý 
Khi xét h/s ta phải tìm tập xácđịnh
HS Tìm các biểu thức cần chú ý
HĐ3 áp dụng 
HS Nêu ví dụ 
 GV: có nghiã khi nào 
HS trả lời 
GV nêu ví dụ 
HS Giải
a) Ta phải có x+20 hay x-2
b) Tập xác định của hàm số là những x thoả mãn: hay 
hay x - 1 £ x £ 1 
GV Nêu chú ý 
HS Tính giá trị của h/s khi x=-2,x=5
I. Ôn tập về hàm số 
1-Hàm số ,tập xác định của hàm số 
. Giả sử có hai đại lượng biến thiên x và y, trong đó x nhận giá trị thuộc một tập số D. 
Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số. 
Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. 
Tập hợp D được gọi là tập xác định của hàm số. 
Ví dụ 1: SGK
H1: Ví dụ
Giả sử lớp học có 40 học sinh: Gán cho mỗi học sinh một số từ 1 đến 40 (hai học sinh không có số trùng nhau), mỗi học sinh viết một số vào một tờ giấy. Ta được một hàm số. 
2 -Cách cho hàm số 
Một hàm số có thể được cho bằng các cách sau: 
 Hàm số cho bằng bảng 
 Hàm số trong ví dụ 1 là một hàm số được cho bằng bảng. 
H2: x=1999 thì GT là 339
 x=2001 thì GT là 375
 x=2004 thì GT là 564
Hàm số cho bằng biểu đồ 
Ví dụ 2. Biểu đồ dưới (h.13) mô tả công trình khoa học kĩ thuật đăng kí dự giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và số công trình đoạt giải hàng năm từ 1995 đến 2001.
Biểu đồ này xác định hai hàm số trên cùng tập xác định.
D = {1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 22000, 2001}. 
Hàm số cho bằng công thức 
Các hàm số : 
Là những hàm số cho bởi công thức 
Khi cho hàm số bằng công thức mà không chỉ rõ tập xác định của nó thì ta có quy ước sau. 
Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa. 
Chú ý ;
mẫu thức phải khác 0 
Biểu thức trong căn bậc chẵn phải không âm
Ví dụ 3. Tìm tập xác định của hàm số .
Giải. Biểu thức có nghĩa khi x - 3 ³ 0,
 tức là khi x ³ 3. Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D = [3; ± ¥). 
ví dụ : Tìm tập xác định của các hàm số sau: 
a) ;
b) . 
-2 < 0 nên f(-2) = -(-2)2 = -4.
5 > 0 nên f(5) = 2.5 + 1 = 11.
HĐ4: Đồ thị
HS nêu khái niệm 
GV Treo bảng phụ vẽ 2 đồ thị HS:Tính giá tri tung độ f (-2), f(-1), f(0)...
Tìm x, sao cho f(x) = 2; 
Chú ý: 
Một hàm số có thể được xác định bởi hai, ba công thức. Chẳng hạn, cho hàm số. 
nghĩa là với x ³ 0 hàm số được xác định bởi công thức y = 2x + 1, với x < 0 hàm số được xác định bởi công thức y = -x2. 
3. Đồ thị của hàm số 
Đồ thị của hàm số y = f(x) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M(x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ với mọi x thuộc D. 
Ví dụ 4. Trong Sách giáo khoa Toán 9, ta đã biết đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b là một đường thẳng, đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 là một đường parabol. 
Hãy 
a) Tính f(-2), f(-1), f(0), f(2), g(-1), g(-2), g(0). 
b) Tìm x, sao cho f(x) = 2; 
Tìm x, sao cho g(x) = 2. Ta thường gặp trường hợp đồ thị của hàm số y = f(x) là một đường (đường thẳng, đường cong). Khi đó, ta nói y = f(x) là phương trình của đường đó. Chẳng hạn y = ax + b là phương trình của một đường thẳng. 
y = ax2 (a ¹ 0) là phương trình của một đường Parabol. 
3)Củng cố : Các cách cho hàm số .Cách tìm tập xác định cuả hàm số 
 Cách tìm tập giá trị của hàm số
4) Dặn dò : áp dụng bài tập 1,2,3 (T38)
Lớp
Ngày dạy-sĩ số.
10A1
10A2
10A4
Tiết thứ 12. HÀM SỐ
I- Mục tiêu 
 1-Kiến thức: 	Nắm được khái niệm hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ. Nắm được PP lập bảng biến thiên của hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai và một vài hàm số đơn giản khác PP xét tính chẵn lẻ của hàm số.
 2- Kỹ năng: Vận dụng tìm tập xác định của hàm số, lập bảng biến thiên của hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai và một vài hàm số đơn giản khác.
- Thực hành tốt các khái niệm trên vào bài cụ thể.
 3-Thái độ:- Tư duy các khái niệm trên theo quan điểm chính xác.Suy luận logic, chặt chẽ.Nhận thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác cách trình bày sạch.	 II- Chuẩn bị : HS: Đọc bài ở nhà 
 GV: Bảng về đồ thị há
III- Tiến trình lên lớp : 
1)Kiểm tra bài cũ: 
 Hãy nêu cách cho một hàm số ,lấy ví dụ
2) Bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 Sự biến thiên 
 Hs : Mhận xét đương đi của đồ thị y=x 
trên khoảng (-¥; 0) đồ thị "đi xuống" từ trái sang phải
Trên khoảng (0; +¥) đồ thị "đi lên" từ trái sangphải”
GV Kết luận 
x dần tới+¥ hay -¥
HS Nêu Định nghĩa
HĐ3 Bảng biến thiên 
Xét sự biến thiên của y=x2 ghi vào một bảng 
GV :Treo bảng phụ 
 Giải thích chiều các mũi tên 
HĐ2.Tính chẵn lẻ
 HS Nêu định nghĩa 
GV Nhận xét về đồ thị của chúng
y
Treo bảng phụ
Ví dụ :
x
0
 Y=x3
II. Sự biến thiên của hàm số 
1. Ôn tập 
Xét đồ thị hàm số y = x2 (h.15a). Ta thấy trên khoảng (-¥; 0) đồ thị "đi xuống" từ trái sang phải (h.15b) và với: 
x1, x2 Î (-¥; 0), x1 f(x2). 
Như vậy, khi giá trị của biến số tăng thì giá trị của hàm số giảm. 
Ta nói hàm số y = x2 nghịch biến trên khoảng (-¥;0)
Trên khoảng (0; +¥) đồ thị "đi lên" từ trái sang phải (h.15c) và với 
x1, x2 Î (0; +¥); x1 < x2 thì f(x1) < f(x2). 
Như vậy, khi giá trị của biến số tăng thì giá trị của hàm số cũng tăng.
Ta nói hàm số y = x2 đồng biến trên khoảng (0; +¥)
. Chú ý: 
Khi x > 0 và nhận các giá trị lớn tuỳ ý thì ta nói x dần tới +¥
Khi x < 0 và |x| nhận các giá trị lớn tuỳ ý thì ta nói x dần tới -¥.
Ta thấy khi x dần tới +¥ hay -¥ thì x2 dần tới +¥.
Tổng quát 
Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b) nếu "x1, x2 Î (a; b): x1 < x2 Þ f(x1) < f(x2). 
Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b) nếu "x1, x2 Î (a; b): x1 f(x2). 
2. Bảng biến thiên
Xét chiều biến thiên của một hàm số là tìm các khoảng đồng biến và các khoảng nghịch biến của nó. Kết quả xét chiều biến thiên được tổng kết trong một bảng gọi là bảng biến thiên. 
. Ví dụ : Bảng biến thiên của hàm số y = x2. 
III. Tính chẵn lẻ của hàm số 
1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ 
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu với mọi x Î D thì -x Î D và f(-x) = f(x). 
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu với mọi x Î D thì -x Î D và f(-x) = -f(x). 
Có những hàm số không chẵn, không lẻ chẳng hạn hàm số: 
2. Đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ
Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng. 
3) Củng cố : Cách vẽ đồ thị ,chiều biến thiên,
 Cách lập bảng biến thiên, tính chất hàm số chẫn và lẻ
4) Dặn dò : Bài tập 4 trang 38

Tài liệu đính kèm:

  • doctds 10 tiet 1112.doc