Giáo án Đại số 10 tiết 30: Luyện tập Phương trình tham số của đường thẳng

Giáo án Đại số 10 tiết 30: Luyện tập Phương trình tham số của đường thẳng

GIÁO ÁN

 Tên bài: Luyện tập. §2. Phương trình tham số của đường thẳng.

Tiết: 30 Chương: III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Qua các bài tập củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng làm toán, nắm được phương trình tham số của đường thẳng, có liên hệ được giữa phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng.

- Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản:

 Học sinh lập được phương trình tham số của đường thẳng khi biết một điểm và một vectơ chỉ phương của đường thẳng. Ngược lại từ phương trình tham số của đường thẳng các em có thể xác định được vectơ chỉ phương của đường thẳng và biết được điểm (x; y) có thuộc đường thẳng hay không.

 

doc 7 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 2218Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 30: Luyện tập Phương trình tham số của đường thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu T2
Trường Trung học Bình Mỹ
 Tổ chuyên môn: Toán
GIÁO ÁN
	Tên bài: Luyện tập. §2. Phương trình tham số của đường thẳng. 
Tiết:	30	Chương: III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Họ và tên sinh viên: Lâm Thành Hưng	MSSV: DTO055017
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Trần Công Tư
Ngày	tháng	năm 2009
Mục đích yêu cầu: 
Kiến thức: Qua các bài tập củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng làm toán, nắm được phương trình tham số của đường thẳng, có liên hệ được giữa phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng.
Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: 
ž Học sinh lập được phương trình tham số của đường thẳng khi biết một điểm và một vectơ chỉ phương của đường thẳng. Ngược lại từ phương trình tham số của đường thẳng các em có thể xác định được vectơ chỉ phương của đường thẳng và biết được điểm (x; y) có thuộc đường thẳng hay không.
ž Biết chuyển đổi giữa các dạng phương trình: tham số, chính tắc, tổng quát.
ž Các em thành thạo trong việc giải các bài toán về tìm phương trình tham số của đường thẳng.
Tư tưởng, thái độ: Liên hệ được với nhiều có trong thực tế về đường thẳng, có nhiều sáng tạo hình học, thấy được sự liên hệ mật thiết của đt với đời sống. Say sưa học tập, tư duy năng động, sáng tạo.
Phương pháp, phương tiện:
Tiến trình:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết thế nào là vectơ chỉ phương của đường thẳng?
Câu hỏi 2: Em hãy viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua (Bài tập 9a).
Gợi ý trả lời: 
Câu 1: Vectơ khác , có giá song song hoặc trùng với đường thẳng được gọi là vectơ chỉ phương của .
Câu 2: Vectơ chỉ phương của AB là 
Phương trình tham số của AB là: 
Phương trình chính tắc của AB là: 
Tiến trình bài học:
Bài 7:
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
Bài 7: (SGK trang 83)
GV: Một điểm A = (x, y) thuộc đường thẳng có phương trình tham số khi nào?
Trả lời: Điểm A thuộc đường thẳng khi thay tọa độ vào hệ thì mỗi phương trình cho cùng một giá trị t.
GV: Gọi 6 em học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và giải thích từng câu tại sao sai? Tại sao đúng?
Các mệnh đề đúng là: b), d), e), f).
Các mệnh đề sai là: a), c).
	Bài 8:
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
Bài 8:
GV: Một vectơ như thế nào được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ?
HS: Vectơ khác , có giá vuông góc với đường thẳng được gọi là vectơ pháp tuyến của . 
GV: Gọi 5 em học sinh đứng tại chỗ để trả lời cho các câu hỏi trong SGK. Sau đó cho các em giải thích tại sau đúng? Tại sao sai?
Các mệnh đề đúng là: a), b), d), e).
Mệnh đề sai: c).
Bài 9: Giáo viên gọi một em đọc yêu cầu của bài toán 
Hãy viết phương trình tham số, phương trình chính tắc (nếu có) và phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm A và B trong mỗi trường hợp sau:
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
A = (4; 1), B = (4; 2)
Vectơ chỉ phương của AB là, vectơ pháp tuyến của AB là 
Phương trình tham số là 
Không có phương trình chính tắc.
Phương trình tổng quát là x - 4 = 0
Do câu a đã được cho các em giải trong phần kiểm tra bài cũ, nên giáo viên gọi 2 em học sinh lên bảng giải tiếp câu b), c). 
HS: Lên bảng giải
GV: Gọi một em nhận xét bài của bạn.
c) A = (-4; 1), B = (1; 4)
Vectơ chỉ phương: 
Vectơ pháp tuyến: 
Phương trình tham số: 
Phương trình chính tắc: 
Phương trình tổng quát: 
HS: Lên bảng giải
Giáo viên: Gọi một em khác nhận xét bài của bạn.
Bài 10: Cho điểm A(-5; 2) và đường thẳng . Hãy viết phương trình đường thẳng 
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
GV: Từ phương trình chính tắc của đường thẳng các em có thể biết được gì?
HS: Một điểm thuộc đường thẳng và vectơ chỉ phương.
GV: Vectơ chỉ phương của đường thẳng là vectơ nào?
HS: Là vectơ 
GV: Gọi Một em lên bảng giải câu a) còn câu b) về nhà giải tương tự.
Câu a) Đi qua A và song song với .
Đường thẳng đi qua A và song song với nên nhận là vectơ chỉ phương. Vậy có phương trình: hoặc 
HS: Lên bảng giải câu a)
b) Đáp án: x- 2y + 9 = 0
	Bài 11: Hướng dẫn: Trước tiên các em tìm các vectơ chỉ phương hay vectơ pháp tuyến của hai đường thẳng, sau đó xác định vị trí tương đối của chúng (song song, trùng nhau hay cắt nhau?)
Nếu hai vectơ tỉ lệ với nhau thì ta kết luận hai vectơ đó song song hoặc trùng nhau, sau đó ta lấy một điểm thuộc đường thẳng này thay vào phương trình đường thẳng còn lại nếu thỏa thì hai đường thẳng đó trùng nhau, ngược lại thì chúng song song.
Nếu hai vectơ không tỉ lệ với nhau thì ta kết luận hai đường thẳng đó cắt nhau và đi tìm giao điểm của chúng.
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
a) 
GV: Gọi một em học sinh đứng trả lời, vectơ chỉ phương của hai đường thẳng là gì?
HS: 
GV: Em thấy vị trí tương đối của hai vectơ như thế nào?
HS: nên hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
GV: Để biết hai đường thẳng song song hay trùng nhau thì ta làm thế nào?
HS: Vì điểm M = (4, 5) thuộc đường thẳng thứ nhất, nhưng không thuộc đường thẳng thứ hai nên hai đường thẳng đó song song.
b) 
GV: Về nhà các em làm tương tự câu a
c) 
 GV: Về nhà các em làm tương tự câu a
	Bài 12: Tìm hình chiếu vuông góc của điểm P(3;-2) trên đường thẳng trong mỗi trường hợp sau:
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
GV: Nếu ta gọi I là hình chiếu vuông góc của P(3; -2) trên đường thẳng , thì các em có nhận xét gì về đường thẳng PI?
HS: Đường thẳng PI vuông góc với .
GV: Dựa vào đặt điểm đó các em có thể viết được đường thẳng PI hay không?
HS: Được
GV: Khi đó điểm I chính là hình chiếu vuông góc của P lên .
Giải: 
Cách 1: Gọi I là điểm nằm trên thì I = (t; 1), suy ra . Đường thẳng có vectơ chỉ phương là .
Do I là hình chiếu vuông góc của P lên nên . Từ đó ta được 
Cách 2: Gọi I là hình chiếu vuông góc của P lên thì I là giao điểm của và , trong đó là đường thẳng qua P và vuông góc với . Phương trình của 
. 
Từ đó suy ra 
Giáo viên: Gọi một em học sinh lên bảng giải câu a), các câu khác các em về giải tương tự. 
HS: Lên bảng giải.
(Nếu các em đã giải một trong hai cách thì ta có thể hướng dẫn các em giải thêm một cách khác để các em có thể nâng cao tư duy toán học).
b) Tọa độ hình chiếu là: 
c) Tọa độ hình chiếu là 
Về nhà giải tương tự
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
hoạt động của học sinh
Bài 13: 
GV: Gọi một em học sinh đọc yêu cầu bài toán.
GV: Hướng dẫn: 
Tập hợp các điểm cách đều hai điểm E và F là đường trung trực của EF.
Ta tìm giao điểm của đường này với , ta được lời giải bài toán.
Cả lớp chú ý
Bài 14: 
GV: Gọi một em học sinh đọc yêu cầu bài toán.
GV: Hướng dẫn:
GV: Em có nhận xét gì về vị trí tương đối của hai cạnh bên?
HS: Hai cạnh bên là hai cạnh kề nhau vì chúng không song song.
GV: Các em tìm giao điểm của hai đường thẳng trên ta được một đỉnh của hình bình hành. Sau đó viết phương trình đường thẳng đi qua (4; -1), (do điểm này không thuộc hai đường thẳng trên) và song song với hai đường thẳng trên.
- Khi đó tìm giao điểm của các đường thẳng vừa tìm được ta sẽ có đỉnh của hình bình hành. Tọa độ các đỉnh còn lại là: 
, , .
Cả lớp chú ý.
Củng cố: 
Nếu biết vectơ pháp tuyến và một điểm đi qua thì các em có thể viết được phương trình tổng quát của đường thẳng.
Nếu biết vectơ chỉ phương và một điểm đi qua thì các em có thể viết được phương trình tham số hoặc phương trình chính tắc của đường thẳng.
Từ phương trình tham số, chính tắc, tổng quát của đường thẳng thì các em có thể biết được điểm đi qua và vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương của đường thẳng.
Bài tập về nhà: Về nhà các em làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: 10/02/2009
Giáo viên hướng dẫn duyệt	Người soạn (ký tên)
	 Lâm Thành Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap 2 Phuong trinh tham so cua duong thang.doc