Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Chương I. Bài 1: Mệnh đề - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Chương I. Bài 1: Mệnh đề - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

– Hiểu các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định

– Biết khái niệm MĐ chứa biến.

 Kĩ năng:

– Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ

 Thái độ:

– Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

– Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

Định hướng phát triển:

– Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

– Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

– Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

 

doc 4 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Đại số Lớp 10 - Chương I. Bài 1: Mệnh đề - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2020 
Ngày dạy : /../2020
	Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP 
Tiết dạy: 01	 Bài 1: MỆNH ĐỀ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Hiểu các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định
Biết khái niệm MĐ chứa biến.	
	Kĩ năng: 
Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ
	Thái độ: 
Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
Định hướng phát triển:
Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới. 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Giới thiệu chung.
STT
Các bước 
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
1
Khởi động
Hoạt động 1
Hoạt động khởi động
5 p
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến
10 p
Hoạt động 3
Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề
10p
3
Luyện tập
Hoạt động 4
Luyện tập
15 p
4
Vận dụng 
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà.
5 p
5
Tìm tòi mở rộng
2. Chi tiết các hoạt động.
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: HS biết được các kiến thức sẽ tìm hiểu trong chương trình đại số 10 kì 1
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
G: Khái lược các kiến thức sẽ tìm hiểu trong chương trình đại số 10 kì 1:
Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp
Tìm hiểu thế nào là mệnh đề, tập hợp, các phép toán trên tập hợp. Tập hợp số. Số gần đúng, sai số.
Đại số 10
 kì 1
Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai
Tìm hiểu hàm số bậc nhất, bậc hai: tập xác định của hàm số, các cách cho hàm số, đồ thị, sự biến thiên, tính chẵn lẻ của hàm số,.
Chương 3: Phương trình, Hệ phương trình
Tìm hiểu về các dạng phương trình, cách giải phương trình, giải hệ phương trình
H: Chú ý theo dõi GV hướng dẫn.
c.Sản phẩm: Nội dung vở ghi của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến 
a.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phân biệt được đâu là mệnh đề, lấy được ví dụ về mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
b.Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
· GV đưa ra một số câu và cho HS xét tính Đ–S của các câu đó.
a) “Phan–xi–păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam.”
b) “ < 9,86”
c) “”
d) “Hôm nay trời đẹp quá!”
e)“Bạn Nam mặc áo màu trắng”
f) “Hôm nay là thứ mấy?”
=> Câu khẳng định có tính đúng sai là mệnh đề. Câu cảm thán, câu hỏi, không phải là mệnh đề.
· Cho các nhóm nêu một số câu. Xét xem câu nào là mệnh đề và tính Đ–S của các mệnh đề.
G: Tiếp tục đưa ra một vài ví dụ về mệnh đề
· Xét tính Đ–S của các câu:
a) “n chia hết cho 3”
b) “2 + n = 5”
=> Những mệnh đề chứa biến.
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề chứa biến (hằng đẳng thức, ).
G: Nhắc nhở hs ghi bài đầy đủ
· HS thực hiện yêu cầu.
a) Đ
b) S
c) Đ
d) không biết
e) Đ
f) không biết
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· Tính Đ–S phụ thuộc vào giá trị của n.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
H: Ghi bài
I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến.
1. Mệnh đề.
– Một mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.
– Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến.
Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được một mệnh đề.
c. Sản phẩm: Học sinh hiểu được khái niệm và lấy được ví dụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề
a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm mệnh đề phủ định, biết cách phủ định 1 mệnh đề
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
· GV đưa ra một số cặp mệnh đề phủ định nhau để cho HS nhận xét về tính Đ–S.
a) P: “3 là một số nguyên tố”
: “3 không phải là số ngtố”
b) Q: “7 không chia hết cho 5”
: “7 chia hết cho 5”
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh đề phủ định.
· HS trả lời tính Đ–S của các mệnh đề.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
H: Sửa lỗi sai, ghi bài đầy đủ.
II. Phủ định của 1 mệnh đề.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
c.Sản phẩm: học sinh hiểu được khái niệm và biết cách lấy phủ định 1 mệnh đề
IV. Kiểm tra, đánh giá
* Hoạt động 4: Luyện tập.
a.Mục tiêu: HS biết cách nhận dạng mệnh đề, lấy phủ định 1 mệnh đề và xét tính đúng sai của các mệnh đề đó.
b.Phương thức tổ chức hoạt động.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
c. Sản phẩm: học sinh làm được bài tập.
V. Phụ lục: Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày:../../2020
NGƯỜI SOẠN
( Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hằng
GV: yêu cầu HS về nhà giải thành thạo các bài tập sau và kiểm tra bài tập của HS vào đầu giờ học sau (kiểm tra miệng): BT Làm các bài tập 1, 2 SGK trang 9

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_dai_so_lop_10_chuong_i_bai_1_menh_de_nam_hoc_20.doc