Giáo án Đại số 10 tiết 45 đến 52: Chương 5

Giáo án Đại số 10 tiết 45 đến 52: Chương 5

Tiết: 45

BÀI 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức : Học sinh nắm được:

· Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.

· Cách tìm tần số vàc tần suất của một bảng số liệu thống kê.

 2.Kỹ năng:

· Rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.

· Kỹ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

· Kỹ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê.

3.Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.

 

doc 16 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1153Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 45 đến 52: Chương 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2009 Ngày dạy : 25/02/2009 
Tiết: 45
BÀI 1: 	BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : Học sinh nắm được:
Khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.
Cách tìm tần số vàc tần suất của một bảng số liệu thống kê.
	2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.
Kỹ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
Kỹ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê.
3.Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Thông qua khái niệm tần số và tần suất. Hs liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê.
Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị một số bảng trong SGK như bảng 2, 3, 4.
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại một số kiến thức đã học về hàm số.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: Đặt vấn đề:
Em hãy thống kê điểm các môn học của em trong học kỳ 1.
Xác định xem điểm số nào xuất hiện nhiều nhất. Tính tỉ lệ phần trăm mỗi điểm số xuất hiện.
Em hãy sắp xếp các điểm số theo thứ tự tăng dần.
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
I. ÔN TẬP. Họat động 1: 1. Số liệu thống kê:
+ Dấu hiệu thống kê là năng suất lúa hè thu năm 1998 ở mỗi tỉnh.
+ Số liệu thống kê là các số liệu trong bảng.
+ Trong bảng trên có 31 dấu hiệu thống kê.
+ Số 35 xuất hiện nhiều nhất
+ Số 25 xuất hiện ít nhất.
Xem VD1 trong sgk để ôn tập lại các khái niệm : số liệu thống kê và tần số.
Nhìn bảng số liệu và xác định:
- Các giá trị thống kê
- Tần số của các giá trị
Điền vào bảng:
xi
1150
1160
1170
1180
1190
ni
3
6
12
6
3
- Gv nêu ví dụ 1. Treo bảng 1 và đặt ra các câu hỏi:
+ Dấu hiệu thống kê là gì? Hãy nêu dấu hiệu thống kê của ví dụ trên.
+ Số liệu thống kê là gì? Hãy nêu số liệu thống kê của ví dụ trên.
+ Trong bảng trên có bao nhiêu dấu hiệu thống kê?
+ Số liệu thống kê nào xuất hiện nhiều nhất, ít nhất.
Hướng dẫn HS đọc sgk trang 110 
Treo bảng số liệu thống kê: tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được lắp thử ( đơn vị : giờ)
1180
1150
1190
1170
1180
1170
1160
1170
1160
1150
1190
1180
1170
1170
1170
1190
1170
1170
1170
1180
1170
1160
1160
1160
1170
1160
1180
1170
1180
1150
Họat động 2: 2. Tần số:
+ Có 31 số liệu.
+ Có 5 giá trị: 25, 30, 35, 40, 45
+ 25 xuất hiện 4 lần; 
30 xuất hiện 7 lần; 
35 xuất hiện 9 lần; 
40 xuất hiện 6 lần; 
45 xuất hiện 5 lần.
+ Trong bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê?
+ Bảng trên có bao nhiêu giá trị của số liệu thống kê.
+ Trong bảng trên, hãy tìm số lần xuất hiện của mỗi giá trị.
- Gv nêu định nghĩa: Số lần xuất hiện của mỗi số liệu gọi là tần số của số liệu đó.
- Gv nêu kí hiệu như trong sgk. Giới thiệu: Tần số của giá trị xi kí hiệu là ni.
Họat động 3: II. TẦN SUẤT
+ Nêu khái niệm tần suất.
+ Hs điền vào ô trống trong bảng 2
- Gv: hãy nêu khái niệm tần suất
- Hãy tính tần suất của x2; x3; x4; x5 trong ví dụ 1.
- Bảng 2 phản ánh tình hình năng suất lúa của 31 tỉnh, được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất.
Hoạt động 4: III. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT GHÉP LỚP.
+ Hs chia lớp và trả lời các câu hỏi.
+ Hs điền vào chỗ trống trong bảng 4.
+ Hs thực hiện hoạt động sgk, điền vào bảng gv chuẩn bị trước.
- Gv nêu ví dụ 2 và treo bảng 3
- Gv nêu cách chia lớp.
- Hãy tìm số các số liệu của mỗi lớp.
- Gv nêu khái niệm tần số và tần suất của lớp.
- Treo bảng 4 để tính tần suất của lớp
3) Củng cố bài – luyện tập: Hs tóm tắt bài học theo nhóm.
+ Dấu hiệu thống kê ( mẫu số liệu ) là tên của vấn đề đang thống kê số liệu về nó.
+ Số liệu thống kê là mỗi số trong bảng các số liệu thống kê.
+ Tần số.
+ Tần suất: 
+ Các số liệu thống kê được chia theo lớp, có gắn với tần số, tần suất và được cho thành bảng. Bảng này gọi là bảng tần số, tần suất ghép lớp.
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập còn lại trang 113 SGK.
Ngày soạn: 22/02/2009 Ngày dạy : 25/02/2009
Tiết: 46
BÀI 2: BIỂU ĐỒ
I.Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Giúp học sinh ôn tập về
Khái niệm biểu đồ tần suất hình cột.
Biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất.
Biểu đồ hình quạt.
Mối quan hệ giữa tần suất và góc ở tâm của hình tròn.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng 
Đọc được biểu đồ tần suất hình cột.
Vẽ được biểu đồ tần suất hình cột khi biết bảng phân bố tần số ghép lớp.
Mối quan hệ giữa biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất.
Đọc và vẽ được biểu đồ tần suất hình quạt.
3. Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Hs liên hệ được nhiều vấn đề của thực tiễn với toán học.
Tư duy hình học trong việc thống kê được phát huy.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị một số hình trong SGK như hình 34, 35, 36, 37 và 38.
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 và bài 1.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nêu khái niệm: Mẫu số liệu thống kê, kích thước mẫu.
Nêu khái niệm tần số và tần suất của một giá trị trong bảng số liệu ( mẫu số liệu ).
Cho bảng số liệu: 
	2	3	4	2	6	4	6
+ Hãy nêu kích thước mẫu.
+ Tìm các tần số của 2, 3, 4, 5, 6.
+ Hãy chia các số liệu thành bảng phân bố sau:
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
[2; 4)
[4; 6]
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
I. BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT HÌNH CỘT VÀ ĐƯỜNG GẤP KHÚC TẦN SUẤT
Họat động 1: 1. Biểu đồ tần suất hình cột:
- Hs nhìn vào bảng và trả lời câu hỏi của gv
- Đọc ví dụ 1
- Quan sát thật kĩ hình 34 sgk trang 115
- Cách chọn hệ trục tọa độ vuông góc, cách vẽ hệ tọa độ đó và cách xác định tọa các điểm.
- Cách tạo lập các hình chữ nhật (các cột) của biểu đồ.
- Gv nêu ví dụ 1 và treo hình 34 lên bảng và nêu các câu hỏi:
+ Hãy mô tả lại bảng 4 trong bài 1.
+ Hãy so sánh độ rộng của cột với độ rộng của khoảng.
+ Hãy so sánh độ dài của cột với tần suất.
Họat động 2: 2. Đường gấp khúc tần suất:
- Trong bảng 4 của bài 1, hãy tìm các giá trị trung gian.
- Hs tìm tọa độ các đỉnh của đường gấp khúc.
- So sánh hoành độ của đỉnh với các giá trị trung gian.
- So sánh tung độ của đỉnh với các tần suất.
- Chiều rộng của mỗi cột tần suất là 2.
- Các giá trị trung gian tương ứng là: 16, 18, 20, 22.
- Các tọa độ đỉnh tương ứng là: (16; 16,7), (18; 43,3), (20; 36,7), (22; 3,3).
- Hs trả lời trong bảng 4 của bài 1, nếu vẽ biểu đồ tần số hình cột thì độ rộng của mỗi cột là bao nhiêu. 
 f(%)
 O 15 16 17 18 19 20 21 22 23 
- Gv nêu khái niệm giá trị đại diện của một khoảng.
- Nêu khái niệm đường gấp khúc tần suất.
- Gv treo hình 35 và đặt ra câu hỏi.
- Gv treo bảng 6 hướng dẫn hs thực hiện hoạt động sgk.
- Hãy tính chiều rộng của mỗi cột tần suất.
- Hãy tìm các giá trị trung gian của mỗi lớp.
- Tìm tọa độ đỉnh của đường gấp khúc.
- Gv treo bảng vẽ sẵn cho hoạt động sgk.
- Gv nêu chú ý trong sgk vvà nêu các câu hỏi cho hs trả lời. 
- Trong bảng 4 của bài 1, nếu vẽ biểu đồ đường gấp khúc hình cột hãy tìm tọa độ của mỗi đỉnh.
- Giới thiệu cách vẽ biểu đồ tần số hình cột và đưòng gấp khúc tần số: giống với biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất, thay trục tần suất bới trục tần số
3) Củng cố bài – luyện tập: Hs tóm tắt bài học theo nhóm.
- Giá trị đại diện của lớp i? Trên mặt phẳng tọa độ, xác định các điểm (ci, fi), i = 1, 2, 3, 4, trong đó ci là trung bình cộng hai mút của lớp i. - Đường gấp khúc tần suất?
- Các bước vẽ biểu đồ hình quạt?
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập còn lại trang SGK.
Ngày soạn: 01/03/2009 Ngày dạy : 04/03/2009
Tiết: 47
BÀI 2: BIỂU ĐỒ
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Giúp học sinh ôn tập về
Khái niệm biểu đồ tần suất hình cột.
Biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất.
Biểu đồ hình quạt.
Mối quan hệ giữa tần suất và góc ở tâm của hình tròn.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng 
Đọc được biểu đồ tần suất hình cột.
Vẽ được biểu đồ tần suất hình cột khi biết bảng phân bố tần số ghép lớp.
Mối quan hệ giữa biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất.
Đọc và vẽ được biểu đồ tần suất hình quạt.
3. Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Hs liên hệ được nhiều vấn đề của thực tiễn với toán học.
Tư duy hình học trong việc thống kê được phát huy.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị một số hình trong SGK như hình 34, 35, 36, 37 và 38.
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 và bài 1.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Định nghĩa giá trị đại diện của lớp i?
- Thế nào là đường gấp khúc tần suất?
- Hãy nêu các bước vẽ biểu đồ hình quạt?
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 1: II. BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
- Vẽ một đường tròn (cung 3600) biểu diễn cho 100% bằng 1., xác định tâm của nó.
- Tính các góc ở tâm của mỗi hình quạt theo  ... 
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu hai cách tính số trung bình.
Viết công thức tính số trung bình cộng của các số liệu thống kê cho ở bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
Tính độ dài trung bình của 60 lá dương xỉ trưởng thành ( Bảng cho ở bài tập 2 trang 114 sgk)
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 2: III. SỐ TRUNG VỊ
- Đọc ví dụ 2 trong sgk
- Để tìm số trung vị: Cần xếp các số liệu thống kê thành dãy không giảm hoặc không tăng
- Đọc và hiểu số trung vị ở các dãy số liệu cho ở ví dụ 2 và ví dụ 3 
- Làm HĐ 2 sgk: 
+ Số hạng đứng giữa dãy: = 233
+ Me = 39
=> Gần một nửa số áo bán được có size dưới 39
- Gv nêu ví dụ 2 trong SGK.
- Tính điểm trung bình của cả nhóm
- Có bao nhiêu HS vượt điểm trung bình?
- Có thể lấy điểm trung bình là điểm đại diện cho nhóm được không?
- Gv phân tích và đưa ra định nghĩa số trung vị, ký hiệu là Me.
- GV nêu ví dụ 3 và đưa ra các câu hỏi:
+ Dãy trên có bao nhiêu số đứng giữa.
+ Tìm số trung vị.
-Đọc đề
-Thảo luận theo nhóm
-Trình bày bài giải:
 + Xếp thứ tự: 650, 670, 690, 720, 840, 2500, 3000
 + Me = 720
-Bài tập: Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên trong một công ti du lịch như sau : (đơn vị: nghìn đồng)
650, 840, 690, 720, 2500, 3000. Tìm Me
-Phân nhóm cho Hs tự làm trong 5’
-Chấm và cho điểm cộng theo nhóm
Hoạt động 3: III. MỐT
- Hs chỉ ra mốt trong ví dụ 2
- Có hai loại.
- Mốt là 126
- Nhập hai cỡ áo 38 và 40.
- Gv nêu khái niệm mốt
- Gv nêu bảng tần số và đưa ra các câu hỏi:
+ Trong bảng trên có bao nhiêu áo được bán ra với số lượng lớn?
+ Hãy chỉ ra các mốt.
+ Cửa hàng nên ưu tiên nhập áo loại nào?
- Định nghĩa: mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất, Kh : Mo
-Tìm mốt trong bảng điểm thi toán của lớp 10A sgk trang 122
-Làm bài tập 3 trang 123 sgk
-Thảo luận và trình bày bài giải theo nhóm
Đáp số : Mo(1) = 700
 Mo(2) = 900
Trong 30 công nhân được khảo sát , số người có tiền long hàng tháng là 700 nghìn đồng hoặc 900 nghìn đồng là lớn nhất.
- Mốt sẽ cho ta biết số liệu thống kê tập trung nhiều nhất ở giá trị nào.
-Lưu ý: Nếu trong bảng phân bố có hai giá trị có tần số bằng nhau và lớn hơn các tần số khác thì ta coi như có hai mốt
-Gọi một HS tìm mốt trong bảng trang 122
-Phân nhóm cho HS làm bài tập 3 trang 123
-Nhận và chấm bài cho điểm + theo nhóm
- Nhận xét, sửa bài
3) Củng cố bài – luyện tập: Nhắc lại số trung bình cộng, số trung vị, mốt 
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập 1 trang 118 SGK.
Ngày soạn: 15/03/2009 Ngày dạy : 18/03/2009
Tiết: 51.
BÀI 4:PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : Giúp học sinh
Hiểu và nắm được phương sai và độ lệch chuẩn.
Vận dụng được các kiến thức này trong việc giải các bài tập.
Biết vận dụng các kiến thức này trong việc giải các bài toán thực tế trong kinh doanh.
	2.Kỹ năng:
Giải thành thạo các bài toán về phương sai và độ lệch chuẩn.
Biết được ý nghĩa về phương sai và độ lệch chuẩn.
3.Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Có đầu óc thực tế.
Thấy được sự gần gũi của toán học với đời sống.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. 
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại một số kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nêu định nghĩa về: số trung bình cộng, số trung vị và mốt.
Số trung vị của một dãy số liệu là một số luôn thuộc dãy số liệu đó, đúng hay sai?
Mốt của một dãy số liệu là một số luôn thuộc dãy số liệu đó, đúng hay sai?
Số trung bình cộng và mốt của một dãy số liệu là một số luôn thuộc dãy số liệu đó, đúng hay sai?
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: I/ PHƯƠNG SAI
+ Ta thấy số trung bình cộng của dãy (1) và số trung bình cộng của dãy (2) bằng nhau:
+ Các số liệu ở dãy (1) gần với số trung bình cộng hơn, nên chúng đồng đều hơn. Khi đó ta nói các số liệu thống kê ở dãy (1) ít phân tán hơn dãy (2).
(180 – 200); (190 – 200); (190 – 200);
 (200 – 200); (210 – 200); 
(210 – 200); (220 – 200); 
+ Hs đưa ra kết luận: 
Hệ thức (3) biểu thị cách tính gần đúng phương sai của bảng 4 theo tần số.
Hệ thức (4) biểu thị cách tính gần đúng phương sai của bảng 4 theo tần suất.
- Gv nêu ví dụ 1 và thực hiện hoạt động theo các thao tác:
+ Hãy tìm số trung bình cộng của dãy (1) và dãy (2)
+ Hãy so sánh các số liệu của dãy (1) và dãy (2) với số trung bình cộng.
+ Hiệu giữa các số của dãy và số trung bình cộng ta gọi là độ lệch. Hãy xác định các độ lệch của dãy (1)
+ Hãy tính trung bình cộng của bình phương các độ lệch của dãy (1).
+ Gv đưa ra định nghĩa và nêu ví dụ 2 cho học sinh tự thực hành. Gv đưa ra các câu hỏi:
- Tính số trung bình cộng của bảng 4.
- Tính phương sai của bảng 4.
+ Gv nêu chú ý như trong SGK
Š1. Hãy tính phương sai ở bảng 6.
- Hãy xác định số trung bình cộng ở bảng 6.
- Tính phương sai ở bảng 6.
Hoạt động 1: II/ ĐỘ LỆCH CHUẨN
Š2. Hãy tính độ lệch chuẩn ở bảng 6
- Hãy xác định số trung bình cộng ở bảng 6.
- Tính phương sai ở bảng 6.
- Tính độ lệch chuẩn ở bảng 6
- Gv đặt vấn đề, giới thiệu khái niệm độ lệch chuẩn.
- Nêu định nghĩa phương sai và độ lệch chuẩn.
Bài tập 2/128
Các số liệu thống kê có cùng đơn vị đo, Suy ra điểm số của các bài thi ở lớp 10 D là đồng đều hơn.
Tìm số trung bình cộng của điểm thi lớp 10 C
Tìm phương sai và độ lệch chuẩn
Tìm số trung bình cộng của điểm thi lớp 10 D
Tìm phương sai và độ lệch chuẩn
Xét xem kết quả làm bài thi của môn Văn ở lớp nào là đồng đều hơn?
3) Củng cố bài – luyện tập: Hs tóm tắt bài học theo nhóm. Cho học sinh làm phiếu học tập.
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập còn lại trang 113 SGK.
Ngày soạn: 15/03/2009 Ngày dạy : 18/03/2009
Tiết: 52. 
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : Củng cố lại những kiến thức đã học trong chương bao gồm:
Dãy số liệu thống kê(mẫu số liệu), kích thước mẫu, tần số, tần suất.
Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
Biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc tần số, tần suất, biểu đồ tần suất hình quạt.
	2.Kỹ năng: Hình thành các kỹ năng:
Tính toán trên các số liệu thống kê.
Kỹ năng phân lớp.
Vẽ và đọc các biểu đồ.
So sánh được các độ phân tán.
3.Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Có tính tỉ mỉ, chính xác.
Thấy được mối liên hệ thực tiễn.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. 
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại một số kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn.
Em hãy cho biết trong độ phân tán, điều gì khắc phục được khiếm khuyết của phương sai?
Để tìm phương sai và độ lệch chuẩn, đầu tiên ta tìm số nào?
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 1: I/ CÂU HỎI ÔN TẬP
- Số số liệu thống kê 
Sai
N là số lẻ thì số liệu thứ là số trung vị. N là số chẵn, ta lấy số trung bình cộng của hai số liệu đứng thứ và làm số trung vị.
Biểu đồ hình quạt để mô tả bảng cơ cấu.
- Trung bình cộng của bình phương các độ lệch, gọi là độ lệch chuẩn của dãy số liệu.
Phương sai và độ lệch chuẩn đều được dùng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê (so với số trung bình cộng), nhưng khi cần chú ý đến đơn vị đo thìp hải dùng độ lệch chuẩn.
- Hãy nêu khái niệm kích thước mẫu
- Số trung bình cộng có ý nghĩa là gì? Hãy viết công thức tìm số trung bình cộng của dãy số liệu thống kê gồm n số.
- Số trung vị bao giờ cũng thuộc dãy số liệu thống kê, đúng hay sai?
- Mốt có ý nghĩa gì?
- Hãy nêu quy tắc tìm số trung vị?
- Hãy nêu khái niệm phần tử đại diện của một lớp.
- Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp có ý nghĩa như thế nào?
- Ý nghĩa của các biểu đồ?
- Nêu các quy tắc tìm phương sai và độ lệch chuẩn.
- Nêu các công thức tìm phương sai và độ lệch chuẩn.
Hoạt động 2: SỬA BÀI TẬP SGK
Bài 3 trang 129
Mỗi nhóm làm bài, thảo luận và cứ đại diện lên điền vào bảng tần số và tần suất.
- Số con nhiều nhất trong một gia đình là 4. Số gia đính này là ít nhất và chiếm tỉ lệ 10.2 %, là những gia đình có 4 con.
-Chiếm tỉ lệ cao nhất 32.2 % là những gia đình có 2 con
- Phần lớn(76.2 %) các gia đình có từ 1 đến 3 con.
( con); Me = 2 (con); M0 = 2 ( con)
- Gv chia lớp thành 6 nhóm, làm câu a.
- Trong 59 gia đình, gia đình có số con nhiều nhất là bao nhiêu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Chiếm tỉ lệ cao nhất là những gia đình có mấy con? 
- Các gia đình có từ 1 đến 3 con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
- Tìm số trung bình cộng, số trung vị và mốt.
Bài 4 trang 129
Hs hoạt động theo nhóm
Ở bảng 1, ta tính được 
Ở bảng 2, ta tính được 
Khối lượng trung bình của hai nhóm này xấp xỉ nhau. Nhóm cá thứ 2 có phương sai bé hơn. Từ đó suy ra rằng nhóm cá thứ 2 có khối lượng đồng đều hơn.
- Cho hs làm câu a – d theo nhóm
- Tìm số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn của bảng phân bố nhóm 1.
- Tìm số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn của bảng phân bố nhóm 2.
- Nhóm cá nào có khối lượng đồng đều hơn.
Bài tập trắc nghiệm SGK
7. c; 8. b 9. c 10. d 11. a
- Gv lần lượt nêu câu hỏi và hướng dẫn cách làm
3) Củng cố bài – luyện tập: Trong khi ôn tập
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập còn lại trang 128 -130 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET(45-52)DS.doc