Giáo án Đại số 10 tiết 67: Một vài khái niệm mở đầu

Giáo án Đại số 10 tiết 67: Một vài khái niệm mở đầu

GIÁO ÁN

 Tên bài: §1. Một vài khái niệm mở đầu

Tiết: 67 Chương V: Thống kê

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu.

+ Nhận thức được rằng các thông tin dưới dạng số liệu rất phổ biến trong đời sống thực tiễn.Việc phân tích các số liệu từ các cuộc khảo sát điều tra sẽ cho ta nhìn sự việc 1 cách chuẩn xác, khoa học chứ không phải là những đánh giá chung chung.

+ Thấy được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, sự cần thiết phải trang bị các kiến thức thống kê cơ bản cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách.

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 67: Một vài khái niệm mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu T2
Trường Trung học Bình Mỹ
 Tổ chuyên môn: Toán
GIÁO ÁN
______________________________
	Tên bài: §1. Một vài khái niệm mở đầu
Tiết:	67 Chương V: Thống kê
Họ và tên sinh viên: Lâm Thành Hưng	MSSV: DTO055017
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Trần Công Tư
Ngày	tháng 	năm 2009
Mục đích yêu cầu: 
Kiến thức: Khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu.
+ Nhận thức được rằng các thông tin dưới dạng số liệu rất phổ biến trong đời sống thực tiễn.Việc phân tích các số liệu từ các cuộc khảo sát điều tra sẽ cho ta nhìn sự việc 1 cách chuẩn xác, khoa học chứ không phải là những đánh giá chung chung.
+ Thấy được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, sự cần thiết phải trang bị các kiến thức thống kê cơ bản cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt cho các nhà quản lí và hoạch định chính sách. 
Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: Rèn luyện kỹ năng nhận biết khái niệm thống kê, kỹ năng tìm kích thước mẫu; rèn luyện kĩ năng nhận biết khái niệm thống kê, kĩ năng tìm kích thước mẫu.
Tư tưởng: Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu học sinh liên hệ với thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê; hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống.
Phương pháp, phương tiện: Cơ bản dùng phương pháp gợi mở ,vấn đáp, nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy,có đan xen hoạt động nhóm. Phương tiện: máy tính bỏ túi, bảng phụ, phiếu học tập.
Tiến trình:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Tiến trình bài học:
Phân bố
thời gian
Nội dung ghi trên bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
GV: Nêu một số ví dụ về thống kê mà các em thường gặp hằng ngày (Phiếu học tập).
GV: Làm thế nào người ta lại có những số liệu đó? Và những số liệu đó có đáng tin cậy hay không?
GV: Họ làm được điều đó chính là nhờ khoa học thống kê.
Chương 5 THỐNG KÊ
§1. MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
1. Thống kê là gì?
 Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lí số liệu.
Thống kê giúp ta phân tích các số liệu một cách khách quan và rút ta các tri thức, thông tin chứa đựng trong các số liệu đó.
GV: Hôm nay các em học chương mới để tìm hiểu về thống kê.
HS: Theo dõi ghi nhận.
GV: Trên cơ sở này, chúng ta có thể đưa ra được các dự báo và các quyết định đúng đắn. Vì thế thống kê cần cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt rất cần cho các nhà quản lí, hoạch định chính sách. 
2. Mẫu số liệu:
GV: Gọi một học sinh đứng dậy đọc Ví dụ trang 156 sách giáo khoa, treo bảng phụ về số liệu điều tra trang 160.
GV: Dấu hiệu X là gì?
HS: Dấu hiệu X là số học sinh của mỗi lớp.
GV: Đơn vị điều tra là gì?
HS: Đơn vị điều tra là một lớp học cấp THPT của Hà Nội.
GV: Giá trị của dấu hiệu X (kí hiệu x) ở lớp 10A là 47, ở lớp 11B là 53.
 Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu. Số phần tử của mỗi mẫu được gọi là kích thước mẫu. Các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu (mỗi giá trị như thế còn gọi là một số liệu của mẫu).
GV: Gọi một học sinh đọc các định nghĩa về thống kê.
 Nếu các số liệu trong mẫu được viết thành dãy hay thành bảng thì ta còn gọi mẫu số liệu đó là dãy số liệu hay bảng số liệu.
GV: Định nghĩa dãy số liệu và bảng số liệu.
GV: Cho học sinh thực hiện H1 
GV: Người điều tra phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nhà máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để kiểm tra. Có thể điều tra toàn bộ hay không ?
HS: Không, vì nếu mở nắp tất cả các hộp sữa để kiểm tra sẽ phá hủy tất cả. 
GV: gọi một học sinh đọc đoạn cuối trang 160.
Nếu thực hiện điều tra trên mọi đơn vị điều tra thì đó là điều tra toàn bộ. Nếu chỉ điều tra trên một mẫu thì đó là điều tra mẫu.
Củng cố:
Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lí số liệu
Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu. Số phần tử của mỗi mẫu được gọi là kích thước mẫu. Dãy các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu
Nếu còn thời gian có thể cho học sinh giải bài 1 ngay trên lớp.
Bài tập về nhà: Các em về làm bài tập 1 và 2 trang 161.
Ngày soạn: 06/03/2009
Giáo viên hướng dẫn duyệt	 Người soạn 
Lâm Thành Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docMot vai khai niem mo dau Chuong Thong ke.doc