Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến (tt)

Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến (tt)

I./Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức cơ bản:

Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức

2.Kĩ năng, kĩ xảo:

Biết tìm nghiệm của đa thức một biến và kiểm tra một số a có phải là nghiệm hay không (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng không hay không?)

3. Thái độ nhận thức:

Thấy được mối liên quan giữa số nghiệm và số bậc

II./Chuẩn bị của GV và HS:

1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập

2. HS: Chuẩn trước nội dung của bài học.

III./Các hoạt động trên lớp:

1./Ổn định lớp:

2./Kiểm tra bài cũ:

3./Giảng bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 Ngày soạn :________
Tiết 63	Ngày dạy :________
§ 9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN (tt)
I./Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức cơ bản:
Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức
2.Kĩ năng, kĩ xảo:
Biết tìm nghiệm của đa thức một biến và kiểm tra một số a có phải là nghiệm hay không (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng không hay không?)
3. Thái độ nhận thức:
Thấy được mối liên quan giữa số nghiệm và số bậc
II./Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
2. HS: Chuẩn trước nội dung của bài học.
III./Các hoạt động trên lớp:
1./Ổn định lớp:
2./Kiểm tra bài cũ:	
3./Giảng bài mới:
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ & sửa bài tập
 Khái niệm nghiệm của đa thức?
 Để tìm nghiệm của đa thức P(y) = 3y + 6 ta làm như thế nào?
 Mời 1 HS lên bảng
 Để chứng tỏ một đa thức không có nghiệm ta phải làm sao?
 Mời 1 HS đọc đề bài tập
 Theo em ý kiến của bạn nào đúng?
 Mời 1 HS lên bảng cho vài ví dụ về đa thức một biến có một nghiệm bằng 1
GV nhận xét các ví dụ mà HS vừa cho.
 HS nêu khái niệm
a) Cho P(y) = 0 rồi giải tìm giá trị của y.
HS: P(y) = 0
 3y + 6 = 0
 y = - 2 
Vậy nghiệm của đa thức là y = -2.
b) Để chứng tỏ một đa thức không có nghiệm ta phải chứng tỏ đa thức đó luôn khác 0 với mọi giá trị.
 Q(y) = x4 + 2
 Vì x4 0 x nên x4 + 2 2 x
 Do đó đa thức Q(y) không có nghiệm.
 HS đọc đề.
 Ý kiến của bạn Sơn đúng
 HS lên bảng cho ví dụ
 Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó
Bài tập 55 trang 48 SGK 
Bài tập 56 trang 48 SGK 
Hoạt động 2: Củng cố
Nêu lại khái niệm về nghiệm của đa thức một biến?
Một đa thức có thể có bao nhiêu nghiệm?
Mối liên hệ giữa nghiệm và bậc của đa thức như thế nào?
Để tìm nghiệm của một đa thức ta phải làm sao?
Để chứng tỏ một đa thức là không có nghiệm (hay vô nghiệm) ta làm như thế nào?
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó
Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,  hoặc không có nghiệm.
Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó.
Để tìm nghiệm của một đa thức ta cho đa thức đó bằng 0 rồi giải tìm giá trị của x hoặc y . Giá trị mà ta tìm được chính là nghiệm của đa thức.
Để chứng tỏ một đa thức không có nghiệm thì ta phải chứng tỏ đa thức đó khác không với mọi giá trị của biến.
Hướng dẫn về nhà:
Xem lại nội dung bài học, và các bài tập đã giải.
Chuẩn bị các câu hỏi Ôn tập chương IV, và các bài tập Ôn tập. Mang theo máy tính bỏ túi
Tiết sau Ôn tập chương IV
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63_tuan30.doc