I. Mục Tiêu:
- Củng cố khái niệm về hàm số.
- Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax. Tính thành thạo giá trị của hàm số và xác định được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ, compa.
- HS: SGK, thước thẳng, compa.
- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (7)
- Khi nào thì hàm số y = f(x) được gọi là đồng biến?
Nghịch biến? Cho VD.
- Hàm số y = 3x + 1 là đồng biến hay nghịch biến? Vì sao?
Ngày Soạn: 14 – 10 – 2008 Tuần: 10 Tiết: 20 LUYỆN TẬP §1 I. Mục Tiêu: - Củng cố khái niệm về hàm số. - Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax. Tính thành thạo giá trị của hàm số và xác định được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số. II. Chuẩn Bị: - GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ, compa. - HS: SGK, thước thẳng, compa. - Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề. III. Tiến Trình: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Khi nào thì hàm số y = f(x) được gọi là đồng biến? Nghịch biến? Cho VD. - Hàm số y = 3x + 1 là đồng biến hay nghịch biến? Vì sao? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: (12‘) GV vẽ hệ trục toạ độ và cho hai HS xác định hai điểm thuộc hai đồ thị của hai hàm số trên. Nhìn vào hình vẽ các em hãy cho thầy biết hàm số nào đồng biến, nghịch biến? Hoạt động 2: (15’) GV vẽ nhanh đồ thị hai hàm số y= 2x và y= x lên cùng một mặt phẳng toạ độ. HS xác định hai điểm theo yêu cầu của GV, hai HS khác lên bảng vẽ đồ thị, các em khác vẽ vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn. Hàm số y =2x đồng biến. Hàm số y= -2x nghịch biến. HS chú ý theo dõi và vẽ vào vở. Bài 3: (SGK) A(1;2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x B(1;-2) thuộc đồ thị hàm số y = -2x Hàm số y =2x đồng biến. Hàm số y = - 2x nghịch biến. Bài 5: Xét hàm số y = 2x. Khi y = 4 thì x = 2. Xét hàm số y = x. Khi y = 4 thì x = 4. Vậy A(2;4); B(4;4). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Sau khi vẽ đồ thị xong, GV cho HS tìm toạ độ điểm A và B. Với x = 4 thì ta tìm được hai giá tri của y là gì? Toạ độ của A và B? Aùp dụng định lý nào để tính OA và OB? GV cho hai HS lên bảng tính OA và OB. Chu vi bằng bao nhiêu? DT tính bằng công thức nào? Hoạt động 3: (8’) f(x1) – f(x2) = ? So sánh (x1 – x2 ) với 0 ? (x1 – x2 ) < 0 thì f(x1) – f(x2) như thế nào so với 0? So sánh f(x1) và f(x2)? Hàm số y = 3x đồng biến hay nghịch biến? y = 2 và y = 4 A(2;4); B(4;4). Định lý Pitago. Hai HS lên bảng tính OA và OB, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. 2 + + cm S = (a.h) :2 f(x1) – f(x2) = 3x1 – 3x2 = 3(x1 – x2 ) (x1 – x2 ) < 0 f(x1) – f(x2) < 0 f(x1) < f(x2) Đồng biến trên R. Ta có: AB = 4 – 2 = 2 cm. Aùp dụng định lý Pitago ta có: OA = cm OB = cm Tính chu vi tam giác OAB là: 2 + + cm SABC = .4.2 = 4 cm2 Bài 7: Cho hàm số y = f(x) = 3x. Với x1;x2 bất kì thuộc R và x1< x2 ta có: f(x1) – f(x2) = 3x1 – 3x2 = 3(x1 – x2 )< 0 Hay: f(x1) < f(x2) Vậy: hàm số y = 3x đồng biến trên R. 4. Củng Cố: - GV nhắc lại các kiến thức liên quan trong lúc làm bài tập. 5. Dặn Dò: (3’) - Về nhà xem lại các bài tập đã giải. - Làm tiếp các bài tập còn lại. - Xem trước bài 2. IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: