Giáo án Đại số CB 10 - Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Giáo án Đại số CB 10 - Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai

1: HÀM SỐ

Tiết theo PPCT: 9 - 10

 Tuần dạy:

 Ngày soạn:

I - Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định, các cách cho hàm số, đồ thị.

- Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ.

- Biết được tính chất đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.

2. Về kỹ năng:

- Tìm được tập xác định của hàm số đơn giản, lập bảng biến thiên của hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai và một vài hàm số đơn giản khác.

- Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một số hàm số trên một khoảng cho trước.

- Xét được tính chẵn - lẻ của hàm số đơn giản.

- Biết vận dụng những vấn đề của bài học để giải một số bài tập đơn giản.

 

doc 22 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số CB 10 - Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: hàm số
Tiết theo PPCT: 9 - 10
 Tuần dạy:
 Ngày soạn: 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định, các cách cho hàm số, đồ thị.
- Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ.
- Biết được tính chất đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.
2. Về kỹ năng:
- Tìm được tập xác định của hàm số đơn giản, lập bảng biến thiên của hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai và một vài hàm số đơn giản khác.
- Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một số hàm số trên một khoảng cho trước. 
- Xét được tính chẵn - lẻ của hàm số đơn giản. 
- Biết vận dụng những vấn đề của bài học để giải một số bài tập đơn giản.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Một số kiến thức mà HS đã học ở lớp 9 như: Hàm số, hàm số bậc nhất và hàm số 
y = ax2 để đặt câu hỏi cho các hoạt động.
- Hình vẽ 13 -> 16 sgk.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới về hàm số.
- Thước kẻ, bút chì, bút để vẽ đồ thị.
- Đọc trước bài ở nhà.
III - Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: Tiết 1 
Hoạt động 1:
I - Ôn tập về hàm số
HĐTP 1:
1. Hàm số. Tập xác định của hàm số
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- H1: Nêu khái niệm hàm số đã học ?
- Chính xác hóa.
* Nêu ví dụ 1.
- H2: Em có thể coi biến số x là gì ? Nêu tập xác định D của hàm số ?
- H3: Em có thể coi giá trị tương ứng y là gì ? Nêu tập giá trị Y của hàm số ?
- Cho một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng.
* Thực hiện 1:
- H4: Nêu một ví dụ thực tế của lớp ta về hàm số ?
- Gợi ý trả lời H1: Nếu với mỗi giá trị x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số.
* Ví dụ 1:
- Gợi ý trả lời H2: Biến số x là thời gian ( tính bằng năm). Tập xác định D = {1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004}.
- Gợi ý trả lời H3: Khi đó giá trị tương ứng y là thu nhập bình quân đầu người (tính theo USD) . Tập giá trị của hàm số là Y = {200, 282, 295, 311, 339, 363, 375, 394, 564}
- Một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng.
* Thực hiện 1:
- Gợi ý trả lời H4: Ví dụ về danh sách lớp trong sổ điểm: Biến số x là số thứ tự, giá trị y tương ứng là họ tên hoặc điểm miệng, hoặc điểm 1 tiết, ...(điểm miệng, điểm 1 tiết bạn nào cũng phải có và có chỉ một con điểm). Hoặc lấy ví dụ về chỗ ngồi.
HĐTP 2:
2. Cách cho hàm số
a) Hàm số cho bằng bảng
* Hàm số trong ví dụ 1 là hàm số cho bằng bảng.
* Thực hiện 2:
- H1: Hãy chỉ ra các giá trị của hàm số trên tại x = 2001; 2004; 1999 ?
- Gợi ý trả lời H1: y(2001) = 375; y(2004) = 564; y(1999) = 339. 
b) Hàm số cho bằng biểu đồ
* Nêu ví dụ 2.
* Thực hiện 3:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Hãy chỉ ra 2 hàm số f, g: biến số x là gì ? giá trị tương ứng y là gì ?
- H2: Đối với hàm số f chỉ ra các giá trị của hàm số tại các giá trị xD ? (Cho một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng)
- H3: Đối với hàm số g chỉ ra các giá trị của hàm số tại các giá trị xD ? (Cho một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng)
- Gợi ý trả lời H1:
+) Hàm số f: biến số x là thời gian (tính theo năm); giá trị tương ứng y là tổng số công trình tham dự giải thưởng.
+) Hàm số g: biến số x là thời gian (tính theo năm); giá trị tương ứng y là tổng số công trình đoạt giải thưởng.
- Đối với hàm số f: Một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng.
- Đối với hàm số g: Một HS đưa ra số x và một HS khác đọc giá trị y tương ứng.
c) Hàm số cho bằng công thức 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Thực hiện 4:
- H1: Hãy kể các hàm số đã học ở Trung học cở sở ?
- H2: Hãy nêu tập xác định của các hàm số trên ?
- Các hàm số trên là những hàm số cho bởi công thức.
- H3: Nêu cảm nhận về khái niệm tập xác định của hàm số y = f(x) ?
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 3.
* Thực hiện 5:
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu a, câu b.
* Nêu chú ý: Hàm số có thể được xác định bởi hai, ba, ... công thức.
* Thực hiện 6:
- H4: Để tính giá trị của hàm số tại x = -2 ta phải thay vào công thức nào ? Vì sao ? Tính giá trị của hàm số tại x = -2 ?
- H5: Để tính giá trị của hàm số tại x = 5 ta phải thay vào công thức nào ? Vì sao ? Tính giá trị của hàm số tại x = 5 ?
- H6: Tìm tập xác định của hàm số ? 
* Thực hiện 4:
- Gợi ý trả lời H1: Các hàm số đã học ở Trung học cở sở: .
- Gợi ý trả lời H2:
Các hàm số có tập xác định là R. Hàm số có tập xác định là R\{0}.
- Các hàm số trên là những hàm số cho bởi công thức.
- Gợi ý trả lời H3: Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
- Đọc ví dụ 3.
* Thực hiện 5:
a) Tập xác định của hàm số là những giá trị x thỏa mãn: x + 20 hay x-2. Tập xác định là R\{-2}.
b) Tập xác định của hàm số là những giá trị x thỏa mãn: . Tập xác định là [-1;1].
* Chú ý: Hàm số có thể được xác định bởi hai, ba, ... công thức.
* Thực hiện 6:
- Gợi ý trả lời H4: Để tính giá trị của hàm số tại x = -2 ta phải thay vào công thức y = -x2. Vì x = -2 < 0. Ta có y(-2) = - (-2)2= - 4.
- Gợi ý trả lời H5: Để tính giá trị của hàm số tại x = 5 ta phải thay vào công thức y = 2x +1. Vì x = 5 0. Ta có y(5) = 2.5 + 1 = 11.
- Gợi ý trả lời H6: Tìm tập xác định của hàm số là R.
HĐTP 2:
3. Đồ thị của hàm số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu khái niệm đồ thị của hàm số.
- H1: Nhận dạng đồ thị của hàm số y = ax + b và y = ax2 ?
* Thực hiện 7:
- Treo hình vẽ 14.
- H2: Khi biết đồ thị của hàm số f(x) và x0 làm thế nào để xác định được giá trị tương ứng f(x0) ? 
- H3: Tính f(-2), f(-1), f(0), f(2), g(-1), g(-2), g(0) ?
- H4: Khi biết đồ thị của hàm số f(x) và giá trị của hàm số y0 làm thế nào để xác định được x0 ?
- H5: Tìm x sao cho f(x) = 2 ?
- H6: Tìm x sao cho g(x) = 2 ?
- Nêu khái niệm phương trình của đường cong.
- Tiếp nhận kiến thức khái niệm đồ thị của hàm số.
- Gợi ý trả lời H1: Đồ thị của hàm số y = ax + b là một đường thẳng; đồ thị của hàm số y = ax2 là một đường Parabol.
* Thực hiện 7:
- Gợi ý trả lời H2: Khi biết đồ thị của hàm số f(x) và x0 để xác định được giá trị tương ứng f(x0) ta làm như sau: Từ điểm x0 trên trục hoành, kẻ một đường thẳng song song với trục Oy cắt đồ thị tại điểm M. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục Ox cắt trục tung tại y0. Ta được f(x0) = y0.
- Gợi ý trả lời H3: f(-2) =- 1, f(-1) = 0, f(0) = 1, f(2) = 3, g(-1) = 1/2, g(-2) = 2, g(0) = 0.
- Gợi ý trả lời H4: Khi biết đồ thị của hàm số f(x) và giá trị của hàm số y0 để xác định được x0 ta làm như sau: Từ điểm y0 trên trục tung, kẻ một đường thẳng song song với trục Ox cắt đồ thị tại điểm M. Từ M kẻ đường thẳng song song với trục Oy cắt trục hoành tại x0. 
- Gợi ý trả lời H5: x = 1.
- Gợi ý trả lời H6: x = 2 hoặc x = -2.
- Tiếp nhận khái niệm phương trình của đường cong.
Hoạt động 2: Củng cố TIếT 1
- Khái niệm hàm số, cách cho hàm số.
- Tập xác định, cách “đọc” đồ thị.
- Câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1: Cho hàm số: . Tập xác định của hàm số là:
Đáp án: Chọn (b)
Câu 2: Cho hàm số f(x) = . Xác định tính đúng - sai của các mệnh đề sau:
a) Điểm (1;2) thuộc đồ thị của hàm số.
b) Điểm (-1;2) thuộc đồ thị của hàm số.
c) Điểm (0;0) thuộc đồ thị của hàm số.
d) Điểm (3;10) thuộc đồ thị của hàm số.
Đáp án: a) Đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Sai.
Hoạt động 3: BTVN
Bài 1 -> 3 trang 39 sgk.
Tiết 2
Hoạt động 4:
II - Sự biến thiên của hàm số
HĐTP 1: 1. Ôn tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Từ thực tiễn:
- Treo hình vẽ 15.
- Xét hàm số y = f(x) = x2.
- H1: Cho so sánh f(x1) và f(x2) ?
- Khi đó ta nói hàm số y = x2 nghịch biến trên khoảng .
- H2: Cho so sánh f(x1) và f(x2) ?
- Khi đó ta nói hàm số y = x2 đồng biến trên khoảng .
* Dẫn đến khái niệm:
- H3: Phát biểu tổng quát về hàm đồng biến, nghịch biến.
- H4: Hàm số đồng biến trên khoảng (a;b), nhận xét dấu của tỷ số ?
- H5: Hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b), nhận xét dấu của tỷ số ?
- Tỷ số trên gọi là tỷ số biến thiên.
- Nêu cách xét tính đồng biến, nghịch biến theo tỷ số biến thiên.
* Củng cố: Chứng minh rằng hàm số y = luôn nghịch biến trên khoảng .
- H6: Tính tỷ số biến thiên ?
- H7: Xét dấu của tỷ số biến thiên trên khoảng ?
- H8: Xét dấu của tỷ số biến thiên trên khoảng ?
- H9: Kết luận.
* Hình vẽ 15: Xét hàm số y = f(x) = x2.
- Gợi ý trả lời H1: thì 
f(x1) > f(x2).
- Khi đó ta nói hàm số y = x2 nghịch biến trên khoảng .
- Gợi ý trả lời H2: thì 
f(x1) < f(x2).
- Khi đó ta nói hàm số y = x2 đồng biến trên khoảng .
- Gợi ý trả lời H3: Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a;b) nếu . Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a;b) nếu .
- Gợi ý trả lời H4: Hàm số đồng biến trên khoảng (a;b), > 0.
- Gợi ý trả lời H5: Hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b), < 0.
- Tỷ số trên gọi là tỷ số biến thiên.
- Tiếp nhận cách xét tính đồng biến, nghịch biến theo tỷ số biến thiên.
* Củng cố: Chứng minh rằng hàm số y = luôn nghịch biến trên khoảng .
- Gợi ý trả lời H6:
- Gợi ý trả lời H7: 
- Gợi ý trả lời H8: 
- Gợi ý trả lời H9: Vậy hàm số y = luôn nghịch biến trên khoảng .
HĐTP 2: 2. Bảng biến thiên
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu khái niệm xét chiều biến thiên của một hàm số, bảng biến thiên.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 5.
- H1: Làm như thế nào để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b); đồng biến trên khoảng (a;b) ?
- Tiếp nhận khái niệm xét chiều biến thiên của một hàm số, bảng biến thiên.
- Đọc ví dụ 5.
- Gợi ý trả lời H1: Để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b) ta vẽ mũi tên đi xuống (từ a đến b). Để diễn tả hàm số đồng biến trên khoảng (a;b) ta vẽ mũi tên đi lên (từ a đến b).
Hoạt động 5:
III - Tính chẵn lẻ của hàm số
HĐTP 1: 1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Từ thực tiễn:
- Treo hình vẽ 16.
- Xét đồ thị hai hàm số và .
- H1: Nhận xét tính đối xứng của đồ thị hàm số ? Với hai giá trị đối nhau của biến số x thì hai giá trị tương ứng của hàm số có gì đặc biệt ?
- Ta nói hàm số là hàm số chẵn.
- H2: Nhận xét tính đối xứng của đồ thị hàm số ? Với hai giá trị đối nhau của biến số x thì hai giá trị tương ứng của hàm số có gì đặc biệt ?
- Ta nói hàm số là hàm số lẻ.
* Dẫn đến định nghĩa:
- H3: Nêu cảm nhận về định nghĩa hàm số chẵn, hàm số lẻ ?
* Củng cố: Thực hiện 8
Gọi đồng thời 3 HS lên bảng làm 3 câu với gợi ý:
- H4: Tìm tập xác định của hàm số ?
- H5: Kiểm tra điều kiện 1 ?
- H6: Tính f(-x) ? So sánh f(-x) với f(x) ?
- H8: Dựa vào định nghĩa để kết luận.
- Cho HS nhận xét và GV chính xác hóa.
* Nêu chú ý và lấy ví dụ minh họa.
*  ...  của hàm số y = ax2 + bx +c và đồ thị hàm số y = ax2.
- Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx +c.
2. Về kỹ năng:
- Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình trục đối xứng, hướng bề lõm của Parabol.
- Vẽ thành thạo các Parabol dạng y = ax2 + bx +c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Từ đó suy ra được chiều biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số (xác định các giao điểm của Parabol với các trục tọa độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất của hàm số).
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai.
- Tìm được phương trình Parabol y = ax2 + bx +c khi biết một trong các hệ số và biết đồ thị đi qua hai điểm cho trước. 
- Biết cách giải một số bài toán đơn giản về Parabol.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Một số kiến thức đã học ở lớp dưới về hàm số bậc hai để đặt câu hỏi cho các hoạt động.
- Hình vẽ 20 -> 22 sgk.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới về hàm số bậc hai.
- Thước kẻ, bút chì, bút để vẽ đồ thị.
- Đọc bài trước bài ở nhà.
III - Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: 
A. Bài cũ Nêu tính chất của hàm số y = ax2 (a 0) đã học ở lớp 9 ? (Hướng bề lõm, đỉnh, tính đối xứng)
B. Bài mới
Hoạt động 1:
* GV nêu: - Hàm bậc hai cho bởi công thức: y = ax2 + bx +c (a0).
 - Tập xác định là R = D. 
 - Hàm số y = ax2 (a 0) là trường hợp riêng khi b = c = 0.
I - Đồ thị của hàm số bậc hai 
HĐTP 1: 1. Nhận xét với .
Từ đó ta có nhận xét sau:
 - Nếu x= - thì y=. Vậy điểm I(- ; ) thuộc đồ thị hàm số 
 - Nếu a > 0 thì với mọi x, do đó I là điểm thấp nhất của đồ thị.
 - Nếu a < 0 thì với mọi x, do đó I là điểm cao nhất của đồ thị.
Như vậy, điểm I(- ; ) đối với đồ thị của hàm số đóng vai trò như đỉnh O(0;0) của Parabol y = ax2 . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Nếu đặt X = x + thì hàm số trên có dạng gì ?
- H2: Đặt tiếp Y = y + thì hàm số trên có dạng như thế nào ?
- H3: Em có nhận xét gì về hình dạng của đồ thị hai hàm số: y=ax2 + bx + c và y = ax2 ?
- Gợi ý trả lời H1: Hàm số có dạng y = aX2- .
- Gợi ý trả lời H2: Hàm số có dạng Y= aX2.
- Gợi ý trả lời H3: Hình dạng giống nhau, là Parabol.
HĐTP 2: 2. Đồ thị
- Đồ thị hàm số y= ax2 + bx +c (a0) là parabol có đỉnh là điểm I (- ; ), có trục 
đối xứng là đường thẳng x = - . Parabol quay bề lõm lên trên nếu a > 0, quay bề lõm xuống dưới nếu a < 0.
- GV treo hình vẽ 21 và chỉ ra các yếu tố đặc biệt của parabol.
HĐTP 3: Củng cố 
Chọn phương án đúng
Câu 1: Đồ thị của hàm số y = 2x2 + 3x + 1 nhận đường thẳng sau làm trục đối xứng:
a) x = 3/2; b) x = -3/4; c) x = -3/2; d) x = 3/4.
Đáp án: b)
Câu 2: Hàm số y = 2x2 + 3x + 1.
a) Đạt cực đại tại x = -3/2; b) Đạt cực đại tại x = -3/4; 
c) Đạt cực tiểu tại x = -3/2; d) Đạt cực tiểu tại x = -3/4. 
Đáp án: d)
Câu 3: Hàm số y = 2x2 + 3x + 1.
a) Đạt giá trị cực tiểu bằng 35/8; b) Đạt giá trị cực tiểu bằng 27/8; 
c) Đạt giá trị cực tiểu bằng 1/4; d) Đạt giá trị cực tiểu bằng -1/8;
Đáp án: d)
HĐTP 4: 3. Cách vẽ
- H: Để vẽ đường parabol y= ax2 + bx +c (a0) ta phải thực hiện những bước nào ?
- Gợi ý trả lời:
1) Xác định tọa độ của đỉnh I (- ; ).
2) Vẽ trục đối xứng x = - . 
3) Xác định tọa độ các giao điểm của parabol với trục tung (điểm(0;c)) và trục hoành (nếu có).
Xác định thêm một số điểm thuộc đồ thị, chẳng hạn điểm đối xứng với điểm (0;c) qua trục đối xứng của parabol, để vẽ đồ thị chính xác hơn.
4) Vẽ parabol.
Khi vẽ parabol cần chú ý đến dấu của hệ số a (a >0 bề lõm quay lên trên, a < 0 bề lõm quay xuống dưới).
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ vẽ parabol y = 3x2 - 2x - 1.
- Thực hiện 2: Gọi 1 HS lên bảng làm với gợi ý:
H1: Xác định tọa độ của đỉnh ?
H2: Tìm trục đối xứng ?
H3: Giao tung, giao hoành ?
H4: Xác định bề lõm ? Vẽ đồ thị ?
Hoạt động 2:
II - Chiều biến thiên của hàm số bậc hai
- GV treo hình vẽ 21.
- Gọi 1 HS lên bảng, dựa vào đồ thị để đưa ra bảng biến thiên.
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ, từ bảng biến thiên phát biểu chiều biến thiên.
Hoạt động 3: Củng cố toàn bài
Bài 1: Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = - x2 + 4x – 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Chỉnh sửa kịp thời (nếu có).
- Các điểm lấy thêm nên chú ý lấy đối xứng nhau qua trục đối xứng.
- Để ý khoảng giá trị của y và của x để ta vẽ hệ trục toạ độ sao cho đồ thị cân đối ở giữa hệ toạ độ.
* Tập xác định: D = R.
* Vì a = -1 < 0 nên ta có bảng biến thiên:
x -Ơ 2 +Ơ
y
 3
+Ơ +Ơ
O 1 2 3 4 x
y
3
2
-1
* Đồ thị là 1 parabol có
đỉnh (2; 3), nhận x = 2 là 
trục đối xứng và đi qua
các điểm:
(0; -1), (1; 2), (3; 2); (4; -1)
Bài 2: Xác định toạ độ giao điểm của các đồ thị các hàm số:
y = - x + 3 và y = - x2 – 4x + 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Nêu một số cách để tìm giao điểm của hai đồ thị y = f(x) và y = g(x) ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm theo 2 phương pháp: Giải hệ phương trình và đồ thị.
- Chỉnh sửa kịp thời (nếu cần) 
- Gợi ý trả lời H1: Để tìm toạ độ giao điểm của 2 đồ thị y = f(x) và y = g(x), ta làm như sau:
* Cách 1: Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình f(x) = g(x). Giải phương trình ẩn x, thay x vào một trong 2 hàm số để tìm tung độ giao điểm.
* Cách 2: Vẽ hai đồ thị hàm số trên cùng một hệ trục tọa độ, từ đó xác định tọa độ giao điểm.
Bài 3: Tìm parabol y = ax2 + bx + c nếu biết parabol đi qua A(8; 0) và có đỉnh I(6;-12).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Gọi 1 HS lên bảng làm với gợi ý sau:
- Chú ý rằng cho parabol thì a ạ 0.
- Các điều kiện đã cho ta có phương trình tương ứng như sau:
+) Đi qua A(x0; y0) Û ax02 + bx0 + c = y0.
+) Trục đối xứng x= x0 Û .
+) Giá trị cực đại (cực tiểu) bằng y0 .
+) Đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 Û .
+) Đỉnh I(x0; y0)
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Vậy parabol cần tìm là:
y = 3x2 - 36x + 96.
Hoạt động 4: BTVN
- Bài tập trang 49 -> 51 sgk.
- Đọc bài đọc thêm trang 46.
ôn tập chương II
Tiết theo PPCT: 15
 Tuần dạy:
 Ngày soạn: 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức: Ôn tập kiến thức toàn chương:
- Củng cố tính chất của hàm số: tập xác định, chiều biến thiên, đồ thị, hàm số chẵn - lẻ.
- Củng cố các tính chất của các hàm số y = ax + b và y = ax2 + bx + c. 
- Xác định được chiều biến thiên và vẽ đồ thị của chúng.
2. Về kỹ năng:
- Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình trục đối xứng, hướng bề lõm của Parabol.
- Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Từ đó suy ra được chiều biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số. 
- Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đường thẳng và parabol.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Một số câu hỏi nhằm ôn tập toàn bộ chương.
- Phân loại bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Thước kẻ, bút chì, bút để vẽ đồ thị.
- Làm bài tập trước bài ở nhà.
III - Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: 
A. Bài cũ (Lồng các bài 1 -> 7)
- H1: Nêu các cách cho hàm số ?
- H2: Khi cho hàm số bởi công thức, tập xác định của hàm số được xác định như thế nào?
- H3: Một điểm M(x0;y0) thuộc đồ thị của hàm số y = f(x) khi nào ?
- H4: Hàm số y = ax + b đồng biến; nghịch biến khi nào ?
- H5: Hàm số y = ax2 + bx + c có chiều biến thiên như thế nào ?
- H7: Xác định tọa độ đỉnh, phương trình trục đối xứng của hàm số y = ax2 + bx + c ?
- H8: Xác định tọa độ giao điểm của parabol y = ax2 + bx + c với trục tung. Tìm điều kiện để parabol này cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và viết tọa độ của các giao điểm trong các trường hợp đó.
B. Chữa bài tập
Bài 1: Xét sự biến thiên của hàm số: trên (2; +Ơ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu phương pháp xét sự biến thiên của hàm số ?
"x1, x2 ẻ (2; +Ơ) và x1 ạ x2 ta có:
ị k < 0 "x1, x2 ẻ (2; +Ơ).
Vậy hàm số nghịch biến trên (2; +Ơ).
Bài 2: Xác định tính chẵn - lẻ và vẽ đồ thị hàm số: y = x(ẵxẵ- 2).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu định nghĩa hàm số lẻ, hàm số chẵn? Tính chất đồ thị của chúng ?
+) Xác định tính chẵn - lẻ:
Tập xác định D = R nên x D => -x D.
Ta có y(-x) = -x(|-x| -2) = - x(|x|-2) = - y(x).
-2 -1 0 1 2 x
y
1
-1
=> Hàm số là hàm số lẻ.
+) Đồ thị hàm số đối
xứng qua tâm O và đi qua
các điểm: (-2; 0), (-1; 1),
(0; 0), (1; -1) và (2; 0)
Bài 3 (Bài 12a): 
Tìm parabol y = ax2 + bx + c biết nó đi qua A(0; -1), B(1; -1) và C(-1; 1).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Với mỗi điều kiện của đề bài tương ứng cho ta biểu thức nào?
Theo đề bài ta có:
Vậy parabol cần tìm là: y = x2 - x - 1.
Bài 4: Cho hàm số y = x2 – 2x – 1.
a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (P) của hàm số (Bài 10a).
b) Tìm giao điểm của (P) với đường thẳng y = - x + 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu định lý về sự biến thiên của hàm bậc hai ?
- Tính chất của đồ thị hàm số bậc hai ?
a) +) Bảng biến thiên:
x
- 1 
y
- 
 -2
+) Đồ thị hàm số là một parabol có đỉnh I(1; -2), trục đối xứng x = 1 và đi qua các điểm: (-1; 2), (0; -1), (2; -1), (3; 2).
-1 0 1 2 3 x
y
2
-2
b) Ta có: 
Vậy có hai giao điểm là (-1;2) và (2; -1).
C. Dặn dò Tiết sau kiểm tra.
kiểm tra chương II
Tiết theo PPCT: 16
 Tuần dạy:
 Ngày soạn: 
I - Mục đích và yêu cầu
	1. Mục đích: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS.
	2. Yêu cầu: 70% đạt điểm trung bình trở lên, trong đó đạt điểm khá giỏi 20%.
II - Đề bài
Câu 1(3 điểm): Tìm tập xác định của các hàm số sau: 
a) ;	b) .
Câu 2 (3 điểm): Tìm parabol y = ax2 + bx + c nếu biết nó đi qua 3 điểm A(1; 1), B(-1; 9) và C(0; 3).
Câu 3 (4 điểm):
a) Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = 2x2 – 4x + 3.
b) Xác định toạ độ giao điểm của parabol ở trên với đường thẳng y =-2x+3. Vẽ đường thẳng này trên cùng hệ trục toạ độ của parabol đã vẽ ở trên.
III - Đáp án
Câu 1: 
a) (1,5 điểm) D = R\{1; 3};
b) (1,5 điểm) D = (0; 2].
Câu 2: 
- Đưa ra hệ phương trình (1 điểm).
- Giải hệ phương trình (1 điểm).
- Kết luận: Parabol y = 2x2 – 4x + 3 (1 điểm).
Câu 3: 
a) - Xét sự biến thiên (1 điểm).
- Vẽ đồ thị (1,5 điểm)
b) - Xác định toạ độ giao điểm (1 điểm): Hai đồ thị cắt nhau tại A và C.
- Vẽ đường thẳng và parabol trên cùng một hệ trục (0,5 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an DS 10 CB chuong II.doc