Giáo án Đại số chuẩn 10 Chương III: Phương trình - Hệ phương trình

Giáo án Đại số chuẩn 10 Chương III: Phương trình - Hệ phương trình

Tiết 17 - 18 $ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I - Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, điều kiện của phương trình.

- Hiểu định nghĩa 2 phương trình tương đương, các phép biến đổi tương đương.

- Biết khái niệm phương trình hệ quả.

2. Về kỹ năng:

- Nhận biết 1 số cho trước có là nghiệm của phương trình đã cho hay không.

- Nêu được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện).

- Phân biệt được phương trình tương đương, phương trình hệ quả.

- Biết biến đổi tương đương phương trình, biến đổi hệ quả phương trình.

 

doc 25 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số chuẩn 10 Chương III: Phương trình - Hệ phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương IIi: Phương trình - Hệ phương trình
Tiết 17 - 18	$ 1: Đại cương về phương trình 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, điều kiện của phương trình.
- Hiểu định nghĩa 2 phương trình tương đương, các phép biến đổi tương đương. 
- Biết khái niệm phương trình hệ quả. 
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết 1 số cho trước có là nghiệm của phương trình đã cho hay không.
- Nêu được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện).
- Phân biệt được phương trình tương đương, phương trình hệ quả.
- Biết biến đổi tương đương phương trình, biến đổi hệ quả phương trình.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Một số kiến thức về hàm số, phương trình để đặt câu hỏi cho các hoạt động.
- Nêu một số cách giải phương trình bậc hai bằng đồ thị và vẽ sẵn đồ thị ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới về phương trình.
- Đọc trước bài ở nhà.
III - Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: Tiết 1 
Hoạt động 1:
I - khái niệm phương trình
HĐTP 1: Thực hiện 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Nêu một ví dụ về phương trình một ẩn và chỉ ra một nghiệm của nó ?
- H2: Nêu một ví dụ về phương trình hai ẩn và chỉ ra một nghiệm của nó ?
- Gợi ý trả lời H1: Phương trình . Ta thấy x =1 là nghiệm của phương trình.
- Gợi ý trả lời H2: Phương trình x2 + y = 1. Ta thấy (1;0) là nghiệm của phương trình.
HĐTP 2: 1. Phương trình một ẩn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Nêu cảm nhận về khái niệm phương trình một ẩn, ẩn số, vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm, giải phương trình, phương trình vô nghiệm ?
- H2: Nêu một ví dụ về phương trình một ẩn vô nghiệm ?
- H3: Nêu một ví dụ về phương trình một ẩn có đúng một nghiệm và chỉ ra nghiệm đó ?
- H4: Nêu một ví dụ về phương trình một ẩn có vô số nghiệm và chỉ ra nghiệm của nó ?
- Nêu chú ý.
- Gợi ý trả lời H1: Mệnh đề chứa biến có dạng f(x) = g(x) được gọi là phương trình một ẩn, x được gọi là ẩn số. Ta gọi f(x) là vế trái, g(x) là vế phải. 
 Nếu $x0ẻD sao cho f(x0) = g(x0) thì x0 gọi là một nghiệm của phương trình.
 Tập T = {x0ẻDẵf(x0)=g(x0)} gọi là tập nghiệm của phương trình.
 Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó (nghĩa là tìm tập nghiệm).
 Nếu phương trình không có nghiệm nào cả thì ta nói phương trình vô nghiệm (tập nghiệm là rỗng).
- Gợi ý trả lời H2: Phương trình (x + 2007)2 = -1
- Gợi ý trả lời H3: Phương trình x - 1 = 0 có đúng một nghiệm là x = 1. 
- Gợi ý trả lời H4: |x - 1| + |1 - x| = 2 có vô số nghiệm thuộc đoạn [-1;1].
- Chú ý: Có trường hợp, khi giải phương trình ta không viết được chính xác nghiệm của chúng dưới dạng số thập phân mà chỉ gần đúng (nghiệm gần đúng).
HĐTP 3: 2. Điều kiện của một phương trình (điều kiện xác định của một phương trình)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Thực hiện 2:
- H1: Khi x = 2 vế trái của pt có nghĩa không ?
- H2: Vế phải có nghĩa khi nào ?
- Khi đó x 2 và x - 1 0 gọi là điều kiện của pt (không nhất thiết phải tìm tập xác định)
- H3: Nêu khái niệm điều kiện của pt f(x) = g(x) ?
- Khi các phép toán ở hai vế của một pt đều thực hiện được với mọi giá trị của x thì ta có thể không ghi điều kiện của pt.
- H4: Có nhất thiết phải tìm tập xác định không ?
* Thực hiện 3:
- H5: Tìm điều kiện của pt
 ?
- H6: Tìm điều kiện của pt
 ?
* Thực hiện 2:
- Gợi ý trả lời H1: Khi x = 2 vế trái của pt không có nghĩa vì phân thức có mẫu thức bằng 0.
- Gợi ý trả lời H2: Vế phải có nghĩa khi 
- Khi đó x 2 và x 1 gọi là điều kiện của pt.
- Gợi ý trả lời H3: Điều kiện của pt f(x) = g(x) là điều kiện đối với ẩn x để f(x) và g(x) có nghĩa (mọi phép toán thực hiện được)
- Gợi ý trả lời H4: Không nhất thiết phải chỉ ra tập xác định mà chỉ cần nêu điều kiện là đủ.
- Chú ý: Khi các phép toán ở hai vế của một pt đều thực hiện được với mọi giá trị của x thì ta có thể không ghi điều kiện của pt.
* Thực hiện 3:
- Gợi ý trả lời H5: Điều kiện của pt là .
- Gợi ý trả lời H6: Điều kiện của pt là .
HĐTP 4: 3. Phương trình nhiều ẩn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu một số ví dụ pt 2 ẩn, 3ẩn, 4 ẩn.
- Chỉ ra một số nghiệm của phương trình đó.
Tiếp nhận kiến thức.
HĐTP 5: 4. Phương trình chứa tham số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ví dụ: Cho pt ẩn x:
 là pt chứa tham số m.
- H1: Nêu cảm nhận về khái niệm pt chứa tham số ? 
- H2: Lấy ví dụ ?
- Nêu khái niệm giải và biện luận pt chứa tham số.
- Ví dụ: Cho pt ẩn x:
 là pt chứa tham số m.
- Gợi ý trả lời H1: Pt chứa tham số là pt ngoài các chữ đóng vai trò ẩn số, còn có thể có các chữ khác được xem như những hằng số và được gọi là tham số 
- Gợi ý trả lời H2: Lấy ví dụ: 
(m- 1)x - 2008 = 0; ẩn x; tham số m.
ax2 + bx + c = 0; ẩn x; tham số a, b, c.
- Tiếp nhận khái niệm giải và biện luận pt chứa tham số.
Hoạt động 2:
II - phương trình tương và phương trình hệ quả
HĐTP 1: Thực hiện 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- H1: Xác định nghiệm của pt
x2 + x = 0 ?
- H2: Xác định nghiệm của pt ?
- H3: Hai phương trình đó có cùng tập nghiệm không ?
- H4: Xác định nghiệm của pt
x2 - 4 = 0 ?
- H5: Xác định nghiệm của pt
2 + x = 0 ?
- H6: Hai phương trình đó có cùng tập nghiệm không ?
- Gợi ý trả lời H1: Pt x2 + x = 0 có nghiệm là x = 0 và x = -1.
- Gợi ý trả lời H2: Pt có nghiệm là x = 0 và x = -1.
- Gợi ý trả lời H3: Hai phương trình đó có cùng tập nghiệm.
- Gợi ý trả lời H4: Pt x2 - 4 = 0 có nhiệm là 
x = 2 và x = -2.
- Gợi ý trả lời H5: Pt 2 + x = 0 có nghiệm là 
x = -2.
- Gợi ý trả lời H6: Hai phương trình đó không có cùng tập nghiệm.
HĐTP 2: 1. Phương trình tương đương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ta nói hai pt trong câu a) gọi là tương đương.
- H1: Nêu cảm nhận về định nghĩa hai pt tương đương ?
- H2: Hai pt cùng vô nghiệm có tương đương không ?
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 1.
- H3: Hai pt và có tương đương không ?
- Gợi ý trả lời H1: Hai pt tương đương được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm.
- Gợi ý trả lời H2: Hai pt cùng vô nghiệm có tương đương, vì chúng có cùng tập nghiệm là rỗng.
- Đọc ví dụ 1 để củng cố khái niệm hai pt tương đương.
- Gợi ý trả lời H3: Hai pt có tương đương vì chúng có cùng tập nghiệm T = {1; 2}.
HĐTP 3: 2. Phép biến đổi tương đương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu lý do phải sử dụng phép biến đổi tương đương.
- H1: Nêu khái niệm phép biến đổi tương đương ?
- H2: Nêu các phép biến đổi tương đương mà em hay sử dụng ?
- Chính xác hóa thành định lý và nêu ký hiệu.
- Nêu chú ý.
* Thực hiện 5:
- H3: x = 1 có là nghiệm của pt ban đầu không ?
- H4: Phép biến đổi thứ nhất có là phép biến đổi tương đương không ? Phép biến đổi thứ hai có là phép biến đổi tương đương không ? 
- H5: Sai lầm của phép biến đổi là gì ?
- Gợi ý trả lời H1: Phép biến đổi tương đương là phép biến đổi không làm thay đổi tập nghiệm của pt.
- Gợi ý trả lời H2: Các phép biến đổi tương đương mà em hay sử dụng:
a) Cộng và trừ hai vế với cùng một số hoặc cùng một biểu thức;
b) Nhân hoặc chia hai vế với cùng một số khác 0 hoặc với cùng một biểu thức luôn có giá trị khác 0.
c) Chuyển vế và đổi dấu một biểu thức.
- Tiếp nhận định lý và chú ý.
* Thực hiện 5:
- Gợi ý trả lời H3: x = 1 không là nghiệm của pt ban đầu vì nó làm cho mẫu bằng 0.
- Gợi ý trả lời H4: Phép biến đổi thứ nhất là phép biến đổi tương đương vì trừ hai vế với cùng một biểu thức và không làm thay đổi điều kiện của pt. Phép biến đổi thứ hai rút gọn không là phép biến đổi tương đương vì đã làm thay đổi điều kiện của pt từ x - 1 0 sang .
- Gợi ý trả lời H5: Sai lầm của phép biến đổi là không tìm điều kiện của pt. 
* Củng cố: Kiểm tra lại cách giải nào đúng:
Giải pt: .
C1: Đk: x ạ -1.
Pt Û (x - 1)(x + 2) = 0 Û .
C2: Đk: x ạ -1.
Pt Û (x + 1)(x - 1)(x + 2) + 3 = 3 Û 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ra bài cho hs giải theo nhóm và nhận xét.
Từng nhóm nêu nhận xét.
HĐTP 4: 3. Phương trình hệ quả
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu khái niệm pt hệ quả và ký hiệu.
- Nêu khái niệm nghiệm ngoại lai.
- H1: Để loại nghiệm ngoại lai ta phải làm gì ? 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
- H2: Hai pt tương đương có là pt hệ quả không ? Điều ngược lại có đúng không ?
- H3: Khi bình phương hai vế của một pt ta được pt hệ quả hay pt tương đương ?
- H4: Khi bình phương hai vế (luôn cùng dấu) của một pt ta được pt hệ quả hay pt tương đương ? Lấy ví dụ ?
- Tiếp nhận khái niệm pt hệ quả, ký hiệu, nghiệm ngoại lai.
- Gợi ý trả lời H1: Để loại nghiệm ngoại lai ta phải thử lại các nghiệm tìm được vào pt ban đầu để phát hiện và loại bỏ nghiệm ngoại lai. 
- Đọc ví dụ 2.
- Gợi ý trả lời H2: Hai pt tương đương là pt hệ quả. Điều ngược lại không đúng.
- Gợi ý trả lời H3: Khi bình phương hai vế của một pt ta được pt hệ quả. 
- Gợi ý trả lời H4: Khi bình phương hai vế (luôn cùng dấu) của một pt ta được pt tương đương.
Hoạt động 3: Củng cố tiết 1 
Câu 1: Chọn phương án đúng
Cho pt , điều kiện của pt là:
* Đáp số: Chọn c)
Câu 2: Cho pt , trong các số sau đây số nào là nghiệm của pt
a) -2; b) 2; c) 1; d) 0.
* Đáp số: Chọn b)
Câu 3: Trong các pt sau, pt nào tương đương với pt x2 = 9
a) x2 + 3x - 4 = 0; b) x2 - 3x - 4 = 0; c) |x| = 3; d) 
* Đáp số: Chọn c)
Câu 4: Cho pt (1). Mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai
* Đáp số: Mệnh đề đúng a), b), c), d).
Câu 5: Cho pt (1). Mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai
* Đáp số: Mệnh đề đúng b), d). Mệnh đề sai a), c).
Tiết 2
Hoạt động 4: luyện tập
HĐTP 1: Bài 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giải các phương trình sau:
a) ; 
b) .
- Chú ý đặt điều kiện và kiểm tra điều kiện để tránh nghiệm ngoại lai.
a) Đk: . 
Thay x = 0 vào pt. Suy ra x = 0 là nghiệm của pt.
b) Đk: x > 1.
Pt x = 1 (không thoả mãn đk).Vậy pt đã cho vô nghiệm.
HĐTP 2: Bài 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giải các phương trình sau:
a) ; 
b) ;
c) .
- Chú ý đặt điều kiện và kiểm tra điều kiện để tránh nghiệm ngoại lai.
a) Đk: x ạ 0.
Pt x(x - 1) + 1 = 2x – 1 Û x2 – 3x + 2 = 0 
Û (thỏa mãn).
Tập nghiệm của pt đã cho là: T = {1;2}.
b) Đk: x ³ 3.
Pt 
Đối chiếu với đk thì pt chỉ có 1 nghiệm x = 3.
c) Đk: x > -1.
Pt x2 – 4 = x + 3 + (x + 1) Û x2– 2x – 8 = 0 Û
Đối chiếu với đk thì pt chỉ có 1 nghiệm x = 4.
HĐTP 3: Bài 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giải phương trình
ẵx - 2ẵ = 2x - 1 (*).
(*) ị x2 – 4x + 4 = 4x2 – 4x + 1 Û 3x2 – 3 = 0 Û x = ± 1
Thử lại thì chỉ có x = 1 là nghiệm của phương trình (*).
HĐTP 4: Bài 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giải ... ệ phương trình.
- Củng cố cách giải hệ ba pt bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gau-xơ.
2. Về kỹ năng:
- Giải thành thạo và biểu diễn hình học tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn.
- Giải thành thạo hệ pt bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
- Giải được hệ ba pt bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gau-xơ.
- Giải được một số bài toán thực tế bằng cách lập và giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
- Biết dùng máy tính bỏ túi để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Câu hỏi cho các hoạt động.
- Phân loại bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Làm bài tập ở nhà.
- Máy tính bỏ túi.
III - Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: 
Hoạt động 1: 
I - Bài tự luận
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Bài 1: 
- Gọi 1 HS trả lời.
- Chính xác kết quả.
Bài 2: 
- Gọi 4 HS đồng thời lên bảng làm. 
- Gọi HS khác nhận xét.
- Chính xác kết quả.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS trả lời.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 5:
- Gọi 2 HS trả lời.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 6: 
- Gọi 1 HS trả lời.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 1: 
Hệ pt đã cho tương đương với hệ: 
Bài 2: 
a) .
b) .
c) .
d) 
Bài 3: Gọi x (đồng) là giá tiền một quả quýt, y (đồng) là giá tiền một quả cam (x > 0, y > 0). Ta có hệ phương trình:
Kết luận: Giá tiền mỗi quả quýt là 450 đồng, giá tiền mỗi quả cam là 480 đồng.
Bài 5: Nhân hai vế pt thứ nhất với (- 2) rồi cộng vế với vế, nhân hai vế pt thứ nhất với (- 3) rồi cộng vế với ta có hệ:
Bài 6: Gọi x (ngàn đồng) là giá bán một áo sơ mi, y (ngàn đồng) là giá bán một quần âu, z (ngàn đồng) là giá bán một váy nữ
(x > 0, y > 0, z > 0). Ta có: 
Kết luận: Giá bán một áo sơ mi là 98000 đồng, giá bán một quần âu là 125000 đồng, giá bán một váy nữ là 86000 đồng.
Hoạt động 2: 
II - Bài trắc nghiệm 
 Caõu 1: Toaù ủoọ giao ủieồm cuỷa cacự ủửụứng thaỳng (d): 5x - 4y = 3 vaứ (m): 7x - 9y = 8 laứ 
 A. B. C. D. 
 * ẹaựp soỏ: B.
 Caõu 2: Cho heọ phửụng trỡnh . Goùi laứ nghieọm cuỷa heọ phửụng trỡnh 
thỡ baống
 A. 8 B. 9 C. 10 D. Moọt ủaựp soỏ khaực 
 * ẹaựp soỏ: D.
 Caõu 3: Heọ phửụng trỡnh coự nghieọm laứ 
 A. B. (13;14) C. D. 
 * ẹaựp soỏ: C.
 Caõu 4: Heọ phửụng trỡnh coự nghieọm laứ 
 A. (4; 3; 4) B. (3; 2; 5) C. (5; 4; 2) D. (4; 2; 5)
 * ẹaựp soỏ: D.
Hoạt động 3: BTVN
- Đọc cách giải pt bậc hai, hệ pt bậc nhất hai ẩn, ba ẩn bằng máy tính bỏ túi.
- Bài tập ôn chương III.
Tiết 25 Ngày soạn 8/12/2008
Luyện tập 
(Có thực hành giải toán trên máy tính bỏ túi)
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và ghi nhớ các lệnh để chuyển máy tính sang hệ giải pt bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
- Hiểu và ghi nhớ cách nhập các hệ số
2. Về kỹ năng:
- Giải thành thạo pt bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn bằng máy tính bỏ túi.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Câu hỏi cho các hoạt động.
- Phân loại bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Làm bài tập ở nhà.
- Máy tính bỏ túi Casio fx-550MS.
III – Phương pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: 
Hoạt động 1: 
1. Giải phương trình bậc hai – phương trình bậc ba (theo chương trình đã gài sẵn trong máy)
Chú ý: Phải đưa về dạng sau:
- Phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 (a 0)
- Phương trình bậc ba: ax3 + bx2 + cx + d = 0 (a 0)
HĐTP 1: Các bước sử dụng máy tính giải phương trình
+) Để chuyển sang chế độ giải phương trình:
- Vào mode EQN ta ấn 
MODE
MODE
1
- Rồi dùng phím  để đưa đến màn hình:
Degree ?
 2 3
- ấn tiếp số bậc cần chọn rồi nhập hệ số (Không nhập được số phức vào hệ số).
 Màn hình hiện Hướng ấn  để 
 tên hệ số sang hệ số kế tiếp
 a? 
 0
 Giá trị hệ số 
Ta đưa giá trị của hệ số a vào máy và ấn = , màn hình hiện chữ b và dấu hỏi ta đưa giá
trị của hệ số b vào máy và ấn =, màn hình hiện chữ c và dấu hỏi ta đưa giá trị của hệ 
số c vào máy.
+) Nếu chưa nhập hệ số cuối (c của phương trình bậc 2 và d của phương trình bậc 3) ta có thể xem tới lui (cuộn) các hệ số bên cạnh bằng phím.. 
- Khi nhập xong hệ số cuối, ấn = ta được màn hình kết quả:
 Tên nghiệm số Chỉ hướng sang 
 nghiệm số kế tiếp
 X1 
 0
 Giá trị nghiệm
Đối với phương trình bậc hai có ba trường hợp xảy ra:
-) Trường hợp 1: Phương trình có hai nghiệm phân biệt
Khi đó màn hình hiện chữ x1 (chỉ số 1 khá to) ở góc trên bên trái và giá trị (đúng hoặc gần đúng) của nó ở góc dưới bên phải. Nếu ấn tiếp = thì màn hình hiện x2 theo cách tương tự. Nếu sau đó ta ấn liên tiếp = thì các hệ số của pt và các nghiệm của pt lần lượt hiện trở lại.
-) Trường hợp 2: Phương trình có nghiệm kép
Khi đó màn hình chỉ hiện một lần chữ x (không có chỉ số kèm theo) ở góc trên bên trái và giá trị của nó ở góc dưới bên phải. Nếu sau đó ta ấn liên tiếp = thì các hệ số của pt và các nghiệm của pt lần lượt hiện trở lại. 
-) Trường hợp 3: Phương trình vô nghiệm 
Khi đó màn hình hiện chữ x1 (chỉ số 1 khá to) ở góc trên bên trái và ký hiệu ở góc trên bên phải. Nếu ấn tiếp = thì màn hình hiện x2và vẫn giữ nguyên ký hiệu trên. Xoá ký hiệu trên bằng cách ấn AC. 
+) Muốn giải pt bậc hai khác, chỉ cần ấn ..
+) Thoát chương trình giải phương trình bằng cách ấn 
MODE
1
HĐTP 2: Thực hành
Bài 5 (trang 62 sgk) Giải phương trình sau bằng máy tính bỏ túi (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba) 
b) - 3x2 + 4x + 2 = 0 ( Kết quả )
c) 3x2 + 7x + 4 = 0 ( Kết quả )
d) 9x2 - 6x - 4 = 0 ( Kết quả )
Hoạt động 2: 
2. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn – hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn (theo chương trình đã gài sẵn trong máy)
Chú ý: Phải đưa về dạng sau:
- Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: 
- Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn: 
HĐTP 1: Các bước sử dụng máy tính giải hệ phương trình
+) Để chuyển sang chế độ giải phương trình:
- Vào mode EQN ta ấn 
MODE
MODE
1
- Đưa đến màn hình:
Unknowns ?
 2 3
- ấn số ẩn cần chọn rồi nhập hệ số (Không nhập được số phức vào hệ số).
 Màn hình hiện Hướng ấn  để 
 tên hệ số sang hệ số kế tiếp
 ? 
 0
 Giá trị hệ số 
+) Nếu chưa nhập hệ số cuối (c2 của hệ phương trình bậc 2 hoặc d3 của hệ phương trình bậc 3) ta có thể xem tới lui (cuộn) các hệ số bên cạnh bằng phím .. 
- Khi nhập xong hệ số cuối, ấn = ta được màn hình kết quả:
 Tên nghiệm số Chỉ hướng sang 
 nghiệm số kế tiếp
 X = 
 0
 Giá trị nghiệm
+) ấn  ta được nghiệm kế tiếp. Dùng phím  để xem đi, xem lại các nghiệm.
HĐTP 2: Thực hành
Bài 7 (trang 68 sgk) Giải các hệ phương trình sau bằng máy tính bỏ túi (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)
b) Kết quả: 
d) Kết quả: 
Kiểm tra 15 phút thực hành
Đề bài
Bài 1: Giải phương trình sau bằng máy tính bỏ túi (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba) 
a) 73x2 – 47x – 25460 = 0
b) x2 + x - 2 = 0
c) 106x2 + 45x +23 =0
Bài 2: Giải các hệ phương trình sau bằng máy tính bỏ túi (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)
a) b) c) 
Đáp án
Bài 1: a) ; b) ; c) ptvn
Bài 2: a) b) c) 
 Tiết 26 Ngày soạn: 10/12/2008 
ÔN TậP Chương iii
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Củng cố khái niệm pt tương đương và pt hệ quả; các phép biến đổi tương đương.
- Củng cố cách giải và biện luận pt ax + b = 0; pt ax2 + bx + c = 0; cách giải các pt quy về bậc nhất, bậc hai: pt có chứa ẩn ở mẫu số, pt chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối, pt chứa ẩn dưới dấu căn thức bậc hai đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích; cách giải hệ pt bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế; hệ ba pt bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gau-xơ.
- Định lý Vi-ét.
2. Về kỹ năng:
- Giải và biện luận thành thạo phương trình ax + b = 0 và pt quy về dạng đó
- Giải và biện luận thành thạo phương trình bậc hai và pt quy về dạng đó.
- Giải được hệ pt bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
- Giải được hệ ba pt bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gau-xơ.
- Giải được một số bài toán thực tế bằng cách lập và giải hệ phương trình bậc nhất hai
ẩn, ba ẩn.
- Biết giải các bài toán thực tế đưa về giải phương trình bậc nhất, bậc hai bằng cách lập phương trình.
- Sử dụng định lý Vi-ét trong việc đoán nhận nghiệm của pt bậc hai và giải một số bà toán liên quan như tìm hai số biết tổng và tích của chúng, tính các biểu thức đối xứng của các nghiệm và việc xét dấu nghiệm của phương trình bậc hai.
- Biết dùng máy tính bỏ túi để giải pt bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
3. Về tư duy: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tích cực tham gia học tập. 
- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Một số kiến thức về phương trình và hệ pt bậc nhất hai ẩn để đặt câu hỏi cho các hoạt động.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Cần ôn lại một số kiến thức đã học phương trình và hệ pt bậc nhất hai ẩn.
- Đọc trước bài ở nhà.
- Máy tính bỏ túi.
III - Phuơng pháp dạy học: Chủ yếu là phương pháp vấn đáp gợi mở, thông qua hoạt động điều khiển tư duy, đan xen học nhóm.
IV - Tiến trình bài học: 
A. Bài cũ Lồng vào các hoạt động.
B. Bài mới
Hoạt động 1:
1. Bài tự luận
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 3: Giải các phương trình 
a)
c)
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 4: Giải các phương trình 
a) 
c) 
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 11: Giải các phương trình
a) 
b) 
- Chia hai nhóm giải hai pt.
- Gọi đại diện hai nhóm trình bày cách giải và chỉnh sửa.
Bài 5: Giải hệ pt
a) 
- Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu 3 HS khác giải bằng máy tính bỏ túi, so sánh kết quả tìm được.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 7: Giải hệ pt
a) 
- Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu 3 HS khác giải bằng máy tính bỏ túi, so sánh kết quả tìm được.
- Chỉnh sửa kịp thời.
Bài 3: Giải các phương trình 
a) ĐK: 
Với điều kiện trên: 
 x = 6 (t/m đk)
Đáp số: Nghiệm của pt là x = 6.
c) ĐK: x > 2
Với điều kiện trên:
 x2 = 8 
Đáp số: Nghiệm của pt là 
Bài 4: Giải các phương trình 
a) ĐK: x2 – 4 0 
Với điều kiện trên:
Đáp số: Pt vô nghiệm.
c) 
Đáp số: Nghiệm của pt là x = 5/2.
Bài 11:
=> Phương trình vô nghiệm.
Bài 5: Giải hệ pt
Bài 7: Giải hệ pt
a) Nhân cả hai vế của pt thứ nhất với 2 rồi cộng vế với vế với pt thứ hai, nhân cả hai vế của pt thứ ba với 4 rồi cộng vế với vế với pt thứ hai ta có hệ:
=> Phương trình có nghiệm là: .
Hoạt động 2:
2. Bài trắc nghiệm
Bài 14: 
Điều kiện => Chọn (C)
Bài 16: Chọn (C)
Bài 17: Chọn (D)
Hoạt động 3: BTVN
- Làm bài 9 -> 11 trang 70 sbt; bài 15 -> 18 trang 77 sbt.
- Xem bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong 3 DS10CB.doc