Giáo án Đại số cơ bản 10 tiết 33 đến 36

Giáo án Đại số cơ bản 10 tiết 33 đến 36

Tiết: 33 §2. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ

 HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được khái niệm hai bất phương trình tương đương.

 - Nắm một số phép biến đổi bất phương trình như cộng, trừ, nhân, chia, bình phương hai vế của bpt.

 2. kỹ năng:

 - Có kỹ năng sử dụng các phép biến đổi để giải bpt.

 - Có kỹ năng phân tích, tìm các hướng giải thích hợp trong từng bài toán cụ thể.

 3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, giáo dục tính chính xác trong lập luận và tính toán.

 

doc 12 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1375Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số cơ bản 10 tiết 33 đến 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/1/2007	
Tiết: 33	 §2. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ 
 HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh nắm được khái niệm hai bất phương trình tương đương.
	- Nắm một số phép biến đổi bất phương trình như cộng, trừ, nhân, chia, bình phương hai vế của bpt.
	2. kỹ năng:
	- Có kỹ năng sử dụng các phép biến đổi để giải bpt.	
	- Có kỹ năng phân tích, tìm các hướng giải thích hợp trong từng bài toán cụ thể.
	3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, giáo dục tính chính xác trong lập luận và tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.
	2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Thế nào là điều kiện của một bất phương trình ? Tìm điều kiện của bpt sau:
TL: Điều kiện của bpt: 9SGK).
 BT: Điều kiện là 
 Vậy điều kiện của bpt là 
3. Bài mới:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
6’
 Hoạt động 1: Khái niệm bpt tương đương.
H: Thế nào là hai phương trình tương đương ?
GV: Khái niệm hai bpt tương đương định nghĩa tương tự.
-Yêu cầu 1 HS nêu khái niệm hai bpt tương đương.
GV định nghĩa tương tự đối với hai hệ bpt tương đương.
GV: Để giải 1 bpt (hệ bpt) ta sử dụng các phép biến đổi để được những bpt ( hệ bpt) tương đương nhưng đơn giản hơn. Các phép biến đổi như vậy gọi là các phép biến đổi tương đương.
HS: Nhắc lại khái niệm hai pt tương đương.
1 HS nêu khái niệm hai bpt tương đương.
- HS nghe GV giới thiệu.
III. MỘT SỐ PHÉP BIẾN ĐỔI BPT:
1. Bất phương trình tương đương:
 Hai bpt (hệ bpt ) có cùng tập nghiệm gọi là hai bpt (hệ bpt) tương đương.
2. Phép biến đổi tương đương:
Để giải 1 bpt (hệ bpt) ta sử dụng các phép biến đổi để 
được những bpt ( hệ bpt) tương đương nhưng đơn giản hơn. Các phép biến đổi như vậy gọi là các phép biến đổi tương đương. 
8’
 Hoạt động 2: Phép biến đổi cộng, trừ.
H: Nêu các phép biến đổi tương đương các phương trình ?
GV: Đối với bpt, ta có thể cộng (trừ ) hai vế của bpt với cùng biểu thức mà không làm thay đổi điều kiện của bpt thì được bpt tương đương.
H: Để giải bpt trên, em phải làm gì ?
-Yêu cầu HS khai triển và rút gọn.
H: Chuyển các hạng tử của bpt sang vế trái là sử dụng phép biến đổi nào ?
H: Rút gọn và giải bpt trên ?
-GV nhận xét, bổ sung.
GV: Cho bpt P(x) < Q(x) + 
H: Sử dụng phép biến đổi nào ta được P(x) < Q(x) + 
P(x) - < Q(x) ?
GV: Vậy khi ta chuyển vế 1 biểu thức và đổi dấu thì được bpt tương đương.
HS: Nêu các phép biến đổi tương đương các pt.
HS Nghe GV giới thiệu, ghi bài.
HS: Khai triển và rút gọn.
HS thực hiện.
HS: Cộng hai vế của bpt với cùng 1 biểu thức 
-(2x2+2x-3).
HS rút gọn và giải bpt .
HS: Cộng 2 vế của bpt P(x) < Q(x) + với biểu thức - ta được bpt trên.
 3. Cộng (trừ):
Cộng (trừ ) hai vế của bpt với cùng biểu thức mà không làm thay đổi điều kiện của bpt thì được bpt tương đương
 P(x) < Q(x) 
P(x)+(x) < Q(x)+(x)
Ví dụ: Giải bất phương trình.
(x+2)(2x-1) -2x2+
 +(x-1)(x+3) (1)
 Giải: 
(1)2x2+3x-42x2+2x-3
2x2+3x-4-(2x2+2x-3)0
Vậy tập nghiệm của bpt là 
* Nhận xét: Chuyển vế và đổi dấu 1 biểu thức trong 1 bpt thì được 1 bpt tương đương.
 P(x) < Q(x) + 
 P(x) - < Q(x) 	
8’
 Hoạt động 3: Nhân, chia.
H: Nhắc lại tính chất khi nhân hai vế của 1 bất đẳng thức với cùng 1 số ?
GV: Đối với bpt ta cũng có tính chất tương tự.
-Yêu cầu HS đọc quy tắc SGK trang 84.
GV lưu ý: Khi nhân phải chú ý biểu thức đó dương hay âm với mọi giá trị của biến thuộc tập xác định.
-GV yêu cầu HS xem ví dụ SGK.
BT: Giải bpt
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bpt trên.
-GV kiểm tra bài làm của các nhóm và chốt lại lời giải.
HS nhắc lại trong 2 trường hợp số đó dương và số âm.
1 HS đọc quy tắc SGK.
HS ghi nhớ.
HS xem ví dụ SGK.
HS hoạt động nhóm giải BT.
Vì x2+x+1 >0 nên nhân hai vế của bpt với x2+x+1 ta được bpt tương đương
x2 -3x+2 > x2-4x+4
-3x + 2 > -4x + 4
x > 2
4. Nhân (chia):
a) Quy tắc (SGK).
+ P(x) < Q(x) 
P(x) .< Q(x) . nếu 
+ P(x) < Q(x) 
P(x) .> Q(x) . nếu 
b) Ví dụ: (SGK).
8’
 Hoạt động 4: Bình phương
H: Từ bđt a < b có tương đương với bđt a2 < b2 được không ? Vì sao ?
GV: Đối với bpt kết quả trên có đúng không ?
- Yêu cầu HS xem mục 5 SGK.
GV khẳng định: Khi hai vế của 1 bpt không âm thì bình phương hai vế mà không làm thay đổi điều kiện của nó thì được bpt tương đương.
GV yêu cầu HS xem ví dụ SGK.
H: Vì sao hai vế của bpt đều có nghĩa với mọi x ?
-GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS giải ví dụ.
HS: a 0.
-HS xem mục 5 SGK.
HS xem ví dụ SGK.
HS: x2 + 2x + 2
= (x + 1)2 + 1 > 0 , 
x2 – 2x + 3
= (x – 1)2 +2 >0, 
5. Bình phương:
P(x)<Q(x) P2(x)<Q2(x)
Nếu P(x) , Q(x) 
Ví dụ: Giải bpt
6’
 Hoạt động 5: Chú ý.
GV yêu cầu HS xem các chú ý SGK.
-GV yêu cầu HS xem các ví dụ 5, 6, 7 SGK
HS xem các chú ý SGK.
HS xem các ví dụ 5, 6, 7 SGK.
6. Chú ý: (SGK).
3’
 Hoạt động 6: Củng cố.
GV yêu cầu HS nhắc lại các phép biến đổi tương đương bpt: Cộng trừ, nhân, chia, bình phương.
HS nhắc lại.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Nắm vững các phép biến đổi tương đương bpt.
	- BTVN: 2, 3, 4, 5 SGK trang 88.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 16/01/2007	
Tiết: 34	 Bài tập 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Luyện tập giải bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất 1 ẩn.
	2. kỹ năng:
	- Có kỹ năng giải bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất 1 ẩn.	
	- Có kỹ năng xác định giao của 2 tập hợp, kỹ năng vận dụng các phép biến đổi tương đương bpt để giải bpt.
	3.Tư duy và thái độ: Học sinh có ý thức trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào trong từng bài toán cụ thể, giáo dục tính chính xác trong lập luận và tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, bài soạn.
	2. Chuẩn bị của trò: Làm bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
- Nhắc lại các phép biến đổi tương đương bất phương trình ? 
- Giải bất phương trình (1)
TL: + Các phép biến đổi bất phương trình (SGK).
 + Vì x2 + 3 > 0 x nên nhân hai vế của bpt với x2 + 3 ta được bpt tương đương
 	2x + 3 > 4 – x 
 Vậy tập nghiệm của bpt là S = 
3. Bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
8’
 Hoạt động 1: Chứng minh bpt vô nghiệm.
GV đưa nội dung đề BT2 câu a, b lên bảng.
H: Để chứng minh 1 bpt vô nghiệm ta có các cách nào ?
GV nhận xét va øchốt lại các cách giải.
-Yêu cầu 2 HS lên bảng giải câu a, b.
H: Chứng minh bpt vô nghiệm:
x3+ > ?
HS giải BT2 SGK.
HS: C1: CM tập xác định của bpt là tập rỗng.
C2: Đánh giá 2 vế của bpt và so sánh.
C3: Giải bpt và kết luận.
2 HS lên bảng giải.
HS xét điều kiện xác định để suy ra bpt vô nghiệm.
Bài 2 (SGK).
Giải:
a) Ta có 
. Suy ra bpt vô nghiệm.
b) Vì 
Nên 
Vậy bpt vô nghiệm.
7’
 Hoạt động 2: Chứng minh các cặp bpt tương đương.
H: Nhắc lại khái niệm hai bpt tương đương ?
GV: Vậy để chứng minh các cặp bpt tương ta phải biến đổi bpt này thành bpt kia hoặc tìm nghiệm của từng bpt và so sánh.
-Yêu cầu 2 HS lên bảng giải câu a và câu c SGK.
1 HS nhắc lại.
HS nghe GV giảng.
2 HS lên bảng giải.
-Các HS khác nhận xét.
 Bài 3 (SGK).
Giải:
a) Bpt -4x + 1 > 0 4x – 1 <0
Vậy 2 bpt -4x + 1 > 0 và
 4x-1<0 tương đương.
c) Vì x2 + 1 > 0 , nên cộng vào 2 vế với thì bpt
tương đương với bpt x + 1 > 0.
11’
 Hoạt động 3: Giải bpt.
GV yêu cầu 2 HS lên bảng giải BT 4 SGK.
GV nhận xét:
H: Nêu mẫu của bpt là số âm, chẵn hạn bpt
 thì ta làm như thế nào ?
H: Giải bpt ?
GV hướng dẫn HS giải.
2 HS lên bảng giải.
-Các HS khác nhận xét.
HS chuyển dấu “-“ lên trên tử phân thức.
- HS suy nghĩ và xét 2 trường hợp khi x>1 và khi x<1.
Bài 4: (SGK).
a) 
6(3x+1) – 4(x-2) < 3(1-2x)
14x + 14 < 3 – 6x
20x < -11 
b) BPT tương đương 1 -5 nên bpt vô nghiệm.
c) Giải bpt 
9’
 Hoạt động 3: Giải hệ bpt.
H: Để giải hệ bất phương trình bậc nhất 1 ẩn ta làm như thế nào ?
GV yêu cầu 2 HS lên bảng giải từng bpt.
-GV hướng dẫn HS xác định giao của 2 tập nghiệm và xác định tập nghiệm của hệ bpt.
 )//////////////)//////////////////
HS: Giải tìm nghiệm của từng bpt sau đó lấy giải của các tập nghiệm.
2 HS lên bảng thực hiện.
-Các HS khác nhận xét.
-HS giải theo hướng dẫn củaGV.
Bài 5 (SGK).
a) 
(1) 2x < 
(2) 
Giao của x ta được 
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
-Xem lại các bài tập đã giải. Nắm vững cách giải bất phương trình, chú ý khi nhân vào 2 vế của bpt với biểu thức phải xem xét dấu của chúng.
- BTVN: 2(c), 3(b, d), 5(b).
-Giải bất phương trình: 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 21/01/2007	
Tiết: 35	 §3. DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh nắm được định lý về dấu của nhị thức bậc nhất, biết xét dấu của nhị thức bậc nhất trong một số trường hợp cụ thể.
	- Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất.
	2. kỹ năng:
	- Có kỹ năng xét dấu nhị thức bậc nhất, xét dấu các biểu thức dạng tích, thương các nhị thức bậc nhất. 	
	3.Tư duy và thái độ: Học sinh biết vận dụng xét dấu nhị thức bậc nhất để xét dấu các biểu thức đưa về tích, thương các nhị thức bậc nhất.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, bài soạn, thước kẻ.
	2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà..
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình dạy học)
3. Bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12’
Hoạt động 1: Nhị thức bậc nhất.
-GV giới thiệu dạng của nhị thức bậc nhất.
-Yêu cầu HS thực hiện HĐ1 SGK.
H: Giải bpt -2x+3 > 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số?
H: Chỉ ra các khoảng mà x lấy giá trị trong đó thì f(x) có giá trị trái dấu với hệ số của x ?
H: Trong khoảng nào thì f(x) và hệ số của x cùng dấu ?
GV nhận xét và chốt lại khi x< thì x và f(x) trái dấu, khi thì a và f(x) cùng dấu.
HS nghe GV giới thiệu.
HS thực hiện:
-1 HS lên bảng giải bpt 
-2x+3 > 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
-2x+3 > 0 
 )/////////////////
HS: Trong khoảng (-;) thì f(x) và hệ số của x trái dấu.
HS: Trong khoảng () thì f(x) và hệ số của x cùng dấu.
I. Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất: 
1. Nhị thức bậc nhất:
 Nhị thức bậc nhất đối với x là biểu thức có dạng , a
HĐ1:
a) Giải bpt -2x+3 > 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số
b) Từ đó hãy chỉ ra các khoảng mà nếu x lấy giá trị trong đó thì nhị thức có giá trị: 
- Trái dấu với hệ số của x
- Cùng dấu với hệ số cuae x.
17’
Hoạt động 2: 
H: Từ hoạt động trên ta kết luận gì về dấu của a và f(x) khi x > và khi x< ?
GV chốt lại và giới thiệu định lí về dấu của nhị thức bậc nhất
-GV hướng dẫn HS chứng minh.
H: Khi x> thì dấu của f(x) và dấu của hệ số a như thế nào 
H: Khi x< thì dấu của f(x) và a như thế nào ?
GV hướng dẫn HS lập bảng xét dấu và lưu ý HS “nhỏ hơn nghiệm thì a và f(x) trái dấu, lớn hơn nghiệm thì a và f(x) cùng dấu”.
-GV yêu cầu HS xem phần minh họa bằng đồ thị SGK.
*Củng cố: GV yêu cầu HS làm HĐ2 SGK.
-GV nhận xét bài làm của 2 HS, chốt lại lời giải.
GV đưa nội dung ví dụ lên bảng.
H: Để xét dấu nhị thức trên ta cần làm gì ?
GV hướng dần HS xét khi
m=0, m>0, m0 và m<0.
HS: Nêu kết luận về dấu của nhị thức bậc nhất.
HS nghe và ghi nội dung địnhl í vào vở.
HS: f(x) =a(x+) nên f(x) và a cùng dấu
HS: f(x) và a trái dấu.
HS ghi nhớ .
HS xem đồ thị SGK.
2 HS lên bảng làm HĐ2 SGK.
a) 
x
- +
f(x)=3x+2
 - 0 +
Vậy f(x)0 khi 
HS: Xét các trường hợp của tham số m.
HS lập bảng xét dấu khi m>0 và m<0.
2. Dấu của nhị thức bậc nhất:
Định lí: Nhị thức f(x) = ax+b có giá trị cùng dấu với hệ số a khi , trái dấu với a khi 
Chứng minh:
-Với thì x+>0 nên f(x) = a(x+) cùng dấu với a.
-Với x<thì f(x) = a(x+) trái dấu với a.
* Bảng xét dấu:
x
- +
f(x)
af(x)0
* Ví dụ: Xét dấu nhị thức 
f(x) = mx – 1
Giải:
Nếu m=0 thì f(x) = -1<0 ,x
Nếu m :
 + m>0
x
- +
f(x)
 - 0 +
 + m<0
x
- +
f(x)
 + 0 -
13’
Hoạt động 3: 
GV: Nếu f(x) là một tích của những nhị thức bậc nhất ta có thể xét dấu của từng nhân tử, sau đó lập bảng xét dấu chung để suy ra dấu của f(x).
-GV hướng dẫn HS lập bảng xét dấu biểu thức f(x).
-Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân và chia dấu để được dấu của biểu thức f(x).
H: Dựa vào bảng xét dấu hãy cho biết:
f(x) > 0 khi nào ?, f(x) < 0 khi nào ?
H: f(x) = 0 khi nào ? f(x) không xác định khi nào ?
GV lưu ý: Nếu f(x) chưa có dạng tích, thương các nhị thức bậc nhất thì phân tích thành tích các nhị thức bậc nhất (nếu có thể).
-GV yêu cầu HS làm HĐ3 SGK.
-GV nhận xét, chốt lại.
HS nghe GV giới thiệu.
HS lập bảng xét dấu theo hướng dẫn của GV.
x
- -2 +
4x – 1
-
 - 0 +
+
x + 2
 - 0 + 
 + 
+
-3x + 5
+
 +
 + 0 -
f(x)
 + 0 - 0 + -
HS: dựa vào bảng xét dấu và trả lời.
HS: f(x) = 0 khi x = -2 hoặc 
x = ; f(x) không xác định khi 
HS: Làm HĐ3 SGK.
II. Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất:
Ví dụ: Xét dấu biểu thức
f(x) = 
Giải:
Các nhị thức 4x-1, x+2, 
-3x+5 có các nghiệm tương ứng là 
Bảng xét dấu:
+ f(x)>0 khi hoặc 
+ f(x)<0 khi 
hoặc 
+ f(x) = 0 khi x = -2 hoặc 
x = ; f(x) không xác định khi .
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm vững định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, cách xét dấu nhị thức bậc nhất.
- BTVN: BT1 SGK trang 94.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 21/01/2007	
Tiết: 36 §3. DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Vận dụng việc xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất để giải các bất phương trình chứa ẩn ở mẫu, giải bpt chứa dấu giá trị tuyệt đối bằng phương pháp khoảng.
	2. kỹ năng:
	- Có kỹ năng giải bất phương trình chứa ẩn ở mẫu và giải bpt chứa dấu giá trị tuyệt đối bằng phương pháp khoảng.
	3.Tư duy và thái độ: Học sinh biết vận dụng xét dấu nhị thức bậc nhất để giải bpt .
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, bài soạn, thước kẻ.
	2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Nêu định lí về dấu của nhị thức bậc nhất ? Xét dấu biểu thức f(x) = (-3x + 5)(4x – 3)
TL: Định lí (SGK).
 Lập bảng xét dấu và kết luận: f(x) > 0 khi ; f(x) < 0 khi 
3. Bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1: 
GV: Để giải bpt f(x) > 0 ta xét dấu biểu thức f(x), sau đó lựa chọn các giá trị x phù hợp với chiều của bpt.
- Tương tự khi giải bpt
 f(x) < 0.
GV đưa ví dụ lên bảng.
H: Điều kiện xác định của bpt là gì ?
GV: Chuyển bpt về dạng f(x)?
-GV yêu cầu HS lập bảng xét dấu biểu thức vế trái.
-GV kiểm tra việc lập bảng xét dấu của HS, điều chỉnh sai sót.
H: BPT lấy dấu gì ? Dựa vào bảng xét dấu hãy kết luận nghiệm của bất phương trình?
* GV yêu cầu HS làm HĐ4 SGK: Giải bpt: 
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài tập trên.
-GV kiểm tra bài làm của các nhóm và chốt lại lời giải.
HS nghe GV giới thiệu.
HS xem ví dụ.
HS: ĐK : x 
HS: Biến đổi bpt thành 
HS: Lập bảng xét dấu biểu thức 
HS dựa vào bảng xét dấu và kết luận nghiệm.
HS hoạt động nhóm giải bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
III. Áp dụng vào giải bất phương trình :
1. Bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu:
a) Cách giải: Để giải bpt
 f(x) > 0 ta thực hiện các bước:
-Tìm ĐKXĐ của bpt.
-Xét dấu biểu thức f(x), sau đó lựa chọn các giá trị x phù hợp với chiều của bpt.
b) Ví dụ: Giải bpt
 (1)
Giải:
ĐKXĐ: 
 (1) 
Bảng xét dấu:
x
- 1 +
3x-2
 - 0 +
 +
1-x
 +
 + 0 -
f(x)
 - 0 + -
 Vậy nghiệm của bpt là 
S = [)
18’
Hoạt động 2: BPT chứa giá trị tuyệt đối.
H: Nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của x ?
-GV giới thiệu cách giải bpt chứa dấu giá trị tuyệt đối dựa vào định nghĩa.
GV đưa ví dụ lên bảng.
H: Để giải bpt trên ta làm như thế nào ?
-GV: Xét -2x + 1 
-Bỏ dấu giá trị tuyệt đối như thế nào ?
H: Hãy giải bpt trong trường hợp này?
GV: Nghiệm tìm được phải thỏa mãn điều kiện .
- Tương tự xét khi -2x+1<0 ?
-GV kiểm tra và chốt lại bài giải.
GV lưu ý: Nghiệm của bpt là hợp của tập nghiệm trong hai trường hợp ta đang xét.
-GV hướng dẫn HS cách xác định hợp của 2 tập nghiệm 
và trên trục số. 
H: Nếu trong 1 pt, bpt chứa 2 hoặc 3 dấu giá trị tuyệt đối thì ta giải như thế nào ?
GV: Cho a>0 sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối hãy giải bpt ?
H: Giải bpt ?
-GV chốt lại và ghi bảng.
* BT: Áp dụng phép biến đổi trên giải bpt 
-GV kiểm tra và sửa chữa.
HS: 
-HS nghe GV giới thiệu.
HS xem ví dụ.
HS trả lời.
HS: 
HS: 
HS: Giải bpt và kết luận.
HS xét trường hợp -2x+1<0 và kết luận.
-HS nghe GV giới thiệu.
-HS xem hướng dẫn của GV.
HS: Lập bảng xét dấu cho từng nhị thức sau đó xét từng khoảng.
HS dựa vào định nghĩa suy ra 
HS suy ra 
HS: Giải bài tập.
BPT tương đương 
Vậy tập nghiệm của bpt là
2. Bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối:
a) Cách giải:
- Xét dấu biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối dựa vào định nghĩa: 
Ví dụ: Giải bất phương trình:
 (1)
Giải:
* Với xthì 
(1) 
 .
* Với x > thì -2x+1<0
(1) 
Vậy tập nghiệm của bpt là :
Chú ý: Nếu a > 0 thì ta có:
3’
 Hoạt động 3: Củng cố.
-Nhắc lại định lí về dấu của nhị thức bậc nhất ?
-Để giải bpt tích và bpt chứa ẩn ở mẫu ta làm như thế nào ?
-Nêu cách giải bpt chứa dấu giá trị tuyệt đối ?
HS nhắc lại.
HS nhắc lại.
HS nhắc lại.
.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm vững định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, cách xét dấu nhị thức bậc nhất.
- Nắm cách giải bpt tích, bpt chứa ẩn ở mẫu, bpt chứa dấu giá trị tuyệt đối.
- BTVN: BT2, 3 SGK trang 94.
- BT bổ sung: Giải phương trình và bpt:
	a) 	b) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT33-36.doc