Giáo án Đại số khối 10 tiết 16: Đại cương về hàm số (tt)

Giáo án Đại số khối 10 tiết 16: Đại cương về hàm số (tt)

Tiết số: 16 Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ (tt)

I. MỤC TIÊU:

+) Kiến thức : *) Củng cố tính chất của hàm số : đồng biến , nghịch biến , hàm số chẵn , hàm số lẻ.

 *) Biết phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục tọa độ .

+) Kĩ năng :

a) Khi cho hàm số bằng biểu thức , HS cần :

 *) Biết tìm tập xác định của hàm số

 *) Biết tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc tập xác định .

 *) Biết cách kiểm tra xem một điểm có tọa độ cho trước có thuộc đồ thị của hàm số đã cho hay không ;

 *) Biết chứng minh tính đồng biến , nghịch biến của một số hàm số đơn giản trên một khoảng (hoặc nửa khoảng, hoặc đoạn ) , khái niệm hàm số chẵn , hàm số lẻ và thể hiện tính chất đó qua đồ thị .

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 10 tiết 16: Đại cương về hàm số (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/ 10 /07
Tiết số: 16	 	Bài 1	ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
+) Kiến thức : *) Củng cố tính chất của hàm số : đồng biến , nghịch biến , hàm số chẵn , hàm số lẻ.
	 *) Biết phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục tọa độ .
+) Kĩ năng : 
a) Khi cho hàm số bằng biểu thức , HS cần :
	*) Biết tìm tập xác định của hàm số 
	*) Biết tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc tập xác định .
	*) Biết cách kiểm tra xem một điểm có tọa độ cho trước có thuộc đồ thị của hàm số đã cho hay không ;
	*) Biết chứng minh tính đồng biến , nghịch biến của một số hàm số đơn giản trên một khoảng (hoặc nửa 	khoảng, hoặc đoạn ) , khái niệm hàm số chẵn , hàm số lẻ và thể hiện tính chất đó qua đồ thị .
 b) Khi cho hàm số bằng đồ thị , HS cần :
	*) Biết cách tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc TXĐ và ngược lại, tìm các giá trị của x để hàm số 	nhận một giá trị cho trước . 
	*) Nhận biết được sự biến thiên và biết lập bảng biến thiên của hàm số thông qua đồ thị của nó .
	*) Biết cách chứng minh hàm số chẵn , hàm số lẻ .
+) Thái độ : Rèn luyện tính tỉ mỉ , chính xác khi vẽ đồ thị ;
 	 Thấy được ý nghĩa của hàm số và đồ thị trong đời sống thực tế .
II. CHUẨN BỊ: 
	GV: SGK , phấn màu , đồ dùng minh họa cho phép tịnh tiến đồ thị .
	HS: SGK, ôn tập hàm số và các tính chất của nó .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
a. Oån định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ(4’) 
	Hàm số y = f(x) = 2x4 – x2 + 5 chẵn hay lẻ ? vì sao ? 
c. Bài mới: 
 TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức 
10’
HĐ 1 : Tịnh tiến một điểm 
GV : Khi di chuyển M0(x0 ; y0) lên trên hoặc xuống dưới ; sang trái hoặc sang phải k (k > 0) đơn vị .Ta nói tịnh tiến điểm M0 song song với trục tọa độ .
GV cho HS làm H 7 : 
HS theo dõi GV nêu khái niệm tịnh tiến một điểm song song với trục tọa độ .
HS làm H 7 : 
M1 (x0 ; y0 + 2) 
M2 (x0 ; y0 – 2)
M3 (x0 + 2 ; y0)
M1(x0 – 2 ; y0 + 2)
4) Sơ lược về tịnh tiến đồ thị song song với trục tọa độ :
a) Tịnh tiến một điểm :
Khi di chuyển M0(x0 ; y0) lên trên hoặc xuống dưới ; sang trái hoặc sang phải k (k > 0) đơn vị .Ta nói tịnh tiến điểm M0 song song với trục tọa độ .
20’
HĐ 2 : Tịnh tiến một đồ thị :
Cho k > 0 . Nếu tịnh tiến tất cả các điểm của đồ thị (G) lên trên k đơn vị thì tập hợp các điểm thu được tạo thành hình (G1) . Ta nói : Tịnh tiến đồ thị (G) lên trên k đơn vị thì được hình (G1) , hoặc hình (G1) có được khi tịnh tiến đồ thị (G) lên trên k đơn vị .
GV giới thiệu định lí .
GV cho HS làm VD 6 : Nếu tịnh tiến đường thẳng (d) : y = 2x –1 
HS đọc định lí trg 43 SGK 
HS làm VD 6 
b) Tịnh tiến một đồ thị:
Định lí : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho đồ thị (G) của hàm số y = f(x) ; p và q là hai số dương tuỳ ý . Khi đó : 
Tịnh tiến (G) lên trên q đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f(x) + q 
Tịnh tiến (G) xuống dưới q đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f(x) – q 
Tịnh tiến (G) sang trái p đơn vị thì được đồ thị của hàm số y = f(x + p)
Sang phải 3 đơn vị thì ta được đồ thị của hàm số nào ? 
Hãy vẽ đồ thị của hai hàm số đó trên cùng một mặt phẳng tọa độ ?
GV cho HS làm VD7 
GV đưa hình vẽ hai đồ thị hàm số 
y = và y = 
GV cho HS làm H 8 : 
H·y chän ph­¬ng ¸n tr¶ lêi ®ĩng trong c¸c ph­¬ng ¸n sau:
Khi tÞnh tiÕn (P) y = 2x2 sang tr¸i 3 ®¬n vÞ ta ®­ỵc ®å thÞ hµm sè nµo sau 
(A) y=2(x+3)2, (B) y=2x2 +3,
(C) y=2(x-3)2, (D) y= 2x2-3
Kí hiệu f(x) = 2x – 1 , theo dki trên , khi tịnh tiến (d) sang phải 3 đơn vị ta được đồ thị hàm số 
y = f(x – 3 ) = 2(x – 3) – 1 
 = 2x – 7 
HS đọc VD7 
HS xem hình vẽ GV đưa ra để minh họa cho VD7 
HS làm H 8 :
Đặt f(x) = 2x2 . Khi tịnh tiến đồ thị hàm số này sang trái 3 đơn vị ta được đồ thị của hàm số 
y = f(x + 3) = 2(x + 3)2
Chọn A.
Tịnh tiến (G) sang phải p đơn vị thì được đồ thị của hàm số 
y = f(x – p).
VD 6 : SGK
VD7 : SGK 
10’
HĐ 3 : Luyện tập – củng cố :
Gv nêu tóm tắt nội dung bài học và giới thiệu mối liên hệ giữa đại số và hình học tính chất của đồ thị .
Gv cho HS làm BT 3 trg 45 SGK 
Hãy nêu các khoảng hàm số đồng biến , hso nghịch biến ? 
Tìm TGLN , GTNN của hàm khi trên đoạn [-2 ; 1] 
Hàm số này có tính chẵn (lẻ) hay không ? vì sao ? 
GIẢI TÍCH
ĐẠI SỐ
HÌNH HỌC
Hàm số f đồng biến 
x1 < x2 f(x1) < f(x2)
Đồ thị của hàm số đi lên 
Hàm số nghịch biến 
x1 f(x2)
Đồ thị của hàm số đi xuống 
Hàm số f chẵn 
f(-x) = f(x)
Đồ thị nhận Oy làm trục đối xứng 
Hàm số f lẻ 
f(-x) = - f(x)
Đồ thị nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng .
HS làm BT 3 :
x
 -2 0 
y
 3
 -1 
Hàm số đồng biến khi x (- 2 ; 0 ) 
Hàm số nghịch biến 
khi x (; -2) (0 ; ) 
HS dựa vào ĐTHS và cho biêt 
GTLN của hàm số trên [-2 ; 1] là 3
GTNN của hàm số trên [-2 ; 1] là –1 
+) Hàm số này không chẵn cũng không lẻ.
vì đồ thị không đối xứng qua Oy cũng như không 
đối xứng qua gốc tọa độ O 
d) Hướng dẫn về nhà : (2’) 
	+) Nắm vững phép tịnh tiến đồ thị song song với trục tọa độ . Nắm vững các tính chất của hàm số đồng 	biến , nghịch biến ; hàm số chẵn , hàm số lẻ và đồ thị của nó .
	+) Làm các BT 6 , 7 , 8 trg 45 SGK ; bài 9 à 16 trg 46, 47 SGK 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet16.doc