Giáo án Đại số khối 10 tiết 25: Đại cương về phương trình (tt)

Giáo án Đại số khối 10 tiết 25: Đại cương về phương trình (tt)

Tiết số:25 Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH (tt)

I. MỤC TIÊU:

+) Kiến thức :

- Hiểu khái niệm nghiệm của phương trình, điều kiện xác định của phương trình, hai phương trình tương đương.

- Hiểu các phép biến đổi tương đương. Biến đổi hệ quả .

 +) Kĩ năng :

- Nhận biết một số cho trước là nghiệm của phương trình đã cho ; nhận biết được hai phương trình tương đương.

- Nêu được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện)

- Biết biến đổi tương đương phương trình.

- Biết khaí niệm phương trình hệ quả.

- Biết phân biệt phép biến đổi nào thu được phương trình tương đương hay phương trình hệ quả của phương trình đã cho.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1452Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 10 tiết 25: Đại cương về phương trình (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/ 10/ 07
Tiết số:25	 	Bài 1	ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
+) Kiến thức : 
Hiểu khái niệm nghiệm của phương trình, điều kiện xác định của phương trình, hai phương trình tương đương.
Hiểu các phép biến đổi tương đương. Biến đổi hệ quả .
 +) Kĩ năng : 
Nhận biết một số cho trước là nghiệm của phương trình đã cho ; nhận biết được hai phương trình tương đương.
Nêu được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện)
Biết biến đổi tương đương phương trình.
Biết khaí niệm phương trình hệ quả.
Biết phân biệt phép biến đổi nào thu được phương trình tương đương hay phương trình hệ quả của phương trình đã cho.
+) Thái độ : : Hiểu được các khái niệm đại cương về phương trình ;Rèn luyện tính nghiêm túc , khoa học .
II. CHUẨN BỊ: 
	GV: SGK, phấn màu , bảng phụ , phiếu học tập .
	HS: SGK, ôn tập các phép biến đổi tương đương các phương trình 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
a. Oån định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ(5’) 
	+) Nêu các phép biến đổi tương đương các phương trình .
	+) Giải phương trình : 	(ĐS : x = -3 )
c. Bài mới: 
 TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức 
15’
HĐ 1: Phương trình hệ quả 
H: Hai phương trình sau có tương đương không ? 
 	(1) 
và 	(2) 
Ta thấy tập nghiệm pt(2) chứa tập nghiệm của pt(1) . Ta nói pt(2) là hệ quả của pt(1) 
H: Thế nào là phương trình hệ quả ?
GV giới thiệu nghiệm ngoại lai 
GV cho HS làm H 3 : 
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?
a, x-2=1
b, x=1
Những phép biến đổi nào cho ta phương trình hệ quả ? 
GV giới thiệu định lí 2 
GV cho HS đọc chú ý trg 70 SGK 
Ta có 
 x2 –5x + 4 = 0
 x = 1 hoặc x = 4 
Mà x = 4 không là nghiệm của phương trình (1)(chỉ có nghiệm là x = 1) . Vậy hai phương trình không tương đương .
HS trả lời :
HS trả lời H 3 : 
a) Đúng ( có thể thay dấu bằng dấu )
b) Đúng . Vì tập nghiệm của phương trình ban đầu là tập (con của mọi tập hợp) 
TL: (theo các VD trên)
Khi bình phương hai vế của phương trình ta được pt hệ quả 
HS đọc chú ý và xem VD3 
3) Phương trình hệ quả :
f1(x) = g1(x) gọi là phương trình hệ quả của phương trình f(x) = g(x) nếu tập nghiệm của nó chứa tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x) .
Khi đó , ta viết 
 f(x) = g(x) f1(x) = g1(x) 
Định lí 2: 
 f(x) = g(x) [f(x)]2 = [g(x)]2
VD3 : Giải phương trình 
| x – 1| = x – 3 
Giải: Bình phương hai vế phương trình ta được :
x2 – 2x + 1 = x2 –6x + 9 
 4x = 8 
 x = 2 
thử lại tại thấy x = 2 không là nghiệm của phương trình đã cho . Vậy phương trình vô nghiệm .
Chú ý : (SGK) 
5’
HĐ 2 : Phương trình nhiều ẩn 
GV: Trong thực tế, ta còn gặp những phương trình có nhiều hơn một ẩn. Chẳng hạn:
4) Phương trình nhiều ẩn :
 (SGK) 
x2+3y –1 = x2y + 2y 	(1) 
là một phương trình với 2 ẩn x, y.
H: Hãy cho ví dụ về phương trình 3 ẩn?
GV:Nếu (1) là mệnh đề đúng khi x = x0, y = y0 thì cặp số (x0 ;y0) được gọi là nghiệm của (1).
H: Hãy chỉ ra một nghiệm của (1)
HS: Cho ví dụ.
TL: (0,1)
8’
HĐ 3 : phương trình chứa tham số 
GV giới thiệu về phương trình chứa tham số 
H: Hãy cho VD pt chứa tham số m 
GV cho HS làm H 4 : Tìm tập nghiệm của phương trình: mx+2= 1-m (m:tham số) trong các trường hợp:
A, m = 0 b, m 0
Khi giải phương trình chứa tham số ta thường gọi là giải và biện luận phương trình 
HS cho VD 
HS làm H 4 :
mx + 2 = 1 – m 
 mx = -1 – m 
a) Khi m = 0 , ta được 0 = -1 phương trình vô nghiệm . Tập nghiệm là tập S =
b) Khi m 0, x = 
Tập nghiệm là 
5) phương trình chứa tham số :
 (SGK)
VD : Tìm tập nghiệm của phương trình 
 mx + 2 = 1 – m 
khi m = 0 ; m 0 
Giải :
mx + 2 = 1 – m 
 mx = -1 – m 
a) Khi m = 0 , ta được 0 = -1 phương trình vô nghiệm . Tập nghiệm là tập S =
b) Khi m 0, x = 
Tập nghiệm là 
10’
HĐ 4 : Luyện tập – củng cố :
GV cho HS làm BT 4 trg 71 SGK
Giải các phương trình bằng cách bình phương hai vế của phương trình 
a) 
d) | x – 2| = 2x – 1 
GV chú ý cho HS các phép biến đổi tương đương , phép biến đổi hệ quả của các phương trình .
HS làm BT 4 
a) ĐK : (x – 3 0 và 9 – 2x 0 ) 3 x 4,5 
 x – 3 = 9 – 2x (Do hai vế phương trình đều 	không âm ) 
 3x = 12 x = 4 
Vậy phương trình có nghiệm x = 4
d) |x – 2 | = 2x – 1 (x – 2)2 = (2x – 1)2 
 x2 – 4x + 4 = 4x2 – 4x + 1 
 x2 = 1 
 x = 1 hoặc x = -1 
Thử lại thấy x = -1 không là nghiệm của phương trình đã cho . Vậy phương trình có nghiệm x = 1 .
d) Hướng dẫn về nhà : (2’)
	+) Phân biệt các phép biến đổi tương đương , biến đổi hệ quả các phương trình 
	+) Làm các BT 3.4 à 3.7 trg 58, 59 SBT .
	+) Xem trước bài 2 “phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet25.doc