Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 48, 49: Số trung bình cộng, số trung vị. Mốt

Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 48, 49: Số trung bình cộng, số trung vị. Mốt

Tiết số:48

Bài 3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG, SỐ TRUNG VỊ. MỐT

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

- Biết được một số đặc trưng của dãy số liệu: số trung bình, số tung vị và ý nghĩa của chúng.

 2. Về kỹ năng:

- Tìm được số trung bình, số trung vị của dãy số liệu thống kê (trong những tình huống đã học).

 3. Về tư duy và thái độ:

- Biết quy lạ về quen.

 - Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 48, 49: Số trung bình cộng, số trung vị. Mốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/3/2008
Tiết số:48
Bài 3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG, SỐ TRUNG VỊ. MỐT
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức:
- Biết được một số đặc trưng của dãy số liệu: số trung bình, số tung vị và ý nghĩa của chúng.
	2. Về kỹ năng:
- Tìm được số trung bình, số trung vị của dãy số liệu thống kê (trong những tình huống đã học).
	3. Về tư duy và thái độ:
- Biết quy lạ về quen.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dụng học tập. Bài cũ
	2. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Ổn định tổ chức 1’
	2. Kiểm tra bài cũ : 2’
	Câu hỏi: Định nghĩa trung bình cộng của n số 
3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
25’
Hoạt động 1:
I. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (HAY SỐ TRUNG BÌNH)
H: Nêu lại công thức tính trung bình cộng đã học ở lớp 7?
H: Với trường hợp bảng phân bố ghép lớp ta không thể dùng giá trị thì phải lấy giá trị nào của lớp ghép?
H: Thiết lập công thức?
Giáo viên lấy ví dụ minh họa.
H: Tính số trung bình cộng của bảng số liệu 6 và 8?
H: Dựa vào đó hãy nhận xét về nhiệt độ ở thành phố Vinh trong tháng 2 và tháng 12?
Thay bằng .
Ghi ví dụ.
- Tính trung bình cộng.
- Nhận xét.
Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất(SGK)
Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp(SGK)
Ví dụ: (SGK)
15’
Hoạt động 2:
II. SỐ TRUNG VỊ
Giáo viên trình bày khái niệm số trung vị.
Cho ví dụ minh họa.
H: Làm thế nào để tìm được số trung vị?
Nắm vững khái niệm số trung vị.
Số phần tử là lể nên số trung vị là số có vị trí thứ: .
Số thứ 233 là 39
Sắp thứ tự các số liệu thống kê thành dãy không giảm (hoặc không tăng). Số trung vị (của các số liệu thống kê đã cho) kí hiệu là số đứng giữ dãy nếu số phần tử là lẻ và là trung bình cộng của hai số đứng giữa dãy nếu số phần tử là chẳn.
Ví dụ: Cho bảng phân bố tần số:
Hãy tìm số trung vị của các số liệu thống kê cho ở bảng trên?
Giải
Số trung vị của các số liệu thống kê cho ở bảng trên là 39.
	4. Củng cố và dặn dò 2’	
1. Trung bình cộng:	+ Phân bố tần số và tần suất,
	+ Phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
2. Số trung vị của bảng số liệu.
	- Khái niệm số trung vị chỉ dùng cho bảng phan bố tần số và tần suất.
	5. Bài tập về nhà
	- Làm bài tập số 1,2,4 SGK trang 122,123.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:10/3/2008
Tiết số:49
Bài 3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG, SỐ TRUNG VỊ. MỐT
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức:
- Biết được một số đặc trưng của dãy số liệu: số trung bình, số tung vị, mốt và ý nghĩa của chúng.
	2. Về kỹ năng:
- Tìm được số trung bình, số trung vị, mốt của dãy số liệu thống kê (trong những tình huống đã học).
	3. Về tư duy và thái độ:
- Biết quy lạ về quen.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dụng học tập. Bài cũ
	2. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Ổn định tổ chức 1’
	2. Kiểm tra bài cũ :2’
	Câu hỏi : Định nghĩa số trung vị của các số liệu thống kê.
3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
20’
Hoạt động 1:
III. MỐT
Giáo viên trình bày khái niệm Mốt của bảng số liệu.
Cho ví dụ minh họa.
H: Làm thế nào để tìm được Mốt?
Nắm vững khái niệm Mốt.
Tìm giá trị có tần số lớn nhất.
Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất và dược ký hiệu là 
Ví dụ: Cho bảng phân bố tần số:
Trong bảng trên có hai giá trị có cùng tần số là 38 và 40 có cùng tần số lớn nhất là 126, trong trường hợp này có hai mốt là .
21’
Hoạt động 2:
LUYỆN TẬP
H: Nêu công thức tính trung bình cộng của bảng phân bố tần số ghép lớp?
H: Tính số trung bình cộng cho bảng 1?
H: Tính số trung bình cộng cho bảng 2?
Tính các giá trị đại diện. Thay vào công thức:
Tính các giá trị đại diện. Thay vào công thức:
Bài 1. (Bài tập số 2 trang 122)
Trung bình cộng của bảng 1:
Trung bình cộng của bảng 2:
	4. Củng cố và dặn dò 2’	
	- Nắm vững khái niệm:
	 Mốt của bảng phân bố tần số.
	5. Bài tập về nhà
	- Làm bài tập số 3, 4 ,5 SGK trang 123.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48-49 ds.doc