Giáo án Đại số nâng cao 10: Luyện tập (BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn) (tiết 1)

Giáo án Đại số nâng cao 10: Luyện tập (BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn) (tiết 1)

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Môn Toán (đại số 10 phần nâng cao)

Tiết thứ 1 - Bài Luyện tập (BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn)

BÀI LUYỆN TẬP

Số tiết: 2

Người soạn: Lê Thị Thu

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Biết cách giải của BPT, hệ BPT bậc nhất 2 ẩn. Hiểu đúng K/n nghiệm và miền nghiệm của nó.

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số dạng ax + by + c = 0 (trên hệ trục tọa độ Oxy) .

- Biết cách xác định miền nghiệm của BPT hay hệ BPT bậc nhất 2 ẩn.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số nâng cao 10: Luyện tập (BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn) (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và ĐT Thanh Hoá
Trường THPT Ngọc Lặc
Giáo án giảng dạy 
Môn Toán (đại số 10 phần nâng cao)
Tiết thứ 1 - Bài Luyện tập (BPT, hệ BPT bậc nhất hai ẩn)
Bài Luyện tập
Số tiết: 2
Người soạn: Lê Thị Thu
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết cách giải của BPT, hệ BPT bậc nhất 2 ẩn. Hiểu đúng K/n nghiệm và miền nghiệm của nó.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ đồ thị hàm số dạng ax + by + c = 0 (trên hệ trục tọa độ Oxy) .
- Biết cách xác định miền nghiệm của BPT hay hệ BPT bậc nhất 2 ẩn. 
3. Về tư duy:
	- Biết quy lạ về quen.
4. Về thái độ:
- Cẩn thận, chính xác.
- Bước đầu hiểu đựơc ứng dụng của việc giải của BPT, hệ BPT bậc nhất 2 ẩn trong các bài toán kinh tế
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1. Học sinh:
- Sách giáo khoa, thước kẻ, các loại mực mầu.
2. Phương tiện:
	- Giáo án, phấn viết màu, SGK, sách bài tập, sách GV, .....
III. Phương pháp dạy học:
- PP vấn đáp, gợi mở 
- Chia bài tập theo từng khả năng của HS bằng các hoạt đọng dạy học.
IV. Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ: Lồng vào HĐ học tập trong giờ
Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu nhiệm vụ.
Đề bài tập:
Bài tập 45(SGK). Xác định miền nghiệm của các BPT bậc nhất 2 ẩn
x + 3 + 2(2y + 5) < 2(1 - x)
(1 + )x - (1 - )y ³ 2
Bài tập 46(SGK). Xác định miền nghiệm của các BPT bậc nhất 2 ẩn
a) 	b) 
Bài tập 47.a)(SGK) Gọi S là tập hợp các điểm trong mặt phẳng tọa độ thõa mãn hệ 
Hãy xác định S để thấy rằng đó là một miền đa giác
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Chép bài tập
- đọc và nêu thắc mắc về đề bài
 ? Bài toán cho giả thiết gì. Yêu cầu gì.
- Định hướng cách giải bài toán
- Đọc đề bài cho HS
- Giao nhiệm vụ:
* HS yếu, TB: bài 45, 46a
* HS khá, giỏi: bài 46b, 47a
Hoạt động 2: HS độc lập tiến hành tìm tòi lời giải bài tập 45 có sự hướng dẫn điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc đề bài tập 45 và nghiên cứu tìm cách giải.
- Nhớ lại kiến thức vvề cách xác định miền nghiệm của BPT ax + by + c 0)
- Độc lập tiến hành giải toán
+ HS tự đưa BPT về dạng: 3x + 4y + 11 < 0 (1) (câu a) và tương tự cho câu b. 
+ HS tự vẽ đ/thẳng (d): 3x + 4y + 11 = 0 trên hệ trục tọa độ Oxy
+ đ/thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành 2 miền (I) và (II) ...
- Thông báo kết quả cho GV sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Chính xác kết quả (ghi lời giải bài toán lên bảng)
- Kiểm tra kiến thức về các bước xác định miền nghiệm của các BPT: 
 ax + by + c 0)
- Yêu cầu HS đưa các BPT về 1 trong 2 dạng:
 ax + by + c 0)
- Yêu cầu HS vẽ đồ thị.
- Theo dõi HĐ của HS, hướng dẫn khi cần thiết.
+ Yêu cầu HS chọn điểm để thử vào BPT (1)
+ Sau đó rút ra nhận xét và kết luận
- Nhận xét, chính xác kết quả, đồng thời đánh giá kết quả của 1 hoặc 2 HS có kết quả đầu tiên.
- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng HS. Chú ý sửa sai cho các em khi làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 45b (Lưu ý các em về dấu “³” hay “Ê” trong các BPT, HS có thể dùng bút mầu để xác định miền nghiệm)
Hoạt động 3: Học sinh độc lập tiến hành giải quyết bài tập 46 dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc đề bài tập 46 và nghiên cứu tìm cách giải.
- Độc lập tiến hành giải quyết bài toán.
- Thông báo kết quả cho GV sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Chính xác kết quả (ghi lời giải bài toán lên bảng)
- GV giao nhiệm vụ, theo dõi HĐ của HS, hướng dẫn khi cần thiết.
- Nhận xét, chính xác kết quả, đồng thời đánh giá kết quả của HS đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Chú ý sửa sai cho các em khi làm bài. VD ở câu 46a. Khi chọn điểm để xác định miền nghiệm của BPT x - y > 0 ta không nên chọn điểm O(0;0) để thử vì điểm O(0;0) nằm trên đường thẳng x - y = 0
Hoạt động 4: Học sinh độc lập tiến hành giải quyết bài tập 47a) dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc đề bài tập 47a. và nghiên cứu tìm cách giải.
- Độc lập tiến hành giải quyết bài toán.
- Thông báo kết quả cho GV sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Chính xác kết quả (ghi lời giải bài toán lên bảng)
Yêu cầu: Biểu diễn miền nghiệm của hệ là DABC (là phần tô đậm, kể cả biên) hình vẽ dưới đây:
- GV giao nhiệm vụ, theo dõi HĐ của HS, hướng dẫn khi cần thiết.
* Lưu ý cho HS:
- Yêu cầu bài toán chính là yêu cầu xác định miền nghiệm của hệ BPT và bằng hình ảnh trực quan ta thấy ngay rằng (S) là một miền tam giác
- Miền nghiệm (S) của hệ là DABC (là phần tô đậm, kể cả biên). Hình vẽ GV có thể đưa ra để HS đối chiếu.
Với các đỉnh có tọa độ là:
A(), B(4;1), C()
V. Cũng cố:
Qua bài luyện tập các em cần thành thạo cách xác định miền nghiệm một BPT, hệ BPT bậc nhất 2 ẩn
VI. Bài tập về nhà
1.
Hình vẽ bên biểu diễn miền nghiệm của hệ BPT nào? (phần không bị gạch, không kể biên)
A. B. 
C. D. 
E. Không phải hệ nào trong các hệ trên.
	2. Làm tiếp các bài tập 47.b) và bài tập 48 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docDt55 NC3.doc