GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Môn Toán (đại số 10 phần nâng cao)
Tiết thứ 1 - Bài: Hàm số bậc 2
GV thực hiện:Bùi Hùng Tráng - Trường THPT Ngọc lặc
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết được quan hệ giữa đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) và đồ thị của hàm số y = ax2.
- Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c . (a khác 0)
Sở GD và ĐT Thanh Hoá Giáo án giảng dạy Môn Toán (đại số 10 phần nâng cao) Tiết thứ 1 - Bài: Hàm số bậc 2 Thanh Hoá: Ngày 21 tháng 8 năm 2006 GV thực hiện:Bùi Hùng Tráng - Trường THPT Ngọc lặc I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Biết được quan hệ giữa đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) và đồ thị của hàm số y = ax2. - Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c . (a khác 0) 2. Về kỹ năng: - Biết cách xác định toạ độ đỉnh, phương trình trục đối xứng và bề lõm của parabol y = ax2 + bx + c. (a khác 0) - Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c. (a khác 0) - Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) 3. Về tư duy và thái độ học tập: - Tích cực hoạt động trả lời các câu hỏi, biết vận dụng kiến thức trước đó. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Với giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu bài tập. 2. Với học sinh: Đọc bài này trước và phần hàm số y = ax2 ở lớp 9, cách tịnh tiến một đồ thị. III. Phương pháp dạy học: - PP vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. IV. Tiến trình bài học và các hoạt động: 1. Các tình huống học tập: HĐ1: Giáo viên nêu vấn đề bằng câu hỏi lý thuyết và bằng bài tập để kiểm tra kiến thức cũ. HĐ2: Nhắc lại về đồ thị y = ax2 và định nghĩa hàm số bậc 2. HĐ3: Hình thành đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) HĐ4: Rèn luyện kỹ năng thông qua một số bài tập cơ bản HĐ5: Rèn luyện kỹ năng thông qua một số bài tập trắc nghiệm. 2. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu định lý: Phép tịnh tiến một đồ thị Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án đã cho: Tịnh tiến parabol y = 2x2 sang trái 3 đơn vị ta được đồ thị hàm số: (A) y = 2(x+3)2; (B) y = 2x2 + 3; (C) y = 2(x - 3)2; (D) y =2x2 - 3 Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nghe, hiểu nhiệm vụ câu hỏi bài cũ. - Trình bày định lý và chon đáp án đúng - Gọi một số HS lên bảng trình bày định lý - Một HS khác đứng tại chỗ áp dụng định lý, chon đáp án - Thông qua kiểm tra kiến thức cũ GV đặt câu hỏi: Bằng phép tịnh tiến nào để rừ đồ thị y = ax2 (a khác 0) ta suy ra đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) dây là nội dung chính của bài hôm nay. Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức cũ và phát biểu định nghĩa Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nêu lại các tính chất của y = ax2 (a khác 0) - Quan sát hình vẽ của một parabol cụ thể, liên hệ với tính chất - Phát biểu định nghĩa hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) - Cho HS ghi nhận kiến thức cũ rồi sữa hoàn thiện - Giáo viên phác hoạ lại một số dạng đồ thị của parabol. VD: y = 3x2, y = -Phát biểu định nghĩa hàm số bậc 2 y = ax2 + bx + c (a khác 0) theo SGK - GV đặt câu hỏi gợi ý: Nếu tịnh tiến parabol một cách thích hợp ta sẽ được đồ thị của y = ax2 + bx + c (a khác 0) Hoạt động 3: Hình thành đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Biến đổi hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) về dạng y = a(x - p)2 + q (D = b2 - 4ac; p = - ; q = - ) - Chọn phép tịnh tiến thích hợp - Tìm hướng giải quyết theo kiến thức đã có - Trình bày kết quả. - Chỉnh sữa hoàn thiện - Cho HS biến đổi hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) về dạng y = a(x - p)2 + q - Yêu câug HS liên hệ hoạt động 1, từ đồ thị y = ax2 ta thực hiện 2 phép tịnh tiến đồ thị liên tiếp suy ra đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) - Kết luận theo SGK Hoạt động 4: Cũng cố kiến thức thông qua giải một số bài tập đơn giản * Cho hàm số y = -2x2 - 4x + 6 có đồ thị là parabol ( P ) Tìm toạ độ đỉnh và phương trình trục đối xứng Vẽ parabol ( P ) Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Liên hệ các loại tính chất của parabol y = ax2 + bx + c (a khác 0) => toạ độ đỉnh và phương trình tục đối xứng. - Thực hiện các bước theo mẫu để vẽ đồ thị ( P ) y = -2x2 - 4x + 6. - Thông báo kết quả - Chính xác hoá kết quả ( ghi lời giải bài toán ). - Yêu cầu học sinh xác định các hệ số a, b, c của (P) y = ax2 + bx + c rồi xác định đỉnh và trục đối xứng. - Giáo viên giúp học sinh nắm đượcc các bước tiến hành khi vẽ parabol: y= ax2+bx+c (a khác 0) + Xác định toạ độ đỉnh + Xác định trục đối xứng và hướng bề lõm của parabol. + Xác định một số điểm cụ thể của parabol. Hoạt động 5: Cúng cố kiến thức thông qua bài toán trắc nghiệm Cho 5 hàm số: (1) y = x2; (2) y = x2 - 4x +4; (3) y = x2 + 4x -1; (4) y = x2 - 4x + 10; (5) y = x2 + 4x +4 Mỗi hình dưới đây là đồ thị của một hàm số. Hãy viết tương ứng giữa mỗi chữ in hoa A, B, C, D, E với một trong các hàm số (1), (2), (3), (4), (5). Hoạt động của HS Hoạt động của GV Quan sát hình vẽ. Liên hệ với kiến thức đã biết. Nhận xét và đưa ra đáp án. Lưu ý học sinh xem xét kỷ các hình một số điểm đặc biệt, điểm giao, đỉnh... Gọi một học sinh nhận xét các hình và chọn đáp án đúng. Phát hiện và sữa chữa các sai lầm. Tổng kết bài toán: (tiết 1) Qua các tiết này các em cần nắm được các vấn đề sau Các tính chất và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a khác 0) Cách xác định các đỉnh, trục đối xứng, bề lõm của Parabol, một số bài toán liên quan đến đồ thị y = ax2 + bx + c (a khác 0) Bài tập về nhà: Đọc tiếp phần 2. Làm các bài tập trang 57, 58
Tài liệu đính kèm: