Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 20: Hàm số bậc hai

Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 20: Hàm số bậc hai

GIÁO ÁN ĐẠI SỐ LỚP 10

Bài soạn: HÀM SỐ BẬC HAI

Tiết: 18 Theo PPCT

(Tiết số 1 trong tổng số hai tiết)

 Giáo viên: Trịnh Văn Huế

 Đơn vị: Trường THPT Lang Chánh

I> Mục tiêu

1> Về kiến thức

 Học sinh:

- Nắm được khái niệm hàm số bậc hai

- Biết cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai

- Hiếu về quan hệ giữa các đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c và y = ax2

- Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c

2> Về kĩ năng

- Khi cho một hàm số bậc hai học sinh biết cách xác định toạ độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng bề lỏm của Parabol.

- Vẽ thành thạo các Parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đố xứng và một số điểm khác.

 

doc 5 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 20: Hàm số bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án đại số lớp 10
Bài soạn: Hàm số bậc hai
Tiết: 18 Theo PPCT
(Tiết số 1 trong tổng số hai tiết)
 Giáo viên: Trịnh Văn Huế
 Đơn vị: Trường THPT Lang Chánh
I> Mục tiêu
1> Về kiến thức
 Học sinh:
- Nắm được khái niệm hàm số bậc hai
- Biết cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai
- Hiếu về quan hệ giữa các đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c và y = ax2 
- Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c 
2> Về kĩ năng
- Khi cho một hàm số bậc hai học sinh biết cách xác định toạ độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng bề lỏm của Parabol.
- Vẽ thành thạo các Parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đố xứng và một số điểm khác.
3> Về tư duy.
- Hiểu được các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Biết cách vẽ đồ thị các dang của hàm số bậc hai.
4> Về thái độ.
- Cẩn thận, chính xác.
II> Chuẩn bị phương tiện dạy học.
1> Chuẩn bị một số hình vẽ về các dạng của đồ thị hàm số bậc hai hoặc máy chiếu Overhead hay dùng Projector.
2> Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập và các đáp án.
III> Phương pháp.
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
IV> Tiến trình bài học và các hoạt động.
1> Các tình huống học tập.
Tình huống 1: Ôn tập kiến thức cũ.
Giáo viên nêu vấn đề bằng bài tập giải quyết vấn đề thôngqua hai hoạt động.
HĐ1: Xét tính chẵn, lẻ của hàm số.
HĐ2: Tính đối xứng của đồ thị hàm số.
Tình huống 2: Bài mới. 
 Hàm số bậc hai, đồ thị của hàm số bậc hai.
2> Tiến trình bài học.
a> Kiểm tra bài cũ:
HĐ1> Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hàm số y = 2x2 là hàm số chẵn
B. Hàm số y = x3 + 1 là hàm số lẻ.
C. Hàm số y = x2 - 2x + 1 là hàm số chẵn.
D. Hàm số y = 5x3 + x là hàm số lẻ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Dựa vào tính chẵn, lẻ của hàm số ở bài học trước để kiểm tra.
* Giao nhiệm vụ cho học sinh.
* Phát phiếu học tập cho học sinh theo nhóm.
* Gọi đại diện học sinh từng nhóm lên trả lời.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa ra phương án đúng.
A
D
Phương án đúng: và 
HĐ2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Đồ thị của hàm số chẵn đối xứng qua trục hoành.
B. Đồ thị của hàm số chẵn đối xứng qua gốc toạ độ.
C. Đồ thị của hàm số chẵn đối xứng qua trục tung.
D. Đồ thị của hàm số lẻ đối xứng qua gốc toạ độ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Dựa vào tính đối xứng của đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ để kiểm tra.
* Giao nhiệm vụ cho học sinh.
* Phát phiếu học tập cho học sinh theo nhóm.
* Gọi đại diện học sinh từng nhóm lên trả lời.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa ra phương án đúng.
C
D
Phương án đúng: và 
b. Bài mới:
HĐ3: Phát biểu định nghĩa (SGK)
HĐ4: Nhắc lại đồ thị hàm số y = ax2 (a ạ 0)
Vẽ đồ thị của các hàm số sau 
 a> y = -2x2 ; b> y= 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho ( dựa vào kiến thức đã học lớp dưới)
* Giáo viên nhắc lại:
+> Đỉnh của Parabol là gốc toạ độ.
+> Parabol có trục đối xứng là Oy.
+> a > 0 Parabol có bề lõm lên trên.
+> a < 0 Parabol có bề lõm xuống dưới.
+> Gọi học sinh theo nhóm đưa ra hình vẽ.
* Giáo viên đưa ra hình vẽ minh hoạ cho từng trường hợp.
2
2
-1
1
-2
2
-2
-2
O
O
 Đồ thị hàm số y= -2x2 Đồ thị hàm số y= 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Biến đổi: y = ax2 + bx + c 
 = 
* Đặt D = b2 - 4ac
ị y = a(x-p)2 + q
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biến đổi để đi đến đồ thị hàm số:
 y = ax2 + bx + c (aạ 0).
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ đồ thị hàm số: y = ax2 + bx + c (aạ 0).
HĐ 5: Kết luận ( Như SGK)
HHĐ 6: Rèn luyện kĩ năng.
6.1> Đỉnh của Parabol y = x2 + 8x + 14 là:
 A. (4;2) ; B. (-4;2); C. (4;2); D. (-4;-2)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Từ công thức toạ độ đỉnh: I() của Parabol y = ax2 + bx + c (aạ 0) học sinh tìm được kết quả đúng.
* Phát phiếu học tập cho học sinh.
* Hướng dẫn học sinh cách xác định toạ độ đỉnh của Parabol.
* Đưa ra kết quả: D. (-4;-2)
6.2> Đỉnh của Parabol y = 2(x+2)2 -2 là:
 A. (2;-2); B. (-2;-2); C (-2;2; ) D. (-4;-2)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* dựa vào công thức toạ độ đỉnh của parabol để nhận biết 
* Phát phiếu học tập cho học sinh 
* Hướng dẫn học sinh cách biến đổi hàm số đã cho về dạng: y = ax2 + bx + c
* Giáo viên nhận xét, đánh giá đưa ra kết quả: B. (-2;-2)
6.3> Điền tiếp vào dấu ....
Hàm số
Đỉnh
Trục đối xứng
Bề lõm
a> y = x2 + 3x + 6
b> y = (x + 2)2 + 1
c> y = 
d> y = -
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Dựa vào các tính chất của đồ thị hàm số bậc hai y=ax2+bx+c để kiểm tra 
* Phát phiếu học tập cho học sinh
* Hướng dẫn học sinh cách xác định đỉnh và bề lõm.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá đưa ra kết quả:
Kết quả: 
Hàm số
Đỉnh
Trục đối xứng
Bề lõm
a
Quay lên trên
b
(-2;1)
x = -2
Quay lên trên
c
(-6;-3)
x = -6
Quay lên trên
d
(3;3)
x = 3
Quay xuống dưới
c> Củng cố: 
* Nắm định nghĩa về hàm số bậchai.
* Đồ thị của hàm số bậc hai.
* Trục đối xứng của đồ thị hàm số bậc hai.
* Bề lõm của đồ thị
* Chuẩn bị bài học tiếp theo: Tiết 2 bài hàm sốbậc hai
d> Bài tập về nhà
* Bài số 27 trang 58, 59 SGK
* Xét hàm số f(x) = 3(x+2)2 - 5
Điền vào 
a> Toạ độ đỉnh
b> Phương trình trục đói xứng
c> Bề lõm của Parabol

Tài liệu đính kèm:

  • docDt20 NC2.doc