Chương V: THỐNG KÊ
Tiết 67 Đ1 . MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm thống kê, đơn vị điều tra, dấu hiệu, giá trị của dầu hiệu.
- Khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, điều tra toàn bộ, điều tra mẫu.
2. Về kỹ năng:
- Biết cách xác định dấu hiệu, đơn vị điều tra, mẫu, kích thước mẫu. khi cho biết bảng thống kê.
- Có kỹ năng tự thu thập số liệu và tiến hành được 1 cuộc điều tra nhỏ về một vấn đề nào đó và lập bảng số liệu thống kê.
Ngày 29 tháng 01 năm 2010 Chương V: Thống kê Tiết 67 Đ1 . MộT VàI KHáI NIệM Mở Đầu I. Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm được: 1. Về kiến thức: - Khái niệm thống kê, đơn vị điều tra, dấu hiệu, giá trị của dầu hiệu. - Khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, điều tra toàn bộ, điều tra mẫu. 2. Về kỹ năng: - Biết cách xác định dấu hiệu, đơn vị điều tra, mẫu, kích thước mẫu.... khi cho biết bảng thống kê. - Có kỹ năng tự thu thập số liệu và tiến hành được 1 cuộc điều tra nhỏ về một vấn đề nào đó và lập bảng số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của gv và hs: 1. Học sinh: Các kiến thức về thống kê đã học ở lớp 7. 2. Giáo viên: Giáo án, một số báo có chứa các số liệu thống kê. Phiếu học tập, bảng kết quả mỗi hoạt động III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp gợi mở nêu vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu chương, bài học thông qua hình ảnh trực quan (trên báo). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS xem 1 vài tờ báo trong đó có các thông tin dưới dạng số liệu thống kê, biểu đồ.(Thống kê về số vụ tai nạn GT trên tuyến QL1A trong 6 tháng đầu năm , ) - Các thông tin này cho em biết được gì ? - GV: Dẫn HS vào khái niệm bài học - (khái niệm thống kê). - HS: quan sát các bảng số liệu, những con số thống kê, hiểu nhiệm vụ và: + Chỉ ra các số liệu thống kê + Mục đích của thống kê. Hoạt động 2: Dẫn đến khái niệm thống kê Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thống kê là gì ? - GV: Yêu cầu HS hình thành khái niệm và phát biểu, chính xác hoá khái niệm thống kê. - Thống kê có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống thực tiễn của con người? -HS nhận biết KN thống kê từ VD thực tiễn ở trên và khái quát hóa .Phát biểu định nghĩa thống kê ( SGK trang 159). - TK là công việc cần thiết không thể thiếu được trong mọi ngành KT, XH , đặc biệt rất cần thiết cho các nhà quản lý , hoạch định chính sách. Hoạt động 3: Nhắc lại về Bảng số liệu thống kê ban đầu , dấu hiệu , đơn vị điều tra , giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị dấu hiệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đưa ra 2 bảng số liệu thống kê VD1: Điều tra về doanh thu trong tháng 6/2006 của tất cả các cửa hàng bán lẻ của một công ty A trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá. Sau đây là bảng số liệu trích từ sổ công tác của người điều tra: STT Tên cửa hàng Doanh thu (ĐVT: Tr.đồng) H1 150 H2 120 H3 70 H4 85 H5 80 H6 27 H7 45 H8 120 H9 64 H10 90 (Bảng 1) - HS đọc đề bài và quan sát bảng 1, bảng 2. - HS hiểu nhiệm vụ tích cực tham gia hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS VD 2: Điều tra về sự yêu thích học môn văn của các em HS trong một lớp ở một trường THPT. Ta có bảng số liệu sau: ý kiến HS (mức độ) Rất thích Thích Bình thường Không thích Số HS 5 10 15 15 (Bảng 2) - GV phân chia HS thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Quan sát bảng 1. + Nhóm 2: Quan sát bảng 2. Yêu cầu: - Nêu các dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu trong các điều tra trên. Gợi ý: Cách xác định các yếu tố trên trong 1 bảng thống kê - Điều tra về cái gì ? (Dấu hiệu) -Điều tra trên đối tượng nào ? ( Đv điều tra) -GV theo dõi các hoạt động của HS Phải chăng mọi dấu hiệu cần nghiên cứu đều được thể hiện ở từng phần tử bằng các con số ? Nhóm 1: Cử 1 đại diện trả lời: + Dấu hiệu X: Doanh thu của một cửa hàng trong tháng 6/2006. + Đơn vị điều tra: Mỗi cửa hàng là 1 đơn vị điều tra. + Đọc các giá trị của dấu hiệu:. Nhóm 2: Cử 1 đại diện trả lời. - Dấu hiệu Y: Mỗi ý kiến của HS. - Đơn vị điều tra: Mỗi học sinh trong lớp học. -Đọc giá trị của các dấu hiệu.... -Bằng con số(VD1) hoặc ký hiệu (VD2) Hoạt động 4: Nêu khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đặt vấn đề hướng tới khái niệm mới Nếu người điều tra chỉ chọn bất kỳ 10 cửa hàng để điều tra (KQnhư bảng 1) người ta gọi đó là điều tra trên mẫu. Khi đó ta có 1 mẫu là các cửa hàng {H1, H2, ......., H10}. - Kích thước của mẫu trên là 10. - Mẫu số liệu: {150; 120; 70; 85; 80; 27; 45; 64;90 } -Thế nào là mẫu, kích thước của mẫu, mẫu số liệu ? - Thế nào là điều tra trên mẫu ? - Thế nào là điều tra toàn bộ ? - HS nhận biết và hình thành khái niệm - Nêu khái niệm về mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, dãy số liệu... - Chính xác hoá các khái niệm trên và ghi nhớ (SGK trang 160). - Chỉ điều tra trên 1 mẫu. - Thực hiện điều tra trên mọi đơn vị điều tra. Hoạt động 5: Củng cố các khái niệm về mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVgiao nhiệm vụ cho HS giải bài1, 2 SGK Nhóm 1, 2: Bài 1 Nhóm 3,4: Bài 2 -GV theo dõi và nhận xét hoạt động củaHS -Chiếu bảng kết quả của 2 bài tập trên - Cử đại diện của nhóm 1 trả lời bài 1. -Nhóm 2 nhận xét kết quả bài 1. - Cử đại diện nhóm 3 trả lời bài 2 -Nhóm 4 nhận xét kết quả bài 2. -HS chính xác hóa lời giải cả 2 bài Hoạt động 6: Tính khả thi của các hoạt động điều tra toàn bộ , điều tra mẫu . Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Người điều tra phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nhà máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để kiểm tra, có thể kiểm tra toàn bộ hay không ? - GV cho HS biết điều tra trên mẫu đôI khi còn là điều tra đại diện. -Nêu ý nghĩa của việc điều tra trên mẫu? Lưu ý: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thống kê là xây dựng các phương pháp cho phép ta rút ra các kết luận lập các dự báo về toàn bộ các đơn vị điều tra dựa trên các thông tin thu được trên mẫu. Để có các kết luận dự báo chính xác thì việc chọn mẫu là rất quan trọng. - Khẳng định: Không thể được vì đơn vị điều tra bị phá huỷ. - Việc điều tra toàn bộ nhiều khi không khả thi vì số phần tử điều tra lớn (lấy VD) hoặc đơn vị điều tra bị phá huỷ người ta thường hay tiến hành điều tra trên mẫu và phân tích xử lý mẫu số liệu thu được. - Lấy VD khác (chẳng hạn điều tra chất lượng sản phẩm của một lô hàng, thăm dò ý kiến cử tri) Hoạt động 7: Củng cố toàn bài, bài tập về nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS - (1): Nêu định nghĩa thống kê, khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu. Thế nào là điều tra trên mẫu, điều tra toàn bộ ? - (2): Tự tiến hành cuộc điều tra "nhỏ" chẳng hạn về số cân nặng, chiều cao của các bạn trong lớp học. - (3): Đọc Đ2 trang 161 -162. - HS phát biểu - Phân chia các nhóm về nhà làm + N1,2: Điều tra về số cân nặng, chiều cao của các bạn HS trong lớp. + N3:Điều tra về một vấn đề mà mình quan tâm . + N4: Thống kê sĩ số HS các lớp trong trường. Ngày 05 tháng 02 năm 2010 Tiết 68-69 : Đ 2 . Trình bày một số mẫu liệu I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm được: 1. Kiến thức: Đọc và hiểu được nội dung một bảng phân số tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. 2. Về kỹ năng: - Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu liệu ban đầu. - Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng ph/bố tần số - tần suất ghép lớp. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Học sinh: Các kiến thức về thống kê, cách lập bảng tần số, tần suất, biểu đồ tần số đã học ở lớp 7. 2. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập sưu tầm các loại biểu đồ trên báo chí để minh họa, bảng phụ ( các bảng và hình trong SGK ). III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Giáo viên Học sinh - Giáo viên đưa ra VD1: Một điều tra viên đã ghi năng suất (tạ/ ha) của một giống lúa mới trên 120 thửa ruộng có cùng diện tích 1 ha trong bảng sau: - Hỏi: a) Bảng này là một mẫu hay một mẫu số liệu? b) Kích thước mẫu ? 30 30 34 34 38 36 32 34 34 32 32 34 36 34 32 34 34 40 34 32 34 30 34 38 34 34 40 32 34 34 34 40 34 30 34 36 32 34 42 34 34 44 30 44 42 44 36 44 32 44 44 36 34 36 38 30 44 36 44 40 34 38 40 32 34 44 34 32 44 32 44 30 34 42 44 36 38 40 36 44 32 38 36 32 34 32 42 44 38 30 44 32 44 36 44 34 36 30 40 44 36 38 36 32 38 40 34 38 32 44 32 44 32 40 34 40 32 36 42 30 - Học sinh trả lời câu hỏi: a) Đây là một mẫu số liệu b) Kích thước mẫu 120 1. Bảng phân bố tần số, tần suất Hoạt động 2: Hoạt động dẫn đến định nghĩa tần số, bảng phân bố tần số Giáo viên học sinh - Giáo viên đưa ra câu hỏi: H1: Từ mẫu số liệu trong VD1 hãy tìm xem có bao nhiêu giá trị khác nhau ? H2: Hãy xem các giá trị xuất hiện trong bảng bao nhiêu lần? (xét từ thấp tới cao). - GV chia nhóm: 4 nhóm để trả lời câu hỏi 2, mỗi nhóm tìm số lần xuấ hiện của 2 số liệu. Sau khi HS trả lời GV tổng kết theo bảng: - GV dẫn dắt đến định nghĩa tần số (SGK) - GV: Quay lại bảng 1 thay số lần xuất hiện bởi tần số (n) thì mẫu số liệu ở VD1 có thể trình bày gọn gàng hơn, bảng đó gọi là bảng phân tần số. - GV đưa ra bảng tần số ( bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình ). - Học sinh trả lời: Trong mẫu trên có 8 giá trị khác nhau đó là: 30; 32; 34; 36; 40; 42; 44 - Hoạt động theo nhóm - Đại diện trả lời kết quả Bảng 1: Giá trị (x) 30 32 34 36 38 40 42 44 Số lần xuất hiện 10 20 30 15 10 10 5 20 N= 120 Học sinh nhắc lại định nghĩa tần số - Học sinh theo dõi, ghi nhớ cách lập bảng tần số. Hoạt động 3: Hoạt động dẫn đến định nghĩa tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề: Bây giờ muốn biết trong 120 thửa ruộng, có bao nhiêu phần trăm thửa ruộng có năng suất 30, 32, ta lập tỷ số tần số ni và kích thước mẫu N, tỉ số đó gọi là tần suất - GV đưa ra câu hỏi: H3: Tần suất của giá trị là gì ? - GV bổ sung, hoàn thiện định nghĩa (SGK) Lưu ý: Viết tần số dưới dạng phần trăm. - GV đưa ra câu hỏi: H4: Hãy tính tần suất của các giá trị trong bảng 1? - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Sau khi các nhóm thông báo kết quả GV tổng hợp và bổ sung vào bảng 1 để đưa ra bảng tần số - tần suất (bảng 2 - sgk) - GV đưa ra chú ý cho HS khi lập bảng tần số - tần suất. - HS trả lời câu hỏi của GV - Các nhóm độc lập làm bài theo hai nhóm - Đại diện nhóm thông báo kết quả cho GV và đối chiếu kết quả đó với nhóm khác - HS theo dõi ghi nhớ cách lập bảng tần số - tần suất Hoạt động 4: Hoạt động củng cố cách lập bảng phân bố tấn số, tần suất. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bảng phụ: thống kê điểm thi vừa qua của 400 học sinh (bảng 3). - GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm để điền tiếp các số vào chỗ trống () ở cột tần số và cột tần suất trong bảng 3. - GV nhận xét sửa chữa sai lầm (nếu có) - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động theo nhóm. - Cử đại diện nhóm điền tiếp vào chỗ trống đối chiếu vào kết quả nhóm khác. 2. Bảng phân bố tần số ngang, tấn suất ghép lớp Hoạt động 5: Hoạt động dẫn đến việc phân lớp số liệu thống kê Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề: Trong trường hợp kính thước mẫu lớn thì việc lập bảng phân bố tần số - tần suất gặp khó khăn như: cồng kềnh, rời rạc khó làm, để trình bày mẫu số liệu được gọn gàng súc tích ta có thể ghép số liệu thành tầng lớp. Từ đó ... n ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn (SGK) - Học sinh thực hiện yêu cầu mà giáo viên đưa ra kết quả. Điểm TB của An là 8,1 Điểm TB của Bình xấp xỉ 8,1 An và Bình có điểm trung bình xấp xỉ nhau HS hiểu và ghi nhớ công thức - HS sử dụng máy tính để tính phương sai độ lệch chuẩn các môn học của An và Bình. - HS ghi nhận kết quả, hiểu được ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn. Hoạt động 11: Hoạt động củng cố tính phương sai và độ lệch chuẩn. Giáo viên Học sinh - GV yêu cầu HS là 2 VD 7 và 8 - SGK - GV theo dõi hoạt động của HS - Nhận xét chính xác kết quả. - 2 HS lên bảng làm VD7 và VD8 SGK - Các HS khác nhận xét - Ghi nhận kết quả Hoạt động 12: Hoạt động củng cố toàn bài 1. Tóm tắt nội dung đã học 2. Khắc sâu trọng tâm của bài 3. Vận dụng làm bài tập sau: Có 100 HS tham dự kỳ thi HS giỏi Toán (thang điểm 20) Kết quả cho trong bảng sau đây: Điểm 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Tần số 1 1 3 5 8 13 19 24 14 10 2 N = 100 a) Tính số trung bình b) Tính số trung vị và mốt. Nêu ý nghĩa của chúng c) Tính phương sai và độ lệch chuẩn. Giáo viên Học sinh - Phát phiếu học tập cho HS - Chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ - Theo dõi hoạt động của HS, gợi ý (nếu cần) - Cho 3 đại diện 3 nhóm lên làm, mỗi nhóm 1 câu - Đại diện nhóm còn lại nhận xét, rút kinh nghiệm - GV nhận xét chính xác kết quả. - HS nhận đề bài, nghiên cứu đề bài - Độc lập làm việc theo nhóm lên trình bày - Đại diện nhóm khác nhận xét Chính xác và ghi nhận kết quả Hoạt động 13: Hoạt động ra bài tập về nhà Bài tập 10 đến 15 (trang 178 - 179 SGK) Ngày 12 tháng 12 năm 2010 Tiết thứ 73 Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố những kiến thức đã học trong bài 3 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính số trung bình, trung vị, tính phương sai và độ lệch chuẩn của một mẫu số liệu kỹ năng tìm mốt của một mẫu số liệu. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Học sinh: Bài tập ở nhà, dụng cụ học tập 2. Giáo viên: Giáo án. III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm. IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Giáo viên Học sinh - GV đưa ra câu hỏi: ? Nêu công thức tính số trung bình của một mẫu số liệu dựa vào bảng phân bố tần số và tần số ghép lớp? ? Nêu định nghĩa số trung vị và cách tìm số trung vị của một mẫu số liệu? Nêu khái niệm mốt. ? Nêu công thức tính phuơng sai, độ lệch chuẩn của một mẫu số liệu và ý nghĩa của nó? - GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi và ghi công thức - GV nhận xét, khắc sâu nhấn mạnh để HS vận dụng làm bài tập - HS nghe câu hỏi mà GV đặt ra - Nhớ lại kiến thức - 3 HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra - Các HS còn lại theo dõi, bổ sung (nếu cần) và nhận xét. - Ghi nhớ công thức và biết cách vận dụng công thức vào làm bài tập. Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập kỹ năng tính số trung bình, trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn dựa vào mẫu số liệu có trên cơ sở gắn với bài toán thực tế. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bài tập 15 (sgk) yêu cầu HS làm - Gọi 2 HS lên bảng làm câu a giao nhiệm vụ cho mõi HS - Theo giỏi hoạt động của HS - Gợi ý (nếu cần): có thể gợi ý HS sắp thứ tự các số liệu rồi lập bảng phân bố tần số để việc tính toán đơn giản hơn. - GV nhận xét, chính xác kết quả - Trên cơ sở câu a) yêu cầu 1 HS trả lời câu b) - GV tóm tắ giải thích cho HS hiểu và đi đến kết luận - HS nhận nhiệm vụ - 2 HS lên bảng làm câu a HS thứ nhất tìm số trung bình, trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn của tốc độ ôtô trên con đướng A. HS thứ 2: tìm các số đặc trưng đó trên con đường B Kết quả câu a: Trên con đường a: 73,63km/h; Me = 73km/h S2= 74,77km/h; S 8,65km/h Trên con đường b: ; Me = 71km/h S2= 38,21; S - 1 HS trả lời câu b - HS khác nhận xét Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tính số trung bình, phương sai độ lệch chuẩn dựa vào bảng phân bố tần số ghép lớp Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bài tập dưới dạng phiếu học tập Đề bài: Một cửa hàng thống kê số tiền (đơn vị: nghìn đồng) mà 60 khách hàng ở cửa hàng trong 1 ngày. Số liệu được ghi trong bảng phân số tần số ghép lớp sau: Lớp Tần số [40;49] 3 [50;59] 6 [60;69] 19 [70;79] 23 [80;89] 9 N = 60 Tính số trung bình phương sai và độ lệch chuẩn - GV chia nhóm học tập (4 nhóm) và giao nhiệm vụ - Theo dõi hoạt động của HS - Gợi ý (nếu cần) - Nhận xét, chính xác, kết quả HS nhận để bài, nghiên cứu đề tài định hướng cách làm. - Các nhóm độc lập tiến hành giải toán. - Đại diện 2 nhóm lên bảng làm - Đại diện 2 nhóm còn lại nhận xét, so sánh với kết quả của nhóm mình. - Ghi nhận kết quả sau khi đã chỉnh sửa hoàn thiện. Lưu ý: Để làm được bài này trước tiên phải tính giá trị đại diện của cá lớp. Kết quả: Số trung bình là: = 216,17 Phương sai: S2 Độ lệch chuẩn: S 99,20 Hoạt động 4: Hoạt động rèn kỹ năng tính số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn dựa vào bảng phân bố tần số ghép lớp nữa khoảng thông qua bài tập TNKQ Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bài tập dưới dạng phiếu học tập - Điều tra về sức nặng của 40 con heo thịt, một nhà nuôi đã ghi lại số liệu sau: Nhóm Khối lượng (kg) Số con (ni) 1 [ 100;115) 3 2 [115;120) 5 3 [120;125) 9 4 [125;130) 12 5 [130;135) 5 6 [135;140) 4 7 [140;145) 2 N = 40 1. Số trung bình là: A. 130,63 B. 127,25 C. 128,82 D. 128,91 2. Phương sai là: A. 90,45 B. 85,86 C. 20,16 D. 18,11 3. Độ lệch chuẩn là: A. 9,25 B. 4,49 C. 8,23 D. 4,25 - GV chia nhóm học tập (nhóm cũ) - Giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của HS - Nhận xét, chính xác kết quả - HS nhận phiếu học tập - Các nhóm độc lập tiến hành giải toán - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhận xét đi đến kết quả chính xác - Ghi nhận kết quả 1. A 2. B 3.C Hoạt động 5: Củng cố toàn bài, ra bài tập về nhà - Tóm tắt, khắc sâu lại cách làm các dạng toán trên - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà làm bài tập ôn chương V Ngày 19 tháng 02 năm 2010. Tiết thứ 74: câu hỏi và bài tập ôn tập chương V I. Mục tiêu: Qua tiết học này giúp HS : 1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu các kiến thức về: - Tần số, tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. - Biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu tần suất hình quạt, đường gấp khúc tấn số - tần suất. - Nhờ công thức tính sô trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu và hiểu được ý nghĩa của các số này. 2. Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng - Trình bày một mẫu số liệu dưới dạng 1 bảng phấn bố tần số - tần suất ha bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. - Vẽ biểu đồ tần số - tấn suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số - tần suất. - Tính số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Học sinh: Các kiến thức đã học trong chương, dụng cụ học tập 2. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, bảng kết quả mỗi hoạt động bảng phụ. III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học: A. Những kiến thức cần nhớ: Hoạt động 1: Hệ thống lại những kiến thức cần nhớ Giáo viên Học sinh - GV dùng phương pháp vấn đáp gợi mở yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ - GV bổ sung hoàn thiện sau đó treo bảng phụ hệ thống những kiến thức và công thức tính: Các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, mẫu số liệu, mốt của mẫu liệu, cách lập bảng phân bố tần số, tần số - tần suất, công thức tính tần suất, tính số trung bình, số trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn. - HS trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra - Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm của chương - Biết vận dụng các kiến thức đó giải toán Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ qua bài tập Đề bài tập: Bài tập 1: Một nhà nghiên cứu ghi lại tuổi của 30 bệnh nhân đau mắt hột. Kết quả thu được mẫu liệu sau: 12 17 22 18 20 17 15 13 15 20 15 12 18 17 25 17 25 17 21 15 12 18 16 23 14 18 19 13 16 19 18 17 a) Lập bảng phân bố tần số b) Tính số trung bình và độ lệch chuẩn c) Tính số trung vị và mốt Bài 2: Với mỗi tỉnh, người ta ghi lại số phần trăm những trẻ em mới sinh có trọng lượng dưới 2500g. Sau đây là kết quả khảo sát ở 43 tỉnh (đơn vị %) 5,1 5,2 5,2 5,8 6,4 7,3 6,5 6,9 6,6 7,6 8,6 6,5 6,8 5,2 5,1 6,0 4,6 6,9 7,4 7,7 7,0 6,7 6,4 7,4 6,9 5,4 7,0 7,9 8,6 8,1 7,6 7,1 7,9 8,0 8,7 5,9 5,2 6,8 7,7 7,1 6,2 5,4 7,4 a) Hãy lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp gồm 5 lớp. Lớp thứ nhất là nữa khoảng [ 4,5;5,5); lớp thứ 2 là [ 5,5; 6,5), Độ dài mỗi nửa khoảng là 1) b) Vẽ biểu đồ tần số hình cột c) Vẽ biểu đồ tần suất hình quạt Hoạt động 3: HS độc lập tiến hành tìm lời giải bài 1có sự điều khiển của GV Giáo viên Học sinh - Giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của HS, hướng dẫn khi cần thiết - Nhận xét và chính xác hóa kết quả của 3 HS khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên - Đánh giá kết qủa hoàn thành nhiệm vụ - Đọc đề bài 1 nghiên cứu cách giải - Độc lập tiến hành giải bài toán - Thông báo kết quả cho GV khi đã hoàn thành nhiệm vụ - Chính xác hóa kết quả. Hoạt động 4: HS độc lập tiến hành giải bài 2 theo nhóm học tập có sự hướng dẫn, điều khiển của GV Giáo viên Học sinh - Chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Theo dõi hoạt động của HS gợi ý khi cần thiết - Đánh giá kết quả khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ Chú ý các sai lầm thường gặp - Đọc đề bài 2 nghiên cứu cách giải - Các nhóm độc lập tiến hành lời giải - Đại diện độc lập lên trình bày - Đại diện nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 1. Củng cố, khắc sâu bài học 2. Dặn dò HD ôn tập để tiết sau kiểm tra Ngày 19 tháng 02 năm 2010. Tiết thứ 75 Kiểm tra I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng II. Đề bài: Bài 1: (2 điểm) Khoanh tròn đúng 1 chữ cái trước câu trả lời đúng. Đề bài: Điểm trong 20 lần bắn của 1 vận động viên được ghi lại như sau: 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 10 10 10 10 a) Số trung vị là A. 7 B. 9 C. 8 D. 10 b) Số trung bình là: A. 8,65 B. 8,75 C. 8,85 D. 8,95 c) Mốt của dấu hiệu là: A. 9 B. 8 C. 7 D. 10 d) Phương sai là: A. 0,7265 B. 0,4725 C. 0,6275 D.0,5265 Bài 2: (5 điểm) Điều tra về chiều cao (đơn vị cm) của 100 học sinh lớp 10, điều tra viên thu được kết quả sau đây: Nhóm 1 Khoảng Tần số Giá trị đại diện Tần suất 1 [150; 152) 24 2 [152; 154) 18 3 [154; 156) 17 4 [156; 158) 22 5 [158; 160) 11 6 [160; 162) 8 N = 100 a) Điền vào chỗ trống (....) ở cột giá trị đại diện và tần suất b) Tính số trung bình cộng (làm tròn đến phần trăm) c) Vẽ biểu đồ tần số hình cột d) Vẽ biểu đồ tần suất hình quạt Bài 3 (3 điểm): Số liệu sau đây ghi lại mức thu nhập hàng tháng theo sản phẩm của 20 công nhân trong 1 tổ sản xuất (đơn vị tính: Trăm nghìn đồng) Thu nhập (X) 8 9 10 12 15 18 20 Tần số (n) 1 2 6 7 2 1 1 Tính số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn (chính xác đến phần trăm)
Tài liệu đính kèm: