I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
2. Kĩ năng:
Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
Tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của người khác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
- Các phương pháp: Tự nhủ. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN THỰC TẬP SƯ PHẠM 2 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY: ĐẠO DỨC 3 Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC (tiết 1) GVHD: Đỗ Thị Thu Hà Giáo sinh: Hứa Ngọc Hiền Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2021 Họ và tên: Hứa Ngọc Hiền MSSV: 3217150029 Thứ , ngày tháng năm 2021 Đạo đức Tôn Trọng Thư Từ, Tài Sản Người Khác (tiết 1) (KNS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 2. Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học. Tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của người khác. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tự trọng. Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. - Các phương pháp: Tự nhủ. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1p 4p Ổn định: Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước. Vì sao ta phải tôn trọng đám tang ? Chạy theo xem, chỉ trỏ. Ngả mũ, nón, nhường đường. Luồn lách, vượt lên trước - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - 1 HS trả lời: Ngả mũ, nón, nhường đường - Nhắc lại tên bài học. 10p 10p 10p a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai * Mục tiêu: Học sinh biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Cách tiến hành: - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu và tình huống: + Nam và Ninh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Ninh: - Đây là thư của Chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. - Nếu là Ninh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? - Cô cho HS thảo luận theo nhóm 4 phân công theo 4 nhân vật( bác đưa thư, Nam, Ninh, người dẫn chuyện) xử lí tình huống này trong vòng 3 phút. - Cô mời 2-3 nhóm lên đóng vai. - Cô đưa ra câu hỏi: + Trong những cách giải quyết mà các bạn đưa ra, cách nào phù hợp nhất ? + Em thử đoán xem ông Tư nghĩ gì về Nam và Ninh nếu thư bị bóc ? Kết luận: Ninh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Cô kết luận: Với thư từ của người khác, chúng ta cần phải tôn trọng, đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm. b. Hoạt động 2: Làm cá nhân * Mục tiêu: HS biết được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng. * Tiến hành: - Cô phát phiếu học tập - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2b. - Cô hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Bài tập 2b: Các hành động sau đây liên quan đến thư từ, tài sản của người khác.Em chọn nên làm và không nên làm Tự ý sử dụng khi chưa được phép. Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn. Hỏi mượn khi cần. Xem trộm nhật kí. Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà. Tự ý bóc thư nếu quan tâm. Sử dụng đồ của người khác xong rồi mới hỏi mượn Làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi. Hái trái cây trong vườn nhà hang xóm để ăn mà không hỏi chủ nhà. Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ. - Cô cho HS đứng lên trả lời - Cô mời HS nhận xét. - Cô nhận xét. - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2b. - Cô hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Bài tập 2b.Điền những từ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: Thư từ, tài sản của người khác là mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm Mọi người cần tôn trọng.. riêng của trẻ em. - Cô gọi 3 bạn điền vào chỗ chấm. - Cô mời 2 bạn nhận xét. - Cô kết luận Kết luận: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm đúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế * Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Tiến hành: - Cô cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau trong 3 phút: + Em đã tôn trọng thư từ, tài sản gì ? của ai? + Việc đó xảy ra như thế nào ? - Cô cho 3-4 HS đứng lên kể cho cả lớp nghe. - Cô mời 2-3 bạn nhận xét. - Giáo viên tổng kết, khen ngợi những học sinh đã biết tôn trọng thư từ của người khác Củng cố, dặn dò: - Củng cố bằng trò chơi” Tảng băng trời” - Luật chơi: cô chia cả lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ trả lời 2 câu hỏi ( tổng cộng 4 câu). Mỗi câu đáp đúng sẽ giúp chim cánh cụt con qua 1 tảng băng để về nhà. - Cô cho HS chơi. 1. Những ai cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? 2. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là: Xem thư khi người nhận không có mặt. Không bóc hoặc xem trộm thư của người khác. Bóc thư ra xem rồi dán lại như cũ 3.Việc nên làm liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn. Hái trái cây trong vườn nhà hang xóm để ăn mà không hỏi chủ nhà. Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ 4. Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? Vì thư từ, tài sản của mỗi người là của riêng họ, tự ý xâm phạm là vi phạm pháp luật. Vì tôn trọng thư từ,tài sản của người khác thể hiện chúng ta là người có hiểu biết,ứng xử có văn hóa Cả A và B đều đúng - Cô tổng kết qua trò chơi. - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. - HS đọc - HS thảo luận nhóm, xử lý tình huống - HS đóng vai trong nhóm - Các nhóm đóng vai trước lớp - HS thảo luận cả lớp. - HS nêu - HS nhận phiếu, thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS lắng nghe - HS đọc đề bài - HS trả lời - Nên làm: + Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn. + Hỏi mượn khi cần + Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà. - Không nên làm: + Tự ý sử dụng khi chưa được phép. + Xem trộm nhật kí. + Tự ý bóc thư nếu quan tâm. + Sử dụng đồ của người khác xong rồi mới hỏi mượn + Làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi. + Hái trái cây trong vườn nhà hang xóm để ăn mà không hỏi chủ nhà. + Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ. - HS trả lời - HS nhận xét. - HS đọc đề bài - HS trả lời - HS trả lời: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm đúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm - HS đứng lên kể. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - HS chơi 1. Tất cả mọi người. 2. B. Không bóc hoặc xem trộm thư của người khác. 3. A. Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn. 4. C. Cả A và B đều đúng - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: