A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú
+ Củng cố, khắc sâu kiến thức về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
+Phân tích đợc những chi tiết, hình ảnh thơ hay trong bài thơ.
+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chức năng câu nghi vấn, ngoài chức năng dùng để hỏi. Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn phù hợp trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
B.Phương pháp :
Trao đổi , Thảo luận, vấn đáp, luyện tập, làm bài tập
C Chuẩn bị:
Thầy: Các dạng bài tập
Trò: Ôn tập
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ngày soạn: 19/1/2013 Ngày dạy: 21,23 /1/2013 Tuần 23:Tiết : 43,44 ễN TẬP Văn bản : KHI CON TU HÚ ( Tố Hữu ) Tiếng Việt : - CÂU NGHI VẤN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú + Củng cố, khắc sâu kiến thức về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. +Phân tích đợc những chi tiết, hình ảnh thơ hay trong bài thơ. + Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ tác phẩm thơ. - Củng cố, khắc sâu kiến thức về chức năng câu nghi vấn, ngoài chức năng dùng để hỏi. Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn phù hợp trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản. B.Phương phỏp : Trao đổi , Thảo luận, vấn đỏp, luyện tập, làm bài tập C Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1: Ổn định 2. Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ Quờ hương của Tế Hanh ? Đọc bài tập về nhà tuần học trước 3. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nờu những hiểu biết của em về tỏc giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ? Bị nhốt vào phòng giam cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài Tố Hữu đó cú những cảm xỳc gỡ ? Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau Tiếng chim tu hỳ ở đầu bài thơ gợi cho người chiến sĩ trẻ cảm nhận về một mựa hố như thế nào ? Tõm trạng người chiến sĩ ở trong tự như thế nào? Tõm trạng đú được bộc lộ thụng qua từ ngữ hỡnh ảnh nào ? Âm thanh của tiếng chim tu hỳ lỳc này gợi ra điều gỡ ? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh Cõu nghi vấn là gỡ ? Cõu nghi vấn cú chức năng gỡ ? ( yờu cầu HS lấy VD) Ngoài chức năng để hỏi cõu nghi vấn cũn dựng để làm gỡ? ( yờu cầu HS lấy VD) I Bài thơ : Quờ hương 1. Tác giả: - Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với con đường CM. Ông đợc coi là lá cờ đầu của thơ ca CM và kháng chiến. - Bài thơ đợc sáng tác tháng 7. 1939 khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Trước đó, tác giả còn cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lí tưởng cộng sản, đang say mê hoạt động CM với tâm hồn lãng mạn đầy niềm vui và ánh sáng: Ô vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo Bốn phương trời và sau dấu muôn chân Cũng như tôi, tất cả tuổi đang xuân Chen bước nhẹ trong gió đấy ánh sáng. Thế mà nay bị nhốt vào phòng giam cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi. Bài “Tâm tư trong tù” đã ghi lại tâm trạng đau khổ sục sôi hướng ra cs ở bên ngoài: Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ơ ngoài kia vui sớng biết bao nhiêu! Bài thơ “Khi con tu hú” cũng cùng cảnh ngộ, cảm xúc, tâm trạng như vậy. 2.Bài thơ Khi con tu hỳ *Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày. *. Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giản dị, thiết tha. Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán khi tơi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt, u uất. *Tìm hiểu bài thơ - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ. * Dàn ý a. Mở bài - Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ Khi con tu hú được viết trong nhà lao Thừa Phủ(Huế) khi tác giả đương hoạt động cách mạng, mới bị bắt giam (7/1939) thể hiện tâm trạng bức xúc, hướng tới cuộc sống bên ngoài b. Thân bài - Cảnh mùa hè được tác giả gợi ra bằng âm thanh của tiếng tu hú - tiếng chim đặc trưng báo hiệu hè về - Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè đẹp với tiếng ve kêu râm ran trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, Đây là mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc và hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do.Cuộc sống thanh bình đang sinh sôi, nảy nở, ngọt ngào tràn trề nhựa sống đang sôi động trong tâm hồn người tù. Nhưng tất cả đều trong tâm tưởng. - Nhà thơ đã đón nhận mùa hè bằng thính giác, bằng tâm tưởng, bằng sức mạnh của tâm hồn nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do:“Ta nghe hố dậy bờn lũng lòng”.Chính vì thế nhà thơ người chiến sĩ cách mạng trong tù có tâm trạng ngột ngạt: Mà chân muốn đạp tan phũng hố ụi ! Ngột làm sao chết uất thôi. Nhịp thơ 6/2; 3/3, động từ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), sử dụng nhiều thán từ (ôi, thôi, làm sao) ta cảm nhận được tâm trạng ngột ngạt uất ức cao độ, khao khát thoát cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. - Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng chim báo hiệu hè về một mùa hè tràn đầy sức sống và tự do.Tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội tâm hồn đang cháy lên khát vọng sống tự do. * Tiếng chim là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ, thôi thúc giục giã muốn người tù vượt ngục ra ngoài với c/s tự do. c. Kết bài - Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy II – Cõu nghi vấn Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả , chứ, không, đã, chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Những chức năng khác của câu nghi vấn: -Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,và không y/c người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng 4-Củng cố Bài tập 1 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. 2. Phân tích cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng ngời tù cách mạng qua sáu câu thơ đầu. Gợi ý: HS cần làm rõ được: 6 câu thơ mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đa vào bài thơ. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hơng vị, bầu trời khoáng đạt tự do,trong cảm nhận của người tù. Qua đây, ta thấy được sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng. Bài tập 2: Xét các trường hợp sau rồi trả lời câu hỏi: a. Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không? - Đâu có. b. Bạn cất giùm mình quyển vở bài tập Toán rồi à? - Đâu. c. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. d. Nam ơi! Bạn có thể trao cho mình quyển sách đợc không? * Trong các trường hợp trên, câu nào là câu nghi vấn? * Cho biết chức năng cụ thể của mỗi câu nghi vấn. Bài tập 3: Các câu nghi vấn sau biểu thị những mục đích gì? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không? b.Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ? d. Sao mà các cháu ồn thế? e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ? 5- Hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức - Viết một đoạn văn (7 - 10 câu) nêu cảm nhận của em về tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao) có dùng ít nhất một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc. ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 25/1/2013 Ngày dạy: 28,30 /1/2013 Tuần 24:Tiết : 45,46 ễN TẬP Văn bản : Tức cảnh Pỏc Bú ( Hồ Chớ Minh) Bài văn thuyết minh về phương phỏp cỏch làm A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Tức cảnh Pác Bó - Củng cố khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh. B.Phương phỏp : Trao đổi , Thảo luận, vấn đỏp, luyện tập, làm bài tập C Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1: Ổn định 2. Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ Khi con tu hỳ của Tố Hữu ? Đọc bài tập về nhà tuần học trước 3. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Nờu những hiểu biết của em về tỏc giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ? Nhận xột về thể thơ và giọng điệu của bài thơ Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của HCM? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau Hóy phõn tớch nghệ thuật và nội dung của cõu 1? Cõu thơ thứ 2 cho em biết được điều gỡ ? Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác,Đú là điều kiện như thế nào? Em cú suy nghĩ gỡ về cuộc sống của Bỏc ? Thỏi độ của Bỏc trước hoàn cảnh sống ấy ? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài Muốn thuyết minh về phương phỏp cỏch làm chỳng ta phải làm gỡ ? Hóy nờu cỏc bước cần thuyết minh cho cỏch làm một mún ăn ? Khi Thuyết minh một trũ chơi cần thuyết minh những điều gỡ ? I Văn bản Tức cảnh Pỏc Bú 1. Tác giả: Hồ Chí Minh. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2. 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cm ở nước ngoài, BH trở về TQ, trực tiếp lãnh đạo ptr cm trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – 1 hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (Hà Quảng – Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là 1 phiến đá bên bờ suối cạnh hang được người đặt tên là suối Lê-nin. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh này. - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. *.Tìm hiểu bài thơ - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng câu thơ. *. Dàn ý a. Mở bài - HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó. b. Thân bài - Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian, ngắt nhịp 4/3 sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng giúp ta hiểu về cuộc sống của Bác. Đó là cuộc sống hài hoà thư thái, ung dung hoà điệu với nhịp sống của núi rừng. - Câu thơ 2 nó ... - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Dựa vào các bài ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh * Tìm hiểu đề - Thể loại: NL - Nội dung cần làm sáng tỏ: ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. - Cách làm: phân tích các luận điểm để làm sáng tỏ vai trò của những người lãnh đạo. *. Dàn ý a) Mở bài: Nguyễn Trãi đã từng viết: ''Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có''. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, qua bao thăng trầm của lịch sử, nước ta đã có bao những vị anh hùng, những vị vua anh minh và có cả tàn bạo, trong số những vị minh quân, những anh hùng thời đại ta không thể không nhắc tới những vị như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, bởi họ là những vị lãnh đạo anh minh, luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. (hoặc mở bài bằng phương pháp đặt câu hỏi) b) Thân bài: - Tại sao họ được lưu danh thiên cổ ? Phải chăng họ là những ngời xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay còn vì lí do gì khiến họ thu phục nhân tâm đến như vậy ? Hai tác phẩm ... được nhân dân ta biết đến bởi người viết đã xuất phát từ lòng yêu thương con người. - ''Chiếu dời đô'': Lí Công Uẩn biên soạn để thể hiện tư tưởng muốn rời kinh đô. + Việc dời đô là vất vả, to lớn, tốn kém, rắc rối; nếu muốn sống yên thân thì vua không làm như vậy. Nhưng kinh đô ở nơi trung tâm trời đất, thế mạnh, binh hùng không sợ ngoại xâm, dân sẽ được hưởng thái bình vua đã không quản ngại viết ''Thiên đô chiếu'' + Ông đã đa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục lòng người: như nhà Thương, nhà Chu; 2 triều Đinh, Lê không theo dấu cũ nên triều đại không được lâu bền. Bằng nhãn quan tinh tường, Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô để dân được cuộc sống yên ổn, thái bình thương dân, lo cho dân, văn bản là bài ca yêu nước. Lí Công Uẩn là người nhìn xa trông rộng. + Lời lẽ kết hợp hài hoà giữa lí và tình: sức thuyết phục qua dẫn chứng cụ thể, tình đuược thể hiện ở việc không tự quyết định mà hỏi han, bộc lộ nỗi lòng ''trẫm rất đau xót về việc đó'', ''Trẫm muốn dựa .. nghĩ thế nào ?'' Lí Công Uẩn thấu tình, đạt lí, yêu dân như con. - Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: + Là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc và sức thuyết phục. + Văn bản thể hiện lòng căm thù giặc tột cùng, khơi dậy sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên kiên quyết, mạnh mẽ, không chụ lùi bước trước kẻ thù. + Quan tâm, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã kể tội của giặc để khích lệ lòng căm thù giặc. + P2 , động viên tinh thần luyện tập đánh giặc, nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. + Kết hợp chặt chẽ lí và tình: tấm lòng của vị chủ soái khi căm thù giặc, khi chăm lo cơ sở vật chất và tinh thần cho binh sĩ, vẽ ra 2 viễn cảnh khi nước mất nhà tan và khi ca khúc khải hoàn chiến thắng minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ. * 2 triều đại, 2 trái tim lúc nào cũng hướng về tương lai tốt đẹp của nhân dân, trong thâm tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao cho dân giàu nước mạnh; chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của muôn dân được đặt lên hàng đầu. c) Kết bài: - Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu dời đô'' và ;;Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả, lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị đề: tệ nạn xã hội - Giờ sau kiểm tra Tuần 34 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 35 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận qua bài kiểm tra B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Câu1Câu 1: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ? Lượt lời trong hội thoại ? Những lưu ý khi tham gia hội thoai ? VD ? Câu 2: Cảm nhận của em về HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh a. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình) -Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp. b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. - Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là: A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng. C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng. d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc? - Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn. - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài. Câu 3 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) đã cho ta thấy lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này, đồng thời cũng vang dậy lời hiệu triệu của toàn quân ra trận Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàn, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, chó hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra
Tài liệu đính kèm: