Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 7, 8: Số gần đúng. Sai số

Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 7, 8: Số gần đúng. Sai số

Tiết số: 7

Bài 5. SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu và biết khái niệm số gần đúng, sai số.

 2. Về kỹ năng:

 - Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.

 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng.

 3. Về tư duy và thái độ:

 - Rèn luyện tư duy logíc. Biết quy lạ về quen.

 - Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 7, 8: Số gần đúng. Sai số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/09
Tiết số: 7
Bài 5. SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức:
	- Hiểu và biết khái niệm số gần đúng, sai số.
	2. Về kỹ năng:
	- Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
	- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng.
	3. Về tư duy và thái độ:
	- Rèn luyện tư duy logíc. Biết quy lạ về quen.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dụng học tập. Bài cũ
	2. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức 1’
	2. Kiểm tra bài cũ 4’:
	Câu hỏi: Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên tập hợp số
	a. 	b. 
	3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
14’
Hoạt động 1:
I. SỐ GẦN ĐÚNG
Giáo viên gọi đại diện 4 nhóm học sinh và yêu cầu:
-Chuẩn bị một cây thước
-Đo chiều dài của chiếc bàn trên lớp
-Báo cáo kết quả đo được.
Hỏi: Số đo của các đại diện có giống nhau không?
Đại diện nhóm làm theo yêu cầu của giáo viên.
-Ghi kết quả đo vào một mảnh giấy nộp cho giáo viên.
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
10’
Hoạt động 2:
II. SAI SỐ TUYỆT ĐỐI
Giáo viên đưa ra tình huống:
Hai người đo cây cầu dài 500m một người có kết quả là 499,99m; một người kia có kết quả là 499,87m. Vậy trong hai người ai đo chính xác hơn? Làm thế nào để biết người nào đo chính xác hơn?
=> khái niệm sai số tuyệt đối.
Xét hai số sau:
 và
 số nào nhỏ hơn, tương ứng số gần đúng đó chính xác hơn.
Nếu a là số gần đúng của thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
15’
Hoạt động 3:
III. QUY TRÒN SỐ GẦN ĐÚNG
H: Hãy nhắc lại quy tắc làm tròn số đã học?
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định số bỏ đi khi làm tròn số gần đúng theo độ chính xác:
“Bỏ đi những chữ số mà một đơn vị của hàng số ấy đứng nhỏ hơn hoặc bằng độ chính xác”
Ví dụ: 79456123 với d = 100
7: 1đv=10000000 > 100: lấy
9: 1đv=1000000 > 100: lấy
4: 1đv=100000 > 100: lấy
5: 1đv=10000 > 100: lấy
6: 1đv=1000 > 100: lấy
1: 1đv=100 không > 100: bỏ
2: 1đv=10 không > 100: bỏ
3: 1đv=1 không > 100: bỏ
Vậy viết lại là: 79456000
Nhắc lại quy tắc quy tròn số.
Chú ý nghe hướng dẫn cách bỏ đi số nào và lấy số nào, cẩn thận trong khi viết.
1. Nhắc lại Quy tắc làm tròn số
(SGK)
2. Viết số quy tròn số gần đúng theo độ chính xác của nó.
(SGK)
Ví dụ: 79456123 với d = 100
	4. Củng cố và dặn dò 1’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học.
	5. Bài tập về nhà
	- Bài tập SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:22/09
Tiết số: 8
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức:
	- Ôn tập lại các kiến thức trong chương I:
	+ Mệnh đề phủ định, kéo theo, cần và đủ.
	+ Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.
	+ Các tập hợp dạng: đoạn, khoảng, nữa khoảng.
	+ Số gần đúng và cách viết số quy tròn.
	2. Về kỹ năng:
	- Thành thạo lập mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề cần và đủ.
	- Thành thạo thực hiện các phép toán trên các tập hợp con thương dùng.
	- Thành thạo viết số quy tròn.
	3. Về tư duy và thái độ:
	- Rèn luyện tư duy logíc. Biết quy lạ về quen.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dụng học tập. Bài cũ
	2. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Computer và projecter (nếu có). Đồ dùng dạy học của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức 1’
	2. Kiểm tra bài cũ : Trong giờ học
	3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
22’
Hoạt động 1:
I. Ôn tập về mệnh đề
-Các mệnh đề được xây dựng theo dạng nào ?
-Gợi ý cách xác định mệnh đề đúng hay sai: Phân tích x2 = x.x
-Với mệnh đề sai ta chỉ cần chỉ rỏ một trường hợp sai.?
Phát phiếu học tập chứa bài tập cho các nhóm .
-Yêu cầu các nhóm giải :
+Nhóm 1,2 giải bài 1.
+Nhóm 3,4 giải bài 2.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
Trả lời :
- Các nhóm nghiên cứu bài toán.
-Mỗi nhóm hoạt động giải bài toán theo yêu cầu của giáo viên.
- Làm bài theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày kết quả
Bài 1 : Các mệnh đề sau đúng hay sai giải thích ?
Bài giải:
Ta có: Đúng
Tương tự : Đúng
Nhưng Sai.
Bài 2: Các mệnh đề sau đúng hay sai giải thích ?
21’
Hoạt động 2:
II. Ôn tập về thực hiện các phép tính trên tập hợp con thường dùng.
-Giải quyết các bài toán trên ?
-Chú ý hình ảnh sau :
A B
Ta thấy kết quả đúng.
-Cần dựa vào định nghĩa chứng minh hai tập bằng nhau.? 
-Trả lời nhanh các định nghĩa : giao , hợp , hiệu của hai tập hợp.
Bài 3 : Cho 3 tập hợp sau:
Bàigiải:
Hoàn thành bài toán bằng phương pháp vấn đáp.
Bài 4: Chứng minh rằng :
 “Nếu A B thì A B = A.” 
Bài giải:
Ta có: 
Và :
Vậy ta có điều phải chứng minh.
	4. Củng cố và dặn dò 1’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học trong chương I.
	5. Bài tập về nhà
	- Xem trước bài học mới của chương II.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7-8 ds.doc