Giáo án dạy Đại số 10 tiết 20: Phương trình quy về phương trình bậc nhất,bậc hai (2)

Giáo án dạy Đại số 10 tiết 20: Phương trình quy về phương trình bậc nhất,bậc hai (2)

PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT,BẬC HAI(2)

A-Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -Hiểu cách giải phương trình quy về phương trình bậc nhất và bậc hai:phương trình có ẩn ở mẩu số,phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối,phương trình chứa căn đơn giản,phương trình đưa về phương trình tích

 2.Kỷ năng:

 -Giải được phương trình quy về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai:

phương trình chứa giá trị tuyệt đối,phương trình chứa căn thức

 3.Thái độ:

 -Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,chính xác

B-Phương pháp:

 -Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

 -Thực hành giải toán

C-Chuẩn bị

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1178Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 10 tiết 20: Phương trình quy về phương trình bậc nhất,bậc hai (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiãút
20
 Ngày soạn:23 / 10 / 2008
 Ngày dạy: 24 / 10 / 2008
PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT,BẬC HAI(2)
A-Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
	-Hiểu cách giải phương trình quy về phương trình bậc nhất và bậc hai:phương trình có ẩn ở mẩu số,phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối,phương trình chứa căn đơn giản,phương trình đưa về phương trình tích 	 
 2.Kỷ năng:
	-Giải được phương trình quy về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai:
phương trình chứa giá trị tuyệt đối,phương trình chứa căn thức
 3.Thái độ:
	-Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,chính xác 
B-Phương pháp:
	-Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
	-Thực hành giải toán
C-Chuẩn bị
 1.Giáo viên:Giáo án,SGK,STK,thước kẻ,phấn màu
 2.Học sinh:Đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp
D-Tiến trình lên lớp:
 I-Ổøn định lớp:(1')Ổn định trật tự,nắm sỉ số
 II-Kiểm tra bài cũ:(6')
	HS1:Làm bài tập 2c/SGK
	HS2:Làm bài tập 2b/SGK
 III-Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:(1') Chúng ta đã biết cách giải phương trình bậc nhất và bậc hai,bây giờ có các phương trình không phải là phương trình bậc hai ,liệu ta có đưa về được phương trình bậc hai để giải không ,ta đi vào bài mới để tìm hiểu vấn đề này
 2.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1(20')
GV:Giới thiệu cách giải phương trình chứa giá trị tuyệt đối 
ú
GV:Để phá trị tuyệt đối theo định nghĩa ta xét những trường hợp nào ?
HS:Xét hai trường hợp 2x + 3 ≥ 0 và 
2x + 3 < 0
GV:Hướng dẫn học sinh xét từng trường hợp ,lưu ý học sin phải so sánh với điều kiện
HS:Kết luận cho bài toán
GV:Khi bình phương ta được phương trình như thế nào?
HS:Tính toán và rút ra được phương trình bậc hai,và giải phương trình bậc hai
GV:Ta phải làm thêm công việc gì trước khi kết luận bài toán
HS:Thế vào phương trình ban đầu để kiểm tra xem nghiệm nào không thoả mãn
Hoạt động 2(13')
GV:Để khử dấu căn bậc hai ta thường biến đổi như thế nào?
HS:Bình phương hai vế
GV:Giới thiệu cách giải phương trình,lưu ý với học sinh là ta đưa về phương trình hệ quả
HS:Bình phương hai vế và đưa về phương trình bậc hai
GV:Trong hai nghiệm này ,nghiệm nào thoả mãn ,nghiệm nào không thoả
HS:Thay vào phương trình ban đầu đẻ kiểm tra và kết luận bài toán
Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
3.Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối:
a.Phương pháp giải:dùng định nghĩa của giá trị tuyệt đối hoặc bình phương hai vế để khử dấu giá trị tuyệt đối
b.Ví dụ:Giải phương trình
Giải
*)Cách1:
i,Nếu 2x + 3 ≥ 0 x ≥ 
(1) 2x + 3 = 3x - 1
 x = 4 (thoả mãn điều kiện)
ii,Nếu 2x + 3 < 0 x < 
(1) -2x - 3 = 3x - 1
 x = (không thoả điều kiện)
Vây phương trình (1) có duy nhất một nghiệm x = 4
*)Cách2:Bình phương hai vế phương trình (1)
(1) (2x + 3)2 = (3x - 1)2
 4x2 + 12x + 9 = 9x2 -6x +1
 5x2 - 18x - 8 = 0
Thử các nghiệm vào phương trình ban đầu ta thấy x = không thoả mãn
Vậy phương trình (1) có một nghiệm x=4
Phương trình chứa ẩn dưới căn 
2.Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn:
a.Phương pháp giải:Bình phương hai vế để đưa về phương trình hệ quả không chứa mẩu dưới căn thức
b.Ví dụ:Giải phương trình
Giải 
ĐK:5x + 6 ≥ 0 x ≥ 
(2) 5x + 6 = (x - 6)2
 5x + 6 = x2 - 12x + 36
 x2 - 17x + 30 = 0
Thay vào phương trình ban đầu ta thấy x = 2 không thoả mãn
Vậy phương trình đã cho có duy nhất một nghiệm x = 15
 IV.Củng cố:(3')
	-Nhắc lại phương pháp giải hai loại phương trình đã học
	-Lưu ý học sinh phải thử lai khi giải xong vì phép bình phương hai vế không 
	phải là phép biến đổi tương đương
 V.Dặn dò:(1')
	-Nắm vững các kiến thức đã học
	-Làm bài tập 1,3,4,6,7/SGK
	-Tiết sau sửa bài tập
	 VI.Bổ sung và rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docDS10-20.doc