I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề này gồm 2 bài 14, 15 trong chương II. : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
Bài 15: Thực hành
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN .
Số tiết dạy trên lớp: 2 tiết từ tiết 13 đến hết tiết 14
Thời gian nghiên cứu ở nhà 1 tuần
III. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm, cấu trúc của enzim.
- Trình bày được cơ chế tác động của enzim.
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- Giải thích được cơ chế điều hòa, chuyển hóa vật chất của tế bào.
- Làm được một số thí nghiệm với enzim.
1.2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng thuyết trình, phản biện.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim và vai trò của enzin trong chuyển hóa vật chất để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống .
- Biết cách giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống liên quan đến enzim.
- Kĩ năng biểu diễn một số thí nghiệm về enzim.
1.3. Thái độ
- Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ.
- Chủ động trao đổi với giáo viên và với các bạn học sinh khác.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, làm mô hình và làm thí nghiệm.
- Say mê khoa học, khách quan, trung thực, cẩn thận.
1.4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy hệ thống, kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, mô hình, các hình vẽ trong sgk.
Ngày soạn: 10/11./2019 Ngày dạy: Số tiết: 2(t,13,14) CHỦ ĐỀ - ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Chủ đề này gồm 2 bài 14, 15 trong chương II. : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất Bài 15: Thực hành II. THỜI GIAN THỰC HIỆN . Số tiết dạy trên lớp: 2 tiết từ tiết 13 đến hết tiết 14 Thời gian nghiên cứu ở nhà 1 tuần III. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm, cấu trúc của enzim. - Trình bày được cơ chế tác động của enzim. - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. - Giải thích được cơ chế điều hòa, chuyển hóa vật chất của tế bào. - Làm được một số thí nghiệm với enzim. 1.2. Kỹ năng. - Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. - Rèn luyện kĩ năng khái quát, so sánh. - Rèn luyện kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng thuyết trình, phản biện. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim và vai trò của enzin trong chuyển hóa vật chất để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống . - Biết cách giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống liên quan đến enzim. - Kĩ năng biểu diễn một số thí nghiệm về enzim. 1.3. Thái độ - Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ. - Chủ động trao đổi với giáo viên và với các bạn học sinh khác. - Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, làm mô hình và làm thí nghiệm. - Say mê khoa học, khách quan, trung thực, cẩn thận. 1.4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy hệ thống, kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, mô hình, các hình vẽ trong sgk. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - Tranh vẽ, mô hình có liên quan đến bài học. Phiếu hoạt động nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện 4 dự án nhỏ giao nhiệm vụ và công việc cần thực hiện và sản phẩm cần đạt được. - Trên cơ sở đó, giáo viên đặt ra nhiệm vụ học tập đối với học sinh: TÊN NHÓM NHIỆM VỤ HỌC TẬP NỘI DUNG CẦN TIẾN HÀNH VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT ĐƯỢC. NHÓM I Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc. - Thực hiện thí nghiệm về enzim catalaza - Làm mô hình cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim. - Lập sơ đồ tư duy của chủ đề. NHÓM II Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của enzim. và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim (nhiệt độ, độ pH, nồng độ enzim, nồng độ cơ chất, chất ức chế, chất hoạt hóa). - Lập sơ đồ tư duy của chủ đề. - Trình bày cơ chế hoạt động của enzim. Vẽ đồ thị các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. - Làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim. - Giải thích các hiện tượng trong cuộc sống mà các em thường gặp như: Tại sao đun nóng canh cua thì có gạch nổi lên NHÓM III Tìm hiểu về vai trò của enzim. - Lập sơ đồ tư duy của chủ đề. - TH về vai trò của en zim trong quá trong chuyển hóa vật chất. -Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chuyển hóa ở người nguyên nhân và cách khắc phục. NHÓM IV Tìm hiểu về một số thí nghiệm về enzim - Lập sơ đồ tư duy của chủ đề. - Làm thí nghiệm về enzim catalaza. - Làm thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN. - Rút ra kết luận kiến thức từ các thí nghiệm trên. - Hệ thống câu hỏi và bài tập. - SGK, tranh ảnh sưu tầm và sách tham khảo. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.(Kết hợp trong các hoạt động khởi động) 3. Bài mới. Tiết 1: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT A. Hoạt động khởi động: Tại sao động vật ăn cỏ lại tiêu hóa được xenlulôzơ còn người lại không tiêu hóa được xenlulôzơ.( Vì người không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ) B. Hoạt động tìm hiểu kiến thức. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG *Hoạt động1: Tìm hiểu về enzim Nhóm 1: Trình bày thí nghiệm về enzim, mô hình cấu trúc của enzim . Từ đó nêu khái niệm và cấu trúc của enzim. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét GV: Bổ sung và củng cố Hãy kể tên một số loại enzim có trong cơ thể người.(Amilaza, Tripsin) *Hoạt động 2: Tìm hiểu ơ chế tđ của enzim và các yếu tố a/h đến hoạt tính của enzim Nhóm 2: Trình bày Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét GV: Bổ sung và củng cố ? Nồng độ cơ chất có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt tính của enzim ? *Hoạt động 4:Tìm hiểu vai trò của enzim trong q/t chuyển hoá vật chất Nhóm 3: Trình bày Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét GV: Bổ sung và củng cố I. Enzim: là chât xúc tác sinh học có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hoá trong đ/k bình thường của cơ thể sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. 1. Cấu trúc: Gồm 2 loại - Enzim 1TP(chỉ là prôtêin) & enzim 2 TP(ngoài prôtêin còn l/k với chất khác không phải là prôtêin) - Trong p/tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt l/k với cơ chất gọi lả trung tâm hoạt động + Cấu hình không gian của trung tâm hđ của enzim tương ứng với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất l/k tạm thời với enzim & bị biến đổi tạo thành sản phẩm 2. Cơ chế tác động của enzim: Cơ chất Saccarôzơ Enzim Sacraza Cơ chế tác động Enzim + Cơ chất -> Enzim cơ chất Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim được giải phóng. Kết luận - Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù. - Enzim xúc tác cả hai chiều của phản ứng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: - Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. - Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp(Đa số pH = 6 - 8). - Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hạot tính của enzim tăng sau đó không tăng. - Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: có thể làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim. - Nồng độ enzim II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất: - Làm giảm NL hoạt hoá các chất tham gia p/ư, do đó làm tăng tốc độ p/ư - Tế bào điều hoà hoạt động TĐC thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế -Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá. C. Hoạt động củng cố, luyện tập. - Yêu cầu các nhóm trình bày sơ đồ tư duy, sau đó so sánh và nhận xét. D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (?) Tại sao khi vượt quá nhiệt độ, PH tối ưu, tốc độ phản ứng của enzim bị giảm nhanh và enzim mất hoạt tính? HS: Do enzim có bản chất là protein. Ở nhiệt độ cao hay PH cao protein bị biến tính, trung tâm hoạt động không còn khớp với cơ chất nên không xúc tác được. (?) Có khi nào ta ăn cơm, nhai kĩ mà vẫn không thấy có vị ngọt? Vì sao? HS: Khi ta ốm, sốt vì khi đó enzim bị giảm hoạt tính (?) Tại sao khi tăng nồng độ cơ chất, hoạt tính của enzim chỉ tăng đến một mức độ nhất định rồi dừng lại? (?) Vì sao khi ăn quá nhanh, nhiều thức ăn cùng một lúc lại cảm thấy tức bụng? Tiết 2: THỰC HÀNH - MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM A. Hoạt động khởi động: Nếu dùng amilaza để phân giải tinh bột thành glucozo chỉ mất 2 giây và ở nhiệt độ thường cào nếu dùng HCl thì mất 7200 giây ở 1000 . Nhận xét tốc độ phản ứng do enzim xúc tác? Đáp án: Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng. B. Hoạt động tìm hiểu kiến thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành Nhóm IV. Trình bày các bước và nội dung thực hành theo sgk, làm mẫu. Các nhóm khác quan sát sau đó thực hiện. Hoạt động 2: Tiến hành thực hành. - Các nhóm còn lại thực hiện dưới sụ hướng dẫn của nhóm IV. - Giáo viên: Theo dõi các nhóm thực hành, kip thời uốn nắn phần sai sót của HS. Giải đáp thắc mắc HS nếu có. Hoạt động 3: Thu hoạch: - Tất cả các nhóm đều phải trình bày kết quả thí nghiệm mà mình quan sát được. Yêu cầu học sinh về viết bản tường trình thí nghiệm. C. Hoạt động củng cố, luyện tập. Trả lời một số câu hỏi sau: * Tại sao với lát khoai tây sống ở to phòng TN và lát khoai tây chín lại có sự khác nhau về lượng khí thoát ra? + Do hoạt tính ezim ở 2 lát khoai tây khác nhau: lát khoai tây sống enzim có hoạt tính cao, lát khoai tây chín, enzim đã bị to phân huỷ làm mất hoạt tính * Cơ chất của enzim catalaza là gì? - Là H2O2 * Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì? – Là H2O2 và O2 * Tại sao lại có sự khác nhau về hoạt tính enzim giữa các lát khoai để ở to phòng TN và ở trong tủ lạnh? + Lát khoai tây để ở to phòng TN: enzim catalaza có hoạt tính cao nên tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai. + Lát khoai tây để trong tủ lạnh : do nhiệt độ thấp nên làm giảm hoạt tính của enzim. D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Viết tường trình, nộp vào tiết 16 - Xem trước bài 16: Hô hấp tế bào I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1. Bảng ma trận đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hoạt động, bản chất của enzim, một số loại enzim ,các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Khái niệm enzim, cơ chất, quá trình hoạt động của enzim, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Vai trò cuae enzim các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. 2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá Câu 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế d. Cả 3 hoạt động trên Câu 2. Chất nào dưới đây là enzim? a. Saccaraza c. Prôteaza b. Nuclêôtiđaza d. Cả a, b, c đều đúng Câu 3. Enzim có bản chất là: a. Pôlisaccarit c. Prôtêin b. Mônôsaccrit d. Photpholipit Câu 4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: a. Enzim là một chất xúc tác sinh học b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng d. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra Câu 5. Cơ chất là: a. Chất tham gia cấu tạo Enzim b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại Câu 6. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là: a. Tạo các sản phẩm trung gian b. Tạo ra Enzim - cơ chất c. Tạo sản phẩm cuối cùng d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất Câu 7. Enzim có đặc tính nào sau đây? a. Tính đa dạng b. Tính chuyên hoá c. Tính bền với nhiệt độ cao d. Hoạt tính yếu Câu 8. Enzim nào sau đây hoạt động trong môi trường axít a. Amilaza c. Pepsin b. Saccaraza d. Mantaza Câu 9. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là: a. 15 độ C - 20 độ C c. 20 độ C - 35 độ C b. 20 độ C - 25 độ C d. 35 độ C - 40 độ C Câu 10. Chất ức chế cạnh tranh có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme là do: 1. Có cấu tạo giống cấu tạo enzyme 2. Có cấu tạo giống cấu tạo cơ chất 3. Làm biến dạng trung tâm hoạt động enzyme 4. Làm thay đổi liên kết giữa apoenzym và coenzyme 5. Cạnh tranh với cơ chất trên trung tâm hoạt động enzyme Chọn tập hợp đúng: A. 1,2; B. 2,3; C. 3, 4; D. 2,5. Câu11."Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một rong các nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa. C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể Câu 12. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là: a. Hoạt tính Enzim tăng lên b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn c. Enzim không thay đổi hoạt tính d. Phản ứng luôn dừng lại Câu 13. Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây? a. Từ 2 đến 3 c. Từ 6 đến 8 b. Từ 4 đến 5 d. Trên 8 Câu 14. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim? a. Nhiệt độ b. Độ PH của môi trường c. Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim d. Cả 3 yếu tố trên Câu 15. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là: a. Saccaraza c. Lactaza b. Urêaza d. Enterôkinaza Câu 16. Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây? a. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin b. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit c. Phân giải đường lactôzơ d. Phân giải prôtêin Câu17. Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động Câu 18: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim Trình tự các bước là A. (2) → (1) → (3) B. (2) → (3) → (1) C. (1) → (2) → (3) D. (1) → (3) → (2) Câu 19: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng Câu 20: Vì sao sử dụng chất kích thích sinh trưởng tổng hợp phun cho rau cải thì rau sẽ nhanh cho thu hoạch nhưng người ăn rau đó có sức khỏe không tốt? A. Rau lớn nhanh quá thì chứa ít chất dinh dưỡng B. Những chất kích thích đó gây độc hại cho cây rau. C. Cây không có enzim phân giải những chất đó thành các chất khoáng D. Chất đó nhiều nên khi ăn vào trong cơ thể mất nhiều thời gian để phân giải Phả Lại ngày: ............................. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: