Giáo án Sinh học 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Hà Thế Duy

Giáo án Sinh học 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Hà Thế Duy

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải

1. Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm chu kì tế bào và nguyên phân.

- Mô tả được quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực.

- Phân biệt được quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật.

- Trình bày được ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân cũng như nguyên nhân phát sinh bệnh ung thư.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm và làm việc với sách giáo khoa

3. Về thái độ:

- Học sinh phải có ý thức nghiêm túc trong học tập.

4. Về năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác nhóm

 

docx 7 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 1276Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Hà Thế Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: .
Tiết giảng số: .
Người soạn: Hà Thế Duy – SP Sinh K48 – ĐHSP Thái Nguyên
CHƯƠNG IV. PHÂN BÀO
BÀI 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải
Về kiến thức:
Trình bày được khái niệm chu kì tế bào và nguyên phân.
Mô tả được quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực.
Phân biệt được quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật.
Trình bày được ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân cũng như nguyên nhân phát sinh bệnh ung thư.
Về kỹ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy, tổng hợp.
Rèn kĩ năng làm việc nhóm và làm việc với sách giáo khoa
Về thái độ:
Học sinh phải có ý thức nghiêm túc trong học tập.
Về năng lực:
Năng lực tự học
Năng lực hợp tác nhóm
Chuẩn bị:
Giáo viên
Đồ dùng, thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, kính hiển vi, video nguyên phân, tiêu bản cố định và tiêu bản thật và một số đồ dùng dạy học khác.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan – tìm tòi, kĩ thuật KWL, dạy học theo góc.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập khác.
 Tiến trình
Ổn định lớp
Hoạt động khởi động (.phút): 
Giáo viên đưa ra các hình ảnh câm trên máy chiếu, yêu cầu học sinh đoán tên?
Đáp án hình ảnh: Thuỷ triều, chu kì tuần trăng, chu kì mùa, chim đi tránh rét,..
GV: Tất cả những hiện tượng trên đều là hiện tượng mang tính chất gì:
Mang tính chu kì B. Thích thì có không thích thì thôi
HS: Trả lời. Đáp án A.
GV: Đây đều là các hiện tượng mang tính chu kì, vậy hãy cho biết chu kì là gì:
HS: chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình
Hoạt động hình thành kiến thức:
Đặt vấn đề: Như vậy, rất nhiều hiện tượng trong đời sống mang tính chất chu kì, và các tế bào trong cơ thể sinh vật cũng vậy, trong cơ thể khi TB lớn lên đến mức nhất định thì sẽ phân chia, trong tế bào có 2 hình thức phân chia cơ bản là nguyên phân và giảm phân. Vậy thì chu kì tế bào là gì? Quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào, chúng có ý nghĩa gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chu kì tế bào
GV: Dựa vào khái niệm chu kì nói trên và kiến thức trong SGK, hãy cho biết chu kì TB là gì:
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Cho HS quan sát hình ảnh về một chu kì TB, yêu cầu trả lời câu hỏi:
- Mô tả 1 chu kì tế bào?
- Trong chu kì TB, phần nào chiếm nhiều thời gian nhất?
HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Chia mỗi bàn là 1 nhóm, trong vòng 3 phút, yêu cầu các nhóm thảo luận yêu cầu:
- Kì trung gian được chia làm mấy pha?
- Diễn biến cơ bản của các pha là gì? 
HS: Thảo luận
GV: Hết giờ, GV gọi ngẫu nhiên 1-3 nhóm trả lời theo từng pha ? Sau đó cho các nhóm khác thảo luận.
GV nhận xét và kết luận
GV: Lấy ví dụ:
- Ở người bình thường, tốc độ phân chia của TB ruột nhanh hơn tốc độ phân chia của TB gan rất nhiều.
- Ở người trưởng thành TB thần kinh hầu như không phân chia, nó tồn tại khi TB đó chết đi hoặc cơ thể đó chết đi
GV: Thông qua ví dụ trên, hãy cho biết:
- Thời gian và tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể như nào và để đảm bảo điều gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Vậy, tại sao lại có sự khác nhau nhiều như vậy ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
TB trong cơ thể chỉ phân chia khi nhận được tín hiệu từ bên trong hoặc bên ngoài TB hay nói cách khác TB được điều hoà sự phân chia rất chặt chẽ.
GV: Một trong những cơ chế điều hoà sự phân chia của TB trong chu kì TB là sự kết hợp hay phân giải của các hợp phần protein để hình thành nên những hợp chất ức chế hay cho phép chu kì TB tiếp tục hay dừng lại. Và sự kết hợp cũng như phân giải của các hợp phần này xảy ra ở các vị trí xác định trên chu kì TB còn được goi là điểm điều hoà chu kì TB.
HS:Lắng nghe, ghi chép
GV: Theo đó, các điểm điều hoà chu kì TB này sẽ kiểm soát điều gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Hãy cho biết các điểm điều hoà trong chu kì TB thường gặp ở kì trung gian? 
HS: Quan sát, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng thì cơ thể có thể bị làm sao? Lấy ví dụ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Quá trình nguyên phân
GV: Cho HS qua sát một video và dựa vào kiến thức sinh học 9, hãy cho biết video đang nói về quá trình gì?
HS: Trả lời: Quá trình nguyên phân.
GV: Nhận xét. Và hãy cho biết nguyên phân là gì? Và gồm mấy giai đoạn?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Phân chia nhân và phân chia TB chất
GV: Quan sát hình 18.2 SGK-Tr.73 (Sinh 10 cơ bản) và hình ảnh trên màn hình máy chiếu hãy cho biết quá trình phân chia nhân được chia là mấy kì:
HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét kết luận
GV: Chia lớp thành 04 nhóm, giao nhiệm vụ hãy trình bày diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân theo các hình thức:
- Nhóm 01: Xem video về quá trình nguyên phân.
- Nhóm 02: Xem tiêu bản cố định trên kính hiển vi về các kì của phân chia TB chất
- Nhóm 03: Nghiên cứu tài liệu về quá trình phân chia TB chất.
- Nhóm 04: Thực hành xem mẫu vật thật trên kính hiển vi đã được GV chuẩn bị trước 
- Thời gian để các nhóm làm việc là 10 phút. Sau đó GV linh động gọi các nhóm 1-2-4 lên trình bày, có thể gọi 1 nhóm rồi 2 nhóm còn lại bổ sung. Nhóm 03 sẽ báo cáo riêng
HS: Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Hãy cho biết kết quả của quá trình nguyên phân là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét và kết luận	
Hoạt động 4: Ý ngĩa của quá trình nguyên phân
GV: Thông qua nội dung kiến thức đã học hãy nêu ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Chu kì tế bào
- Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kì.
- Chu kì TB gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
- Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S, G2
- Diễn biến các pha:
+ G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.
+ S: Pha nhân đôi ADN và NST
+ G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
- Thời gian và tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể là rất khác nhau để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
* Điều hoà chu kì TB: 
- Điểm điều hoà chu kì TB (R) là điểm kiểm soát mà tại đó sẽ cho phép chu kì TB tiếp tục hay dừng lại.
Các điểm điều hoà chu kì TB sẽ kiểm soát thời gian và tốc độ phân chia của TB.
- Điểm R, xuất hiện ở pha G1 và G2 của kì trung gian.
- Nếu vượt qua điểm kiểm soát R thì TB tiếp tục chu kì, nếu không vượt qua R thì TB sẽ đi vào quá trình biệt hoá.
- Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng, trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
Ví dụ: Bệnh ung thư. Là hiện tượng các tế bào phân chia mất kiểm soát; các TB này di chuyển khắp cơ thể gọi là di căn.
Quá trình nguyên phân
- Nguyên phân là hình thức phân chia TB ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho TB con.
- Quá trình nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất
- Quá trình phân chia nhân chia làm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
* Phân chia nhân:
- Kì đầu: Các NST kép co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển về 2 cực TB trên thoi phân bào
- Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện
* Phân chia TB chất: 
- Các TB động vật: phân chia TBC bằng cách thắt màng TB ở vị trí mặt phẳng xích đạo
- Các TB thực vật: tạo thành TB ở mặt phẳng xích đạo
=> Kết quả quá trình nguyên phân: Từ 1 TB mẹ ban đầu tạo ra 2 TB con giống nhau và giống hệt mẹ
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
* Ý nghĩa sinh học:
- Cấp độ TB: Là phương thức sinh sản của TB.
- Cấp độ cơ thể: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, giúp tái sinh mô, cơ quan tổn thương, là cơ sở của sinh sản vô tính
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Là cơ sở khoa học cho công nghệ nuôi cấy mô và nuôi cấy TB gốc.
Hoạt động luyện tập: Chọn đáp án đúng duy nhất
Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :
a. Quá trình phân bào 
b. Phát triển tế bào 
c. Chu kỳ tế bào 
d. Phân chia tế bào 
2. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng :
a. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp 
b. Thời gian kì trung gian 
c. Thời gian của quá trình nguyên phân 
d.Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân 
3. Trong một chu kỳ tế bào , thời gian dài nhất là của :
a. Kì cuối 
b. Kỳ đầu 
c. Kỳ giữa 
d. Kỳ trung gian 
4. Trong 1 chu kỳ tế bào , kỳ trung gian được chia làm :
a. 1 pha 
b. 3 pha 
c. 2 pha 
d. 4 pha 
5.Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là :
a. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan 
b. Trung thể tự nhân đôi 
c. ADN tự nhân đôi 
d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 
Hoạt động tự học
GV nhắc học sinh về học bài cũ và chuẩn bị bài 19. Giảm phân
IV. Rút kinh nghiệm
	Ngàythángnăm 2016
 Duyệt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_18_Moi_Chu_ki_te_bao_va_qua_trinh_nguyen_phan.docx