Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 5: Protein

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 5: Protein

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nêu những đặc điểm cơ bản của một phân tử protein.

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.

- Trình bày được chức năng của protein và đưa ra các ví dụ minh họa.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của protein.

- Giải thích được một số hiện tượng như: Trong dạ dày người thường có độ PH rất thấp, vai trò của nó là gì?

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp

- Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, thuyết trình

- Kỹ năng sinh học: quan sát, làm mô hình

3. Thái độ

- Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể.

- Có thái độ chủ động tích cực trong việc bảo quản tốt các thực phầm có thành phần là protein.

- Có cái nhìn khách quan sự đa dạng của sinh giới dựa vào cấu trúc.

4. Năng lực

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo, thẩm mỹ,.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan: sử dụng mẫu vật thật, sử dụng vật tượng trương.

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thực hành: thực hành quan sát.

 Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa sinh học 10.

- Hình ảnh của protein có trong tự nhiên.

- Phiếu học tập.

- Mẫu vật: Lõi dây mạng; 1 vài sợi tóc; bật lửa; cốc sữa (150ml), 2 quả chanh.

III. KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Kỹ thuật “3 lần 3”.

- Tranh luận, ủng hộ phản đối.

 

docx 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 5, Bài 5: Protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 – Bài 5: PROTEIN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Kiến thức
Nêu những đặc điểm cơ bản của một phân tử protein.
Phân biệt được các mức độ cấu trúc của protein: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.
Trình bày được chức năng của protein và đưa ra các ví dụ minh họa.
Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của protein.
Giải thích được một số hiện tượng như: Trong dạ dày người thường có độ PH rất thấp, vai trò của nó là gì? 
Kỹ năng 
Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp
Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, thuyết trình
Kỹ năng sinh học: quan sát, làm mô hình
Thái độ
Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể.
Có thái độ chủ động tích cực trong việc bảo quản tốt các thực phầm có thành phần là protein.
Có cái nhìn khách quan sự đa dạng của sinh giới dựa vào cấu trúc.
Năng lực
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, thẩm mỹ,...
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan: sử dụng mẫu vật thật, sử dụng vật tượng trương.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Phương pháp thực hành: thực hành quan sát.
 Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa sinh học 10.
Hình ảnh của protein có trong tự nhiên.
Phiếu học tập.
Mẫu vật: Lõi dây mạng; 1 vài sợi tóc; bật lửa; cốc sữa (150ml), 2 quả chanh.
KỸ THUẬT DẠY HỌC
Kỹ thuật “3 lần 3”.
Tranh luận, ủng hộ phản đối.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohidrat?
Lipit có mấy loại? chức năng của từng loại?
Bài mới
Đặt vấn đề: Hằng ngày, trong khẩu phần ăn chúng ta cần phải bổ sung rất nhiều protein để cho cơ thể đủ chất và có sức khỏe tốt. Protein có vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta, vậy protein có cấu tạo chức năng như thế nào để đảm nhận vai trò quan trọng như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, bài 5: Protein.
Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của protein
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 GV cho HS quan sát các hình ảnh của protein có trong tự nhiên và trả lời câu hỏi: loại thức ăn nào có chưa nhiều protein nhất?
 GV đưa ra hình ảnh cấu trúc protein yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 người quan sát, nhớ lại kiến thức đã học ở cấp dưới và trả lời câu hỏi:
Protein có phải là đại phân tử hay không?
Protein được cấu tạo từ thành phần nào? Chúng liên kết với nhau bằng liên kết nào? Nêu đặc điểm của thành phần đó?
Sự khác biệt giữa các phân tử protein là do đâu?
 GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và giải thích phần đặt vấn đề của bài.
GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, phát cho mỗi nhóm 8 – 10 sợi lõi dây mạng ( mỗi nhóm một màu khác nhau) và mỗi nhóm cần có:
Tên nhóm ( đặt theo loại thức ăn có chứa protein).
Nhóm trưởng.
Thư kí.
 GV yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau:
Nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập: 
Cấu trúc của protein
Đặc điểm
Cấu trúc bậc 1
Cấu trúc bậc 2
Cấu t
úc bậc 
Cấu trúc bậc 4
Suy nghĩ thiết kế mô hình các bậc cấu trúc của protein bằng lõi dậy mạng (giả sử: mỗi sợi dây mạng là 1 chuỗi polipeptit, thiết kế từ cấu trúc bậc 2 trở lên).
Trong 4 loại cấu trúc, cấu trúc bậc nào là quan trọng nhất? Tại sao?
 GV gọi các nhóm khác nhận xét nhóm vừa trả lời với:
3 điều tốt
3 điều chưa tốt
3 đề nghị cải tiến
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức. 
HS quan sát, suy nghĩ trả lời:
Sữa
Trứng
Thịt bò
HS quan sát, hoạt động nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm, suy nghĩ, thiết kế mô hình, trả lời câu hỏi, và trình bày sản phẩm.
HS suy nghĩ và nhận xét nhóm bạn, nhóm được nhận xét có thể phản biện nêu ý kiến.
Cấu trúc của protein.
Một số đặc điểm chung của protein.
Protein là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin.
Các protein khác nhau về sô lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin, tạo nên sự đa dạng của protein.
Cấu trúc của protein.
(Phiếu học tập GV đã chữa)
Cấu trúc của protein
Đặc điểm
Cấu trúc bậc 1
Là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi polipeptit dạng thẳng.
Cấu trúc bậc 2
Chuỗi polipeptit tồn tại ở dạng co xoắn a hoặc gấp nếp B.
Cấu trúc bậc 3
Chuỗi polipepti
 cấ
 trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo không gian 3 chiều đặc trưng.
Cấu trúc bậc 4
Được hình thành từ vài chuỗi polipeptit có dạng hình cầu đặc trưng
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng và các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của protein
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Protein có những chức năng gì? Nêu ví dụ?
GV củng cố, bổ sung va hoàn thiện kiên thức.
 GV làm thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người, quan sát và trả lời các câu hỏi sau?
TN1: Vắt 2 quả chanh vào cốc sữa chờ khoảng 2’
Quan sát hiện tượng và giải thích?
TN2: Đốt sợi tóc và nhận xét hiện xảy ra.
GV nhận xét, bổ sung.
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng protein bị biến đổi nêu trên là sự biến tính của protein. Vậy theo HS hiện tượng biến tính của protein là gì? Yếu tố gây ra hiện tượng đó?
GV nhận xét, chốt kiến thức.
HS nghiên cứu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Cốc sữa có kết tủa, không còn dạng lỏng như ban đầu.
Tóc cháy có mùi khét.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi:
Hiện tượng protein bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của protein.
Yếu tố: nhiệt độ cao, độ PH
Chức năng của protein:
Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thế ( ví dụ: các protein mang trên màng sinh chất, colagen tham gia cấu tạo nên mô liên kết).
Dự trữ các axit amin (ví dụ: albumin, protein dự trũ trong các hạt cây)
Vận chuyển các chất (ví dụ: hemoglobin vận chuyển O2).
Bảo vệ cơ thể (ví dụ: các kháng thể).
Thu nhận thông tin (ví dụ: các thụ thể trong tế bào).
Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh (ví dụ: các enzim).
Điều hòa trao đổi chất (ví dụ: insulin điều hòa đường trong máu)
Một vài yếu tố ảnh hưởng tới chức năng của protein: Độ PH, nhiệt độ cao.. có thể phá vỡ cấu trúc không gian của protein làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của protein).
CỦNG CỐ
Tại sao trong dạ dày người có dịch axit với độ PH rất thấp, ý nghĩ của điều đó?
Chọn từ trong hộp điền vào chỗ trống sau:
Protein là.có tối đa.bậc cấu trúc khác nhau. Cấu trúc của protein quy định..của nó, khi cấu trúcbị phá vỡ thì protein sẽ bị mất chức năng. Protein có nhiều chức năng khác nhau: xúc tác,., bảo vệ,..v..v..
Đại phân tử hữu cơ
Dự trữ
4
Chức năng
Cấu trúc
Đại phân tử vô cơ
Không gian
5

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_5_bai_5_protein.docx