Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ

Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Qua bài này HS phải

 Trình bày được các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virus

 Phân biệt được virus ôn hòa và virus độc

 Phân biệt được chu trình nhân lên của phago với chu trình nhân lên của virus động vật.

 Trình bày được quá trình lây nhiễm và phát triển của virus HIV trong cơ thể người.

 Có kiến thức và phương pháp phòng tránh HIV/AIDS.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện quan sát tranh, hình ảnh phát hiện kiến thức.

 Phân tích tổng hợp khái quát kiến thức.

 Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.

 Bảo về cơ thể, không kì thị phân biệt đối xử với người bị HIV, có lối sống lành mạnh.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ sức khỏe, tránh các bệnh do virus gây nên.

 

docx 7 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 8208Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài này HS phải
Trình bày được các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virus
Phân biệt được virus ôn hòa và virus độc
Phân biệt được chu trình nhân lên của phago với chu trình nhân lên của virus động vật.
Trình bày được quá trình lây nhiễm và phát triển của virus HIV trong cơ thể người.
Có kiến thức và phương pháp phòng tránh HIV/AIDS.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện quan sát tranh, hình ảnh phát hiện kiến thức.
Phân tích tổng hợp khái quát kiến thức.
Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
Bảo về cơ thể, không kì thị phân biệt đối xử với người bị HIV, có lối sống lành mạnh.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ sức khỏe, tránh các bệnh do virus gây nên.
II. Chuẩn bị:
Tranh hình ảnh SGK phóng to quá trình xâm nhập virus vào tế bào bạch cầu.
Các thông tin tuyên truyền về đại dịch HIV/AIDS.
III. Phương pháp giảng dạy: - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề + trực quan.
 - Hỏi đáp – tìm tòi bộ phận.
IV. Trọng tâm bài giảng: - Chu trình nhân lên của virus.
 - Đặc điểm của HIV.
V. Tổ chức các học động dạy và học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Virus là gì? Trình bày đặc điểm chung về cấu trạo và hình thái của virus?
Nếu ở ngoài môi trường nó có được coi là thể sống không? Vì sao?.
Đặt vấn đề.
Tại sao những bệnh lên quan đến virus đều rất khó chữa trị? Virus gây bệnh như thế nào?
HIV/AIDS là gì? Cơ chế gây bệnh của HIV là gì?
Hoạt động tổ chức học bài mới.
Virus không có cấu tạo tế bào, có kích thước nhỏ bé, không có quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc vào hoàn toàn tế bào. Tuy nhiên chúng có khả năng sinh sản, di truyền các đặc tính của mình cho thế hệ sau, vậy thì virus thể hiện khả năng này của mình ntn. Bắt đầu tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ?
GV: Hướng đã HS quan sát các hình ảnh và phim về sự nhân lên của virus.
Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung.
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
GV: nhận xét và kết luận.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và mô tả lại giai đoạn hấp phụ.
[?] Virus đã tiếp xúc với tế bào chủ như thế nào? 
TL: Đầu nút của sợ lông đuôi (gai glicoprotein) gắn vào những vị trí nhất định trên bề mặt TB vi khuẩn gọi là thụ thể nhờ các liên kết hóa học.
[?] Vậy phago có lây nhiễm vào TBĐV được không? Tại sao?
TL: Không. Vì gai đuôi có tính bám đặc hiệu
[?] Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại TB nhất định? (câu hỏi sgk)
 Do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virus.
GV: Cho vd virus viêm gan B chỉ xâm nhập vào tế bào gan, virus HIV chỉ xâm nhập được vào tế bào bạch cầu của người, VR khảm thuốc lá chỉ xâm nhập vào cây thuốc lá
GV: Yêu cầu HS quan sát và so sánh độ dài bao đuôi ở hình 1 và 2 (sgk)? Giải thích sự khác nhau đó?
TL: + Hình 1 bao đuôi dài hơn hình 2
+ Do ở hình 2 bao đuôi co ngắn để đẩy ax.nu vào trong TB chủ.
Như vậy, ở phago chỉ có ax.nu được đưa vào TB chất. Còn ở VTĐV đưa cả nucleocapsit vào TB, sau đó mới cởi vỏ giải phóng ax.nu
[?] Tại sao phago lại không đưa cả nucleocapsit vào TB chất như VRĐV?
TL: Do màng TB vi khuẩn có thêm thành xenlulozo.
GV: Yêu cầu HS quan sát
[?] Phago không có bộ máy tổng hợp các bộ phận (như phần đầu chúa lõi ax.nu, vỏ capsit, đuôi và các sợ đuôi đã được tạo thành) các bộ phận tạo thành là do đâu? 
TL: Sau khi xâm nhập vào TB chủ thì hệ gen của VR sẽ được gắn vào hệ gen của TB chủ và điều khiển VCDT của TB chủ, tự tổng hợp ra các bộ phận cần thiết cho mình
[?] Các nguyên liệu mà virus sử dụng có nguồn gốc từ đâu?
TL: Từ TB chủ
Dó là QT sinh tổng hợp của phago lên TBVK còn ở các VR khác thì QT diễn ra ntn.
 GV: Sử dụng hình ảnh HIV minh họa về enzym riêng (enzym phiêm mã ngược)
GV giải thích: Trước khi bước vào giai đoạn sinh tổng hợp thì ở HIV còn trải qua 2 giai đoạn: Phiên mã ngược và cài xen. Tại sao lại như vậy?
TL: Chúng ta thấy rằng VCDT của HIV là ANR (ax.ribonucleic) vậy sau khi xâm nhập vào Tb chủ thì HIV xảy ra QT phiên mã ngược để chuyển thành AND của HIV. Sau đó AND của HIV với cài xen vào bộ máy di truyền của TB chủ, điều đó để sinh tổng hợp các chất cần thiết cho mình. 
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và mô tả quá trình.
GV giải thích: Các bộ phận được tạo thành sau đó lắp ráp lại với nhau như là phần: đế đuôi, chụp đuôi, bao đuôi đã đc lắp ráp lại với nhau tạo thành đuôi của phago. Còn AND được vỏ capsit bao bọc để tạo thành phần đầu capsit. Sau đó phần đầu lắp ráp vs phần đuôi và lắp thêm phần gai đuôi tạo thành 1 phago hòn chỉnh.
[?] Giai đoạn phóng thích diễn ra như thế nào?
[?] Làm thế nào virus phá vỡ TB để chui ra ngoài ồ ạt?
TL: Virus có hệ gen mã hóa liboxom làm tan thành tế bào.
GV: Cho HS phân biệt chu trình tan và chu trình tiềm tan?
- Chu trình sinh tan(VR độc): Phago tạo thành phá vỡ TB chui ra một cách ồ ạt hoặc tạo 1 lỗ thủng trên vỏ chui ra từ từ -> làm chết (tan) tế bào chủ.
- Chu trình tiềm tan (VR ôn hòa): Là quá trình ADN của virus xâm nhập vào hệ gen tế bào chủ (prophage), nhân lên cùng hệ gen tế bào chủ và tồn tại trong đó suốt thời gian dài. (VR cài xem vào hệ gen và NTS TB, TB vẫn phát triển bình thường chỉ khi gặp trường hợp bất lợi nó với phóng thích ra ngoài)
-> Tiếp tục chu trình mới như ta vừa tìm hiểu.
HIV là gì, chúng xâm nhập và gây bệnh như thế nào, phòng chống ra sao?
I.Chu trình nhân lên của virus
Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn:
1.Sự hấp phụ
Virus bán vào bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.
2. Xâm nhập
- Với phago: Phá hủy tế bào nhờ enzyme lizozim, bơm axit nucleic vào tế bào chủ, vỏ nằm ngoài.
- Với virus động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic.
3. Sinh tổng hợp
- Virus sử đụng enzym và nguyên liệu của tế bào tổng hợp axit nucleic và protein cho mình.
- Một số virus có enzym riêng tham gia quá trình sinh tổng hợp. 
4.Lắp ráp
Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo virus hoàn chỉnh. (Vỏ Capsit bao lấy lõi AND các bộ phận đĩa gốc, đuôi gắn lại tạo virus mới)
5.Phóng thích
- Virus phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài -> Làm tế bào chết ngay (Quá trình sinh tan)
- Virus chui ra từ từ theo lối nảy chồi -> tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (Quá trình tiềm tan)
Hoạt động 2: Nghiên cứu về HIV và bênh AIDS
[?] HIV là gì?
[?] Bản chất của HIV là gì?
-Tại sao nói HIV gây suy giảm miễn dịch ở người?
TL: Do HIV xâm nhiễm và phá hủy các TB limpho của hệ thống miễn dịch.
[?] Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì?
HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhanh -> trình bày, các HS khác bổ sung.
GV cho HS tìm hiểu qua các tờ rơi kết hợp với những kiến thức thực tế.
[?]Trình bày các con đường lây nhiễm HIV?
HS: trình bày 3 con đường lây nhiệm.
GV: dùng câu dẫn yêu cầu HS thảo luận:
[?] Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
[?] HIV có thể lây qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua vật trung gian (muỗi,..) không? Vì sao?
GV: cho HS thảo luận nhóm điền thông tin vào phiếu học tập.
Các giai đoạn
Thời gian
Đặc điểm
GĐ sơ nhiễm
GĐ không triệu chứng
GĐ biểu hiện triệu chứng
[?] Tại sao có nhiều người không hay biết mình đang bị nhiệm HIV. Điều đó nguy hiểm ntn đối với XH?
[?] Làm thế nào để phòng tránh HIV?
GV hướng dẫn HS đựa vào các con đường lây lan để tìm cách phòng ngừa.
GV: liên hệ thực tế về công tác tuyên truyền về HIV/ AIDS.
II. HIV/AIDS
1.Khái niệm về HIV
a. Định nghĩa: HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
b. Bản chất: HIV gây nhiễm và phá hủy một số TB của hệ thông miễn dịch làm mất khả năng miễn dich của cơ thể.
c. Kết quả: Tạo điều kiện cho VSV cơ hội gây lên bệnh cơ hội -> bệnh AIDS.
- VSV cơ hội: là vsv lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
- Bệnh cơ hội: là bênh do vsv cơ hội gây nên.
2. Ba con đường lây truyền HIV
- Qua đường máu.
- Qua đường tình dục.
- Mẹ bị hiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm
- Giai đoạn không triệu chứng
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng
4.Biện pháp phòng ngừa
- Sống lành mạnh thủy chung 1 vợ 1 chồng.
- Loại trừ tệ nạn XH (Tiêm chích ma túy, mại dâm,)
- Vệ sinh y tế theo đúng quy định nghiêm ngặt.
Củng cố
Câu 1: Virus bán được vào TB vật chủ nhờ gai glycoprotein của virus đặc hiệu với thụ thể bề mặt TB chủ. Đây là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?
Giai đoạn xâm nhập.	C. Giai đoạn lắp ráp.
Giai đoạn hấp phụ.*	D. Giai đoạn phóng thích.
Câu 2: Virus HIV xâm nhiễm vào TB nào?
TB hệ miễn dịch ở người.*	C. TB gan.
TB sinh dục nam.	D. TB sinh dục nữ.
Câu 3: Mỗi loại virus có thể xâm nhập vào một TB nhất định, là do trên bề mặt TB có .. mang tính đặc hiệu đói với mỗi loại virus.
Điền vào chố () Từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?
Glicoprotein	C. Các thụ thể.*
Capsome	D. Capsit
Câu 4: HIV lấy truyền theo con đường nào?
Đường máu, tiêm chích, ghép tạng.
Đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con qua bào thai.*
Đường máu, tình dục, xăm mình.
Côn trùng đốt, ăn uống chung, sinh hoạt chung.
Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu bệnh do vi rút gây nên ở Thực vật và Động vật.
VI. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_30_Su_nhan_len_cua_virut_trong_te_bao_chu.docx