Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nêu được khái niệm nhân tố sinh trưởng, vsv khuyết đưỡng và vsv nguyên dưỡng.

- Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố hoá học và vật lý để khống chế vi sinh vật có hại.

- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.

- Cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất nhằm khống chế các vi sinh vật có hại.

2. Kỹ năng

- Học sinh rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm.

- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

3. Thái độ

- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.

4. Định hướng năng lực hình thành

- Học sinh hình thành được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp, quản lý.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh về một số loại chất sát trùng trong thực tiễn, hình ảnh về một số phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm.

- Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, bảng nhóm, bút viết.

 

doc 8 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27: 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Ngày soạn: 25/2/2019
Tiết theo phân phối chương trình: 28
Tuần dạy: 28
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu được khái niệm nhân tố sinh trưởng, vsv khuyết đưỡng và vsv nguyên dưỡng.
- Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố hoá học và vật lý để khống chế vi sinh vật có hại.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất nhằm khống chế các vi sinh vật có hại.
2. Kỹ năng
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Học sinh hình thành được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp, quản lý.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh về một số loại chất sát trùng trong thực tiễn, hình ảnh về một số phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm.
- Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, bảng nhóm, bút viết.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Vì sao trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật tự hủy ở pha suy vong.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Phương thức: Giáo viên chia lớp làm 5 nhóm và yêu cầu nhóm 1, 2, 3 thảo luận và liệt kê các phương pháp khử trùng dụng cụ trong y tế, trong cuộc sống? Nhóm 4, 5 thảo luận và liệt kê các phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm.
- Dự kiến sản phẩm: Dựa vào kiến thức thực tiễn, học sinh sẽ đưa ra được đáp án phù hợp.
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Giáo viên đặt vấn đề về mục đích của việc khử trùng, mục đích của các biện pháp bảo quản? Để từ đó đi vào tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh phải nêu được đặc điểm của 1 số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Nêu được khái niệm nhân tố sinh trưởng, vsv khuyết đưỡng và vsv nguyên dưỡng. Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố hoá học để khống chế vi sinh vật có hại.
+ Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm
- Phương thức: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Chất dinh dưỡng là gì? Vi sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?
Kể tên 1 vài chất dinh dưỡng đối với VSV?
Thế nào là nhân tố sinh trưởng? Có thể phân loại vi sinh vật thành mấy nhóm dựa vào nhu cầu cần/ không cần các chất hữu cơ với hàm lượng thấp đó?
Thế nào là vsv khuyết dưỡng và nguyên dưỡng?
Thực hiện lệnh mục I.1 SGK
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin về các chất ức chế sinh trưởng vi sinh vật (SGK Tr 106) và cho biết:
Kể tên 1 số hóa chất thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV? Cơ chế tác dụng của từng chất và ứng dụng cụ thể trong thực tiễn.
Thực hiện lệnh mục I.2 SGK 
Kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình? 
 Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 đến 10 phút?
Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không?
GV liên hệ thực tế về thực phẩm sạch: VD: Muốn ăn món salat rau quả tươi, em có cách gì để rau quả thật sạch và an toàn vệ sinh?
GV giới thiệu về một số sản phẩm diệt khuẩn trên thi trường hiện nay.
Nghiên cứu thông tin SGK mục I.1 trả lời
Nghiên cứu thông tin SGK mục I.1 trả lời
(Dùng E.coli khuyết dưỡng triptôphan âm đưa vào thực phẩm nếu vi khuẩn mọc được( sinh trưởng) tức là trong thực phẩm có triptôphan)
HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm
(cồn, nước Giaven, thuốc tím, nước ôxy già, iot...)
Cơ chế về áp suất thẩm thấu.
Tác dụng của xà phồng chủ yếu là làm rửa trôi vi khuẩn.
I. Chất hóa học
1. Chất dinh dưỡng
Là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin..
- Chất hữu cơ: cacbohidrat, protein, lipit
- Chất vô cơ: Zn, Mn, Mo
- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.
- VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
- VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
2. Chất ức chế sự sinh trưởng
Bảng mục I.2 trang 106 SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các yếu tố lí học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật. Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yểu tố vật lý để khống chế vi sinh vật có hại.
+ Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng liên hệ thực tế.
- Phương thức: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. Mỗi nhóm thực hiên 1 nội dung. Thời gian là 5 phút.
Yếu tố vật lí
Cơ chế tác động 
Ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
Độ pH
Ánh sáng
ASTT
Thực hiện lệnh SGK
Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? 
Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vsv kí sinh trên động vật?
Vì sao thức ăn chưa nhiều nước lại rất dễ bị nhiễm khuẩn?
Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?
Tại sao các đồ phơi được nắng không bị hôi?
Tại sao quả sấu, mơ..nếu ngâm muối, đường để được lâu không bị hỏng?
HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu học tập
Sau 5 phút, mỗi nhóm cử đại diện trình bày
Ngăn giữ thực phẩm trong tủ lạnh thường có tO 4OC±1OC nên các vi khuẩn gây bệnh bị ức chế không sinh trưởng được.
Vi sinh vật ký sinh trên động vật thường là vi sinh vật ưa ấm( 20OC-40OC)
Các loại thức ăn nhiều nước rất dễ nhiễm khuẩn vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì sữa chua có pH thấp ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh.
Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật
Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được
II. CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC
1. Nhiệt độ
- Ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.
- Căn cứ vào nhiệt độ chia vi sinh vật thành 4 nhóm:
+ Vi sinh vật ưa lạnh < 15oC.
+ Vi sinh vật ưa ấm 20 – 40oC.
+ Vi sinh vật ưa nhiệt 55 – 65oC.
+ Vi sinh vật siêu nhiệt 75 – 100oC.
- Ứng dụng: Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.
2. Độ ẩm
- Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm.
+ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng.
+ Tham gia thủy phân các chất.
- Ứng dụng: Nước dùng để khống chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
3. pH
- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự hình thành ATP.
- Ứng dụng: Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp.
4. Ánh sáng
- Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.
- Ứng dụng: Dùng bức xạ ánh sáng để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật làm biến tính axit nuclêic, prôtêin.
5. Áp suất thẩm thấu
- Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được.
- Ứng dụng: Bảo quản thực phẩm.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
- Phương thức: Xây dựng hệ thống câu hỏi
Câu 1: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
	A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
	B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
	C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
	D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
Câu 2: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
	A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
	B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
	C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
	D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 3: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là 
	A. ôxi hoá các thành phần tế bào.	
	B. bất hoạt protein.
	C. diệt khuẩn có tính chọn lọc.	
	D. biến tính các protein.
Câu 4: Cơ chế tác động của các loại cồn là
	A. làm biến tính các loại màng.	
	B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
	C. thay đổi sự cho đi qua của lipit màng.	
	D. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
Câu 5: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
	A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.	
	B. tẩy trùng trong bệnh viện
 	C. khử trùng phòng thí nghiệm.	
	D. thanh trùng nước máy
Câu 6: Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng
	A. các loại cồn.	
	B. các andehit.
	C. các hợp chất kim loại nặng.	
	D. các loại khí ôxit.
Câu 7: Cơ chế tác động của chất kháng sinh là
	A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.	
	B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
	C. gây biến tính các protein.	
	D. bất hoạt các protein.
Câu 8: Các hợp chất sau không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện
	A: kháng sinh.	
	B. cồn.	
	C. iốt.	
	D. các hợp chất kim loại nặng.
Câu 9: Nhiệt độ ảnh hưởng đến
	A. tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
	B. hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
	C. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
	D. tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Câu 10: Vi sinh vật ký sinh trong động vật thuộc nhóm vi sinh vật
	A. ưa ấm.	
	B. ưa nhiệt.	
	C. ưa lạnh.	
	D. ưa axit.
3.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng tương tự trong thực tế.
+ Kỹ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Phương thức: Các tình huống cụ thể trong thực tiễn.
- Vì sao có thể dùng vsv khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?
- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không?
- Vì sao trong sữa chua hầu như không có vsv gây bệnh?
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh động vật?
- Tại sao mứt, bánh kẹo khi để lâu thì nấm, mốc xuất hiện sớm hơn vi khuẩn? 
- Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu hơn rau quả tươi?
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm và giải thích các trường hợp tương tự trong thực tiễn.
+ Kỹ năng: giải quyết vấn đề.
- Phương thức: Giao việc về nhà, Hoạt động nhóm, liên hệ thực tiễn để giải thích về các trường hợp bị các bệnh do nấm, khuẩn gây ra.
- Dự kiến sản phẩm: Các nhóm cho được ít nhất 02 ví dụ về các trường hợp tương tự trong thực tiễn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: Dựa vào các sản phẩm của các nhóm, giáo viên đưa ra từng đánh giá, nhận xét cụ thể.
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Trang Bá Thiện
Người soạn
Lý Thanh Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_sinh_hoc_lop_10_bai_27_cac_yeu_to_anh_huong_den_si.doc