Giáo án Sinh học 10- Bài 5: Prôtêin - Năm học 2016-2017

Giáo án Sinh học 10- Bài 5: Prôtêin - Năm học 2016-2017

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

 Nêu được cấu tạo hóa học của protein và vai trò sinh học của chúng trong tế bào .

 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .

 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I & II .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 - GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 5.1 SGK Sinh học 10 phóng to.

 - HS: Xem trước bài mới .

III. Tiến trình bài giảng :

 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , nhắc nhở .

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu 1 : Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbôhiđrat ?

 Câu 2 : Kể tên một số cấu trúc có sự tham gia của lipit và có bản

 chất lipit?

 

doc 3 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 6109Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10- Bài 5: Prôtêin - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 5 : PRÔTÊIN NS : 24 – 09 - 2016 
 NG :26 – 09 - 2016 
	 Tiết : 6
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần :
 Nêu được cấu tạo hóa học của protein và vai trò sinh học của chúng trong tế bào . 
 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .
 3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục I & II . 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	 - GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 5.1 SGK Sinh học 10 phóng to.
 - HS: Xem trước bài mới .
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , nhắc nhở ...
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1 : Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbôhiđrat ?
 Câu 2 : Kể tên một số cấu trúc có sự tham gia của lipit và có bản 
 chất lipit?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
- Đặc điểm cấu tạo của phân tử Prôtêin ? Cho biết tên gọi đơn phân của Prôtêin ?
- Mỗi phân tử Prôtêin được đặc trưng bởi những chỉ tiêu nào ?
- Mô tả cấu trúc bậc 1của phân tử Prôtêin ?
- Mô tả cấu trúc bậc 2 của phân tử Prôtêin ?
- Mô tả cấu trúc bậc 3 và 4 của phân tử Prôtêin ?
-GV nhận xét giải thích trên hình về cấu trúc các bậc của prôtêin, sau đó đánh giá, kết luận vấn đề.
- Phân tử Prôtêin có thể bị mất chức năng sinh học trong điều kiện nào?
- Những yếu tố ngoại cảnh nào có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của phân tử Prôtêin?
* Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính. Hãy giải thích ? 
* Sự đa dạng trong cấu trúc của phân tử protein có ý nghĩa gì ? Sự đa dạng trong cấu trúc của phân tử protein dẫn đến sự đa dạng của sinh giới .
 - Nêu chức năng của các loại Prôtêin ?
Cho ví dụ và giải thích ?
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
* Tại sao chúng ta cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau ?
*Sự đa dạng của sinh giới có ý nghĩa gì ?Đảm bảo cho cuộc sống của con người các nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật cung cấp đa dạng các loại protein cần thiết . 
*Để đảm bảo sự đa dạng sinh vật chúng ta phải làm gì ? Có ý thức bảo vệ động thực vật , túc là bảo vệ nguồn gen → sự đa dạng sinh vật . 
I. Cấu trúc của Prôtêin :
 - Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo Prôtêin.
 - Các phân tử Prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
1. Cấu trúc bậc 1:
 -Là trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. 
 -Phân tử Prôtêin đơn giản chỉ có vài chục axit amin.
2. Cấu trúc bậc 2:
 Cấu trúc bậc 2 là cấu trúc bậc 1 xoắn lại hoặc tạo dạng gấp nếp tạo thành.
3. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
 - Cấu trúc bậc 3 : do cấu trúc bậc 2 xoắn lại tạo thành cấu trúc không gian 3 chiều.
 - Cấu trúc bậc 4: được hình thành từ vài chuỗi pôlipeptit và có dạng hình cầu đặc trưng.
 +Khi cấu trúc không gian 3 chiều bị phá vỡ thì phân tử Prôtêin bị mất chức năng sinh học.
 +Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử Prôtêin làm chúng mất chức năng sinh học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử Prôtêin.
II. Chức năng của Prôtêin:
 - Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Ví dụ : Côlagen à mô liên kết.
 - Dự trữ các axit amin.
Ví dụ: Prôtêin sữa,
 - Vận chuyển các chất.
Ví dụ : Hêmôglôbin
 - Bảo vệ cơ thể.
Ví dụ : kháng thể
 - Thu nhận thông tin.
Ví dụ : các thụ thể trong tế bào.
 - Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Ví dụ : các Enzim.
 4.Củng cố :
Câu 1. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là : 
a. Liên kết hoá trị 	B. Liên kết este C. Liên kết peptit	d. Liên kết hidrô
Câu 2. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi : A. Liên kết peptit
B. Nhóm amin của các axit amin C. Nhóm R của các axit amin 
d. Thành phần , số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
Câu 3. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :
a. Liên kết phân cực của các phân tử nước b. Nhiệt độ 
c. Sự có mặt của khí oxi d. Sự có mặt của khí CO2
Câu 4. Loại Prôtêin có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là: a.Prôtêin cấu trúc b. Prôtêin kháng thể 
 c. Prôtêin vận động d. Prôtêin hoomôn
Câu 5. Cấu trúc có chứa Prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể là ?
a. Nhiễm sắc thể 	 B. Xương C. Hêmôglôbin	 d. Cơ 
 5.Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc bài đã học.
 - Xem mục : Em có biết.
 - Đọc trước bài 6 trang 26, SGK Sinh học 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Protein.doc