Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, học sinh cần có khả năng:

1. Về kiến thức

- Phân biệt được thế giới sống và không sống, cho các ví dụ minh họa.

- Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Xác định được các cấp độ tổ chức sống cơ bản.

- Phân tích các đặc điểm chung của thế giới sống.

- Giải thích được tính hệ thống của sinh giới và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.

- Nêu và giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống.

- Nêu được thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh.

- Trình bày nguyên nhân thế giới sống liên tục tiến hóa từ đó giải thích sự tuyệt chủng của một số loài động vật như: khủng long, côn trùng khổng lồ

2. Về kĩ năng

- Các kĩ năng tư duy: Phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp.

- Các kĩ năng học tập: Tự học, vẽ sơ đồ, lập bảng, thuyết trình.

- Các kĩ năng sinh học: Quan sát, thu thập mẫu vật, thực hành thí nghiệm, nêu giả thiết, phân loại, đo đạc, thiết lập mối quan hệ.

3. Về thái độ

- Nhận định được nguyên nhân gây các một số bệnh truyền nhiễm thường gặp từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh.

- Có ý thức ủng hộ các hoạt động cộng đồng như: Kế hoạch hóa gia đình, vận động sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vận động dọn dẹp vệ sinh nơi dân cư,.

4. Về các năng lực hướng tới

- Có phương pháp tự học, tư duy hệ thống, giải quyết vấn đề, giao tiếp,

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm.

- Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan.

- Phương pháp vấn đáp

2. Phương tiện dạy học

- SGK, bảng, phấn, phiếu hoc tâp, loa, máy chiếu,

 

docx 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 1, Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - Bài 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh cần có khả năng:
Về kiến thức
Phân biệt được thế giới sống và không sống, cho các ví dụ minh họa.
Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Xác định được các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Phân tích các đặc điểm chung của thế giới sống.
Giải thích được tính hệ thống của sinh giới và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.
Nêu và giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống.
Nêu được thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
Trình bày nguyên nhân thế giới sống liên tục tiến hóa từ đó giải thích sự tuyệt chủng của một số loài động vật như: khủng long, côn trùng khổng lồ
Về kĩ năng
Các kĩ năng tư duy: Phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp.
Các kĩ năng học tập: Tự học, vẽ sơ đồ, lập bảng, thuyết trình. 
Các kĩ năng sinh học: Quan sát, thu thập mẫu vật, thực hành thí nghiệm, nêu giả thiết, phân loại, đo đạc, thiết lập mối quan hệ.
Về thái độ
Nhận định được nguyên nhân gây các một số bệnh truyền nhiễm thường gặp từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh.
Có ý thức ủng hộ các hoạt động cộng đồng như: Kế hoạch hóa gia đình, vận động sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vận động dọn dẹp vệ sinh nơi dân cư,...
Về các năng lực hướng tới
Có phương pháp tự học, tư duy hệ thống, giải quyết vấn đề, giao tiếp,
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm.
- Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan.
- Phương pháp vấn đáp
Phương tiện dạy học
SGK, bảng, phấn, phiếu hoc tâp, loa, máy chiếu,
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Hỏi bài cũ
Dạy bài mới
Khởi động: Trò chơi “Chia nhóm 5 học sinh viết tên các loài sinh vật xung quanh mà các em biết theo hình thức tiếp sức”
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp độ tổ chức sống
Hoạt động giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh(HS)
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh chia các sinh vật trên thành các nhóm và nêu sự giống và khác nhau giữa các loài sinh vật.
GV: Lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời. 
GV: Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau giữa sinh vật này và các loài không phải là sinh vật
GV: Phân loại các sinh vật và nêu sự khác nhau giữa thế giới sống và không sống.
Rút ra nhận xét: “Như vậy sinh vật rất phong phú, đa dạng, khac nhau rất nhiều nhưng người ta vẫn nghiên cứu được dựa vào sự phân loại, xếp chúng thành các nhóm khác nhau. Có 2 cách chình để phân loại: Xếp thành các cấp độ tổ chức sống và xếp sinh giới thành các giới sinh vật”
GV: Yêu cầu hs xem hình 1.1 SGK sinh học 10 trang 7 và trả lời câu hỏi:
 + Hệ thống là gì?
 + Sinh quyển bao gồm những hệ thống nào?
GV: Lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời.
GV: Rút ra nhận xét “Có nhiều cấp độ tổ chức sống tuy nhiên có một số cấp độ tổ chức sống cơ bản dựa vào đặc điểm đặc trung là CĐTCS cơ bản là cấp độ các sinh vật có khả năng tồn tại tương đối độc lập”
HS: Thảo luận và chia nhóm trình bày kết quả.
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS: Tìm hiểu lại SGK và trả lời câu hỏi.
1)Khái niệm
- Hệ thống bao gồm tập hợp các phần tử có mối quan hệ qua lại với nhau để tạo nên đặc điểm đặc trưng của hệ thống.
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử -> đại phân tử->bào quan->tế bào->mô->cơ quan->hệ cơ quan->cơ thể->quần thể->quần xã->hệ sinh thái->sinh quyển.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. 
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
 2) Tế bào
Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống. 
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
Hoạt động giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh(HS)
Nội dung
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu mục II. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG tại trang 8 SGK Sinh học 10.
GV: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 
 +Vì sao nói các cấp tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc?
 +Vì sao nói các cấp tổ chức sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
 +Vì sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa?
GV: Lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời. 
HS: Tìm hiểu nội dung SGK.
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi.
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 Bào quan->tế bào->mô->cơ quan->cơ thể...
- Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được.
2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. 
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển...
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới. 
- Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá.
Luyện tập và vận dụng
Vẽ sơ đồ các cấp độ tổ chức sống?
Nêu các đặc trưng của các cấp độ tổ chức sống?
Để cơ thể phát triển khỏe mạnh thì chúng ta phải có chế độ ăn uống như thế nào?
Củng cố
Bài tập tình huống: Trong lớp 10A2, thảo luận cho câu hỏi: “Tại sao 65 triệu năm trước, khủng long bắt đầu bị diệt chủng trong khi đó động vật có vú lại phát triển mạnh mẽ?” 
Bạn Ninh cho rằng: “ Khủng long cơ thể quá lớn, không có đủ thức ăn nên chết hàng loạt”
Bạn Dũng lại nói: “ Khủng long không thích nghi được với môi trường có sự thay đổi mạnh mẽ của các yếu tố sinh thái”
Bạn Nguyên phát biều: “Khung long sinh sản kém nên không thế thích nghi với hoàn cảnh sống khắc nghiệt”
Theo em, ý kiến nào là đúng nhất? Dựa vào đâu em có thể khẳng định điều đó?
Dặn dò và bài tâp về nhà
Ôn tập, củng cố lại bài đã học.
Làm và trả lời câu hỏi 1, 2, 3,4 trang 9 SGK Sinh hoc lớp 10. Đọc trước bài 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_1_bai_1_cac_cap_do_to_chuc_cua.docx