Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1 đến 8

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1 đến 8

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hàng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, . .). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

- Phản tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

 

docx 178 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hàng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, ... .). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
Phản tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
2. Năng lực
Năng lực sinh học:
Nhận thức sinh học:
+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).
+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: 
+ Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.
Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học theo nhóm nhỏ và theo nhóm đôi.
Dạy học trực quan.
Dạy học dự án.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp.
Kĩ thuật: khăn trải bàn, KWL; Trò chơi: “Sự kì diệu của sinh học”.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,)
Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học.
Bảng hỏi KWL.
Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án.
Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Giấy A4.
Bảng trắng, bút lông.
Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
Bài thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sự sống quanh ta” 
- GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.
- HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học, sau đó, dựa vào hiểu biết cá nhân, kể thêm một số thành tựu khác.
 Trồng hoa hồng thủy sinh Vắc-xin
 Rau hữu cơ Nhiên liệu sinh học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
* Một số ứng dụng của công nghệ sinh học: 
+ Tạo ra những loài thực vật biến đổi gene như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép,
+ Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường
+ Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người,
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qene (Genetically Modified 0rqganism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,... Đặc biệt, thành tựu này còn góp phân giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vái trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vốn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vốn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.5-6).
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với
kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm học tập, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.2 (SGK tr.5-6), thực hiện các yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:
1. Đặt các câu hỏi liên quan đến hiện tượng trong Hình 1.2. (HS có thể nêu những câu hỏi khác)
Ví dụ:
- Bướm hút một hoa bằng cách nào?
- Bướm và thực vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Bộ phận nào giúp bướm di chuyển?
- Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hoá được mật hoa?
- Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa và bướm?
- Tại sao thực vật có hoa tiến hoá nhất?
2. Sắp xếp các câu hỏi đã đặt ra vào những nội dung sau:
a) Hình thái và cấu tạo cơ thể
b) Hoạt động chức năng của cơ thể
c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau
đ) Mối quan hệ giữa cá thể với môi trường
e) Quá trình tiến hoá của sinh vật
3. Hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học. Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì?
4. Để trả lời các câu hỏi đã đạt ra theo yêu cầu ở câu 1, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành sinh học.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng
- GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn Sinh học
1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.
- Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, hay nói cách khác đây là ngành tập trung nghiên cứu về các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.
- Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như:
+ Di truyền học
+ Sinh học tế bào
+ Vi sinh vật học
+ Giải phẫu học
+ Động vật học
+ Sinh thái học và môi trường
+ Công nghệ sinh học
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được mục tiêu môn sinh học.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sắp xếp 2 HS ngồi cạnh nhau thành một nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.6 – 7) và hoàn thành phiếu học tập về lợi ích của việc học Sinh học. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
- Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV đặt câu hỏi tổng kết: Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?
- GV cho các nhóm liệt kê lần lượt những lợi ích của việc học tập môn sinh học.
- GV đặt câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào?
+ Đối với môi trường thiên nhiên
+ Đối với xã hội
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận ở về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu học tập môn Sinh học (SGK tr.7)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận  ... trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 38 – 39) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
+ Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
+ Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?
+ Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức SGK tr.39.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.37), thảo luận, sáng tạo một tấm áp phích theo chủ đề được giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trên bảng.
- GV cho các nhóm quan sát, nhận xét sản phẩm lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tâp của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng => sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn hơn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân), không có các bào quan có màng bao bọc => các phản ứng sinh hoá trong tế bào thường đơn giản.
- Sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân sơ (vi khuẩn, vi khuẩn cổ) được gọi là sinh vật nhân sơ.
- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn), ở một số loài, các tế bào riêng lẻ có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi, từng đôi hoặc nhóm nhỏ.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu: 
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ;
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự khác nhau giữa các loại vi khuẩn trong y học;
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.39 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yều cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II (SGK tr.39 – 40) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận. 
* Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:
+ Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tế bào, màng tế bào và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
+ Nhóm 2. Tìm hiểu về tế bào chất và trả lời câu hỏi: Tại sao tế bào chất la nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?
+ Nhóm 3. Tìm hiểu về vùng nhân và trả lời câu hỏi: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát trừ đặc điểm nào của tế bào?
- Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt (như là chuyên gia).
* Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
- Thành lập nhóm các mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.
- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả
nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.
- Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn? Tại sao?
- Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.
- Kết thúc hoạt động, GV hướng dẫn HS đọc phần Đọc thêm (SGK tr. 40) để mở rộng kiến thức về cấu tạo thành peptidoglycan và phần tóm tắt kiến thức SGK tr.41.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, hợp tác làm việc để thực hiện các yêu cầu của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm mảnh ghép trình bày phần tóm tắt kiến thức chung của nhóm mình.
- Thành viên các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
1. Thành tế bào và màng sinh chất
- Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglycan (bao gồm các chuỗi carbohydrate liên kết với peptide) có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành hai loại: Gram dương (Gr*) và Gram âm (Gr).
- Bên dưới thành tế bào là màng sinh chất, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein. 
- Màng sinh chất có chức năng:
+ Kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra và vào tế bào.
+ Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
- Tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như: vỏ nhầy, lông và roi.
+ Vỏ nhầy có thành phần chủ yếu là polysaccharide có chức năng bảo vệ cho tế bào.
+ Lông (nhung mao) giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.
+ Roi (tiên mao) được cấu tạo từ protein giúp vi khuẩn di chuyển.
2. Tế bào chất
- Chứa 65 – 90 % nước và các chất vô cơ, hữu cơ khác nhau. Trong tế bào chất có nhiều ribosome 70 S, là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào.
- Tế bào chất là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ không có màng bọc.
- Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào chất của vi khuẩn có các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ các chất. Một số vi khuẩn có thêm plasmid.
3. Vùng nhân
- Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất và không được bao bọc bởi màng nhân. 
- Phân tử DNA vùng nhân mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tế bào nhân sơ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập sau:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình, bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
a) Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?
b) Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết bài tập sau:
Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau.
Kháng sinh
A
B
C
B + C
Hiệu quả
0%
65,1%
32,6%
93,7%
Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?
2. Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp.
3. Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn vì có hai loại kháng sinh B và C có tác dụng với người này.
2. Kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất, nên việc ức chế của các kháng sinh ức chế protein sẽ có hiệu quả thấp hơn các loại kháng sinh khác. Ngoài ra một số vi khuẩn còn có các kháng nguyên và lớp vỏ nhầy giúp tăng khả năng xâm nhập của kháng sinh ức chế protein.
3. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn khác nhau, do đó việc kết hợp hai loại kháng sinh B và C sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử dụng một trong hai loại kháng sinh để tiêu diệt một vài nhóm vi khuẩn. Do đó khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.
b. Nội dung: 
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: 
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Đề xuất phương pháp phòng tránh các bệnh đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý: 
Một số bệnh do vi khuẩn:
+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.
+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.
+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.
+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.
+ Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
 Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:
+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.
+ Trước khi ăn phải rửa tay thật kĩ.
+ Đeo khẩu trang khi ra đường.
+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.
+ Tiêm phòng đầy đủ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Tế bào nhân thực.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_1_den_8.docx