Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 6: Axit nucleic

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 6: Axit nucleic

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử ADN.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của phân tử ARN.

- So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN.

- Áp dụng để trả lời một số câu hỏi:

+ Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể đa dạng như ngày nay hay không?

+ Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

2. Kỹ năng

- Về kỹ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh

- Về kỹ năng học tập: Đọc sách, tự học, hoạt động nhóm

- Về kỹ năng sinh học: Quan sát, nhận xét

3. Thái độ

- Sự đa dạng của ADN chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới.

- Sự đặc thù trong cấu trúc của ADN tạo nên sự đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.

- Con người đang làm suy giảm đa dạng sinh học: săn bắt quá mức các loài động vật quý hiếm, đốt rừng phá nơi ở của các loài sinh vật Giúp cho HS có ý thức bảo vệ sinh vật, bảo vệ vốn gen.

4. Năng lực

- Giải quyết vấn đề

- Tự học

- Hợp tác

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp + Bài tập tình huống + Thảo luận nhóm

2. Phương tiện dạy học

- SGK, laptop, máy chiếu, mô hình, tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của protein?

- Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua) thì protein của cua lại đóng thành từng mảng?

3. Dạy bài mới

 

docx 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 6, Bài 6: Axit nucleic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 - Bài 6: AXIT NUCLÊIC
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
Kiến thức
Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử ADN.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của phân tử ARN.
So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN.
Áp dụng để trả lời một số câu hỏi:
+ Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể đa dạng như ngày nay hay không?
+ Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nucleotit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
Kỹ năng
Về kỹ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh
Về kỹ năng học tập: Đọc sách, tự học, hoạt động nhóm
Về kỹ năng sinh học: Quan sát, nhận xét
Thái độ
Sự đa dạng của ADN chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới.
Sự đặc thù trong cấu trúc của ADN tạo nên sự đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.
Con người đang làm suy giảm đa dạng sinh học: săn bắt quá mức các loài động vật quý hiếm, đốt rừng phá nơi ở của các loài sinh vật Giúp cho HS có ý thức bảo vệ sinh vật, bảo vệ vốn gen.
Năng lực
Giải quyết vấn đề
Tự học
Hợp tác
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Vấn đáp + Bài tập tình huống + Thảo luận nhóm
Phương tiện dạy học
SGK, laptop, máy chiếu, mô hình, tranh ảnh.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: 
Hãy trình bày cấu trúc và chức năng của protein?
Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua (canh cua) thì protein của cua lại đóng thành từng mảng?
Dạy bài mới
Đặt vấn đề:
Ba mẹ Nam, Nam (16 tuổi) và My (em gái Nam – 12 tuổi) đang xem phim ở phòng khách. Chú cảnh sát đang thu mấy mẫu tóc tại hiện trường. Bỗng My quay sang hỏi ba:
- Chú cảnh sát lấy tóc làm gì kia vậy ba?
- Để tìm ra thủ phạm con gái, lấy tóc như vậy còn có thể biết My có phải con gái ba không đó! – Ba Nam trả lời
Bỗng My liền lấy một sợi tóc của mình đưa ba và bảo:
	- Vậy ba xem đi ạ, tóc con đây này!
Cả nhà đang xem phim bỗng quay sang nhìn My cười, làm My không hiểu chuyện gì.
Giả sử nếu bạn là Nam dựa vào kiến thức đã học, bạn sẽ trả lời như thế nào để My hiểu?
Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 6: Axit nucleic
Triển khai bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ADN (Axit Đêôxiribônuclêic)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình cấu trúc không gian của ADN, hình 6.1 SGK cùng với kiến thức đã học ở lớp 9 hãy trình bày cấu trúc của ADN.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời hãy cho biết hai mạch polinucleotit liên kết với nhau nhờ loại liên kết gì? Tại sao nguyên tắc liên kết này được gọi là nguyên tắc bổ xung?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời tại sao ADN vừa đa dạng vừa đặc thù?
- GV nhận xét và tổng kết tính đa dạng và đặc thù của ADN.
- GV yêu cầu HS đọc SGK tr28 trình bày chức năng của ADN và cho biết các đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện chức năng đó? 
- GV nhận xét, bổ xung và tổng kết.
HS quan sát, nghiên cứu SGK trả lời.
 HS suy nghĩ, trả lời.
HS trả lời.
HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
Cấu trúc của ADN
Cấu trúc hóa học:
ADN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là một nucleotit.
 Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần: đường pentôzơ, nhóm photphat, và bazơ nitơ (A, T, G, X). Gọi tên các nucleotit theo tên của các bazơ nitơ (A: Ađênin, T: Timin, G: Guanin, X: Xitôzin).
 Các nucleotit liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinucleotit. Mỗi trình tự mã hóa cho một sản phẩm nhất định (protein hay ARN) được gọi là một gen.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN.
Cấu trúc không gian:
ADN có cấu trúc là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinucleotit chạy song song và ngược chiều nhau giống như 1 cầu thang xoắn. Chiều xoắn từ trái sang phải, đường kính vòng xoắn: 2 nm, chiều cao vòng xoắn: 3,4 nm, 1 chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit.
Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi mạch polinucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô (A liên kết với T = 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X = 3 liên kết hiđrô) hay còn gọi là liên kết bổ sung làm cho ADN vừa khá bền vững, vừa rất linh hoạt. Ngoài ra, các nucleotit trong chuỗi liên kết với nhau bằng liên kết phosphodieste.
Chức năng của ADN
Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ARN ( Axit Ribonucleic)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK tr 28 tương tự như với ADN thì cấu trúc của phân tử ARN như thế nào? (về đơn phân, bazơ nitơ)
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (mỗi bàn là một nhóm) hoàn thành bảng sau:
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
Chức năng
- GV yêu cầu 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét và tồng kết.
 HS đọc SGK trả lời.
HS trao đổi, hoàn thành bảng.
ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotit.
ARN có 4 loại nucleotit là A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (xitôzin).
Tuyệt đại đa số phân tử ARN cấu tạo từ 1 chuỗi polinucleotit.
Các loại ARN: mARN, tARN, rARN
 mARN (ARN thông tin): gồm 1 chuỗi polinu dưới dạng mạch thẳng. 
tARN (ARN vận chuyển): Cấu trúc ba thùy giúp liên kết với mARN.
rARN ( ARN riboxom): gồm 1 mạch nhưng nhiều vùng các nu có liên kết bổ xung tạo xoắn kép cục bộ.
Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang protein.
Củng cố:
Câu 1: Tại sao cùng sử dụng 4 loại nucleotit để ghi thông tin di truyền (trên ADN) nhưng các loài sinh vật lại có cấu trúc và hình dạng rất khác nhau?
Câu 2: Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN?
Câu 3: Vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền của mọi sinh vật là:
Prôtêin
Nucleotit
Axit nucleic
Nucleoprotein
Câu 4: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN dẫn đến kết quả:
A. A=T; G=X C. A+T=G+X
B. A=G; T=X D. A/T=G/X
Câu 5: Sự khác nhau giữa ADN và ARN về thành phần cấu tạo là:
Đường pentozo và nhóm phosphat
Nhóm phosphat và bazo nito
Bazơ nitơ
Đường pentozo và bazơ nitơ
Trả lời
Câu 1:
Với 4 loại nucleotit khác nhau có thể tạo nên rất nhiều trình tự sắp xếp khác nhau. Mỗi trình tự lại quy định trình tự axit amin của 1 chuỗi polipeptit được gọi là gen. Vì vậy với 4 loại nucleotit có thể tạo ra vô số loại gen khác nhau. Protein do các gen quy định lại tương tác với nhau cho ra các tính trạng khác nhau.
Câu 2:
Việc phân tích ADN để so sánh sự giống và khác nhau giữa người thân trong gia đình hay thân nhân, kẻ tình nghi để xác định được người thân, kẻ tình nghi có liên quan tới vụ án hay không? Cơ sở là: ADN có tính đa dạng và đặc thù được quy định bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit.
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: D
Dặn dò
Học bài cũ, đọc phần có thể em chưa biết.
Đọc trước bài 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_6_bai_6_axit_nucleic.docx