Giáo án Địa lí 10 Tiết 14 – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Giáo án Địa lí 10 Tiết 14 – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

Tiết 14 – bài 13:

NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức

- Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

- Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ.

2. Kĩ năng

- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương. với lượng mưa.

- Phân tích biểu đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ.

- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (H13.2) do ảnh hưởng của đại dương.

3. Thái độ

Có nhận thức đúng đắn về hiện tượng mưa trên Trái Đất

4. Định hướng phát triển năng lực

Sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh và khả năng phán đoán các hiện tượng thời tiết diễn ra xung quanh.

 

doc 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 6221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 Tiết 14 – Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2016
Ngày giảng: 07/10/2016
Tiết 14 – bài 13:
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ.
2. Kĩ năng
- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương... với lượng mưa.
- Phân tích biểu đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (H13.2) do ảnh hưởng của đại dương.
3. Thái độ
Có nhận thức đúng đắn về hiện tượng mưa trên Trái Đất
4. Định hướng phát triển năng lực
Sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh và khả năng phán đoán các hiện tượng thời tiết diễn ra xung quanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới, bản đồ tự nhiên Châu Á
- Phóng to hình 13.1 của sách giáo khoa
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi chép
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình dạy học
a. Mở bài (2 phút)
Chắc các em đã được nghe bài hát khá quen thuộc mà các bé nhà ta hay hát: "Mẹ ơi Tại sao?" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Nguyên. Trong bài hát có câu:
"Mẹ ơi tại sao trời nhiều mây thế, tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng"
Nếu mẹ không có nhà, các em có thể trả lời giúp các bé những câu hỏi đó không? Cô nghĩ rằng các em có thể có câu trả lời thỏa đáng cho các bé nhà ta sau khi tìm hiểu xong bài học ngày hôm nay:
b. Nội dung
Hoạt động 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa (20phút)
- Mục tiêu: Hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Phương pháp dạy học: thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, minh hoạ
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Nội dung 1. Khí áp
Bước 1: Trong khu vực có áp thấp hoặc áp cao hoạt động, nơi nào hút gió, nơi nào phát gió?
(Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức)
 Bước 2: Nơi hút gió hoặc phát gió không khí chuyển động ra sao?
(Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức)
Nội dung 2. Frông
Bước 1 Khi hai khối không khí nóng và lạnh gặp nhau sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
(Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức)
Bước 2.Vì sao ở những khu vực có Frông, nhất là khu vực có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động thường có mưa nhiều?
(Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức)
Nội dung 3: Gió
Bước 1: Trong các loại gió các em đã học, loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? vì sao?
Bước 2: Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Gv nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Ngoài ra ở những vùng sâu trong lục địa, nếu không có gió từ biển thổi vào thì mưa cũng rất ít vì gần biển và đại dương được cung cấp thêm hơi ẩm (Gv treo bản đồ phân bố lượng mưa và chỉ cho học sinh thấy những khu vực nằm sâu trong nội địa có lượng mưa ít)
Ba nhân tố các em vừa tìm hiểu chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố mưa theo vĩ độ vì nó có ảnh hưởng trên phạm vi lớn. 
Nội dung 4: Dòng biển
Bước 1. Gv khẳng định: Cùng nằm ven bờ biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều, dòng biển lạnh chảy qua mưa ít.
(Gv treo bản đồ tự nhiên Châu Á song song với bản đồ phân bố mưa trên Trái Đất để đối chiếu khu vực có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít, dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều)
Bước 2: Vì sao khu vực có dòng biển nóng chảy qua mưa nhiều, dòng biển lạnh chảy qua mưa ít?
(HS trả lời, gv chuẩn kiến thức)
Nội dung 5. Địa hình
Bước 1. Gv yêu cầu học sinh quan sát lại hình 12.5 trong SGK trang 47 và cho biết địa hình có ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào? 
(Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung, Gv củng cố và chuẩn kiến thức)
Bước 2. Gv tích hợp kiến thức văn học bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của nhà thơ Phạm Tiến Duật để giải thích hiện tượng fơn ở khu vực Bắc Trung Bộ của nước ta:
" Một dãy núi mà hai màu mây
Bên nắng bên mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền"
Bước 3: Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa vừa học kết hợp với sự hiểu biết của mình, hãy giải thích vì sao ở miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc Châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều? 
(Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung, gv bổ sung và chuẩn kiến thức:
Tây Bắc của Châu Phi nằm cùng vĩ độ với nước ta nhưng có áp cao cận chí tuyến ngự trị thường xuyên, nằm trong phạm vi hoạt động của gió mậu dịch, ven bờ có dòng biển lạnh chảy qua còn Việt Nam phía đông có vùng biển rộng, nằm trong khu vực có gió mùa hoạt động đặc biệt là gió mùa mùa hạ thổi qua biển và không bị áp cao ngự trị thường xuyên nên có lượng mưa lớn)
Gv chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong 5 nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Vậy 5 nhân tố trên đã tác động đến sự phân bố mưa trên Trái Đất như thế nào chúng ta cùng sang nội dung tiếp theo.
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển (sgk)
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: Mưa nhiều.
- Khu áp cao: Mưa ít hoặc không mưa. 
2. Frông
 Miền có frông, nhất là dải hội tụ hoạt động thường có mưa nhiều.
3. Gió
- Miền có gió Tây ôn đới: Mưa nhiều
- Miền có gió mậu dịch: Mưa ít.
- Miền có gió mùa: Mưa nhiều
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển:
- Dòng biển nóng chảy qua: Mưa nhiều 
- Dòng biển lạnh chảy qua: Mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao mưa càng nhiều, đến độ cao nào đó lượng mưa giảm dần và sẽ không còn mưa.
.
Hoạt động 2: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất (16phút)
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích được sự phân bố mưa theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
- Phương pháp dạy học: thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, nhận xét biểu đồ và đọc bản đồ sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Nội dung 1.Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Bước 1: Dựa vào hình 13.1 hãy nhận xét tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực?
 (Hs quan sát hình 13.1 và nhận xét, gv chuẩn kiến thức)
Bước 2: Gv chia lớp thành 4 nhóm dựa vào hình 13.1 và kiến thức đã học hãy hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập sau: 
Nhóm 1: Giải thích vì sao mưa nhiều nhất ở xích đạo?
Nhóm 2: Giải thích vì sao mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến.
Nhóm 3: Giải thích vì sao mưa nhiều ở hai vùng ôn đới?
Nhóm 4: Giải thích vì sao mưa tương đối ít khi càng gần về hai cực?
Thời gian cho các nhóm thảo luận và hoàn thành kết quả vào phiếu học tập là 5 phút
Bước 3: Đại diện các nhóm giải thích, nhóm khác có thể bổ sung hoặc chỉnh sửa. Giáo viên củng cố, chuẩn kiến thức, thu lại phiếu học tập và đánh giá ý thức thảo luận của học sinh.
Nội dung 2: Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
Bước 1. Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây.
(Hs trả lời, gv củng cố bổ sung)
Bước 2. Đại dương có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
(Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.)
Bước 3: Qua nội dung trên ta thấy lượng mưa trên Trái Đất có sự phân bố không đồng đều, có nơi mưa nhiều, có nơi mưa ít. Vậy sự phân bố mưa không đồng đều như vậy có ảnh hưởng gì đến môi trường cũng như hoạt động sản xuất của con người?
(Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức)
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất.
- Hai khu vực chí tuyến mưa ít.
- Hai khu vực ôn đới mưa nhiều
- Hai khu vực ở cực mưa ít nhất.
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.
- Mưa nhiều: ở vùng gần biển nhất là nơi có dòng biển nóng chảy qua.
- Mưa ít: Khi vào sâu trong lục địa. hoặc ven biển nhưng có dòng biển lạnh chảy qua và có địa hình chắn gió.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết. (7 phút)
Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất:
1. Những nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến lượng mưa?
a. Địa hình	c. Khí áp, Frông, gió.
b. Dòng biển	d. Tất cả các nhân tố trên
2. Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất là:
 a) Cực	c) Chí tuyến
 b) Ôn đới	d) Xích đạo
3. Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?
 a) Các khu khí áp cao	c) Gió mậu dịch hoạt động
 b) Hội tụ nhiệt đới hoạt động	d) Có dòng biển lạnh chảy qua.
4. Nơi nào sau đây ở các sườn đón gió của các ngọn núi sẽ có mưa nhiều nhất?
 a) Chân núi	c) Đỉnh núi
 b) Sườn núi	d) Tùy theo mùa
5.	 "Trường sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quay"
Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên
a. Gió mậu dịch từ Bán Cầu Nam vượt qua xích đạo mang theo nhiều hơn ẩm và mưa.
b. Gió mát và ẩm bị núi chặn lại, gây mưa ở sườn đón gió và nắng nóng ở sườn khuất gió.
c. Gió Đông cực bị chặn lại, gây mưa ở sườn đón gió và nắng nóng ở sườn khuất gió.
d. Mùa hè, nhiệt độ tăng cao nên thời tiết rất nóng tuy vẫn có mưa nhiều.
6. Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở:
a. Sâu trong các lục địa	c. Miền có gió mùa.
b. Miền có gió mậu dịch.	d. Miền có gió địa phương.
2. Hướng dẫn học tập
Hs về nhà học bài, xem trước nội dung bài thực hành
Tìm hiểu đặc điểm của các đới, các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NINH GIANG
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
TIẾT 14 - BÀI 13
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
Năm học 2016 - 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Ngung_dong_hoi_nuoc_trong_khi_quyen_Mua.doc