Giáo án Giải tích 10 nâng cao - Chương I: mệnh đề - Tập hợp ( 13 tiết )

Giáo án Giải tích 10 nâng cao - Chương I: mệnh đề - Tập hợp ( 13 tiết )

 Chương I : MỆNH ĐỀ  TẬP HỢP.

 ( 13 tiết )

I/ NỘI DUNG.

§1. Mệnh đề và mệnh đề chứa biến. Tiết 1; 2.

§2. Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học. Tiết 3; 4; 5.

§3. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp. Tiết 6; 7; 8; 9.

§4. Số gần đúng và sai số. Tiết 10; 11.

Ôn tập chương I. Tiết 12.

Kiểm tra chương I. Tiết 13.

 

doc 14 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giải tích 10 nâng cao - Chương I: mệnh đề - Tập hợp ( 13 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chương I : MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP.
	( 13 tiết )
I/ NỘI DUNG.
§1. Mệnh đề và mệnh đề chứa biến.	Tiết 1; 2.
§2. Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học.	Tiết 3; 4; 5.
§3. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.	Tiết 6; 7; 8; 9.
§4. Số gần đúng và sai số.	Tiết 10; 11.
Ôn tập chương I.	Tiết 12.
Kiểm tra chương I.	Tiết 13.
II/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI HỌC SINH.
Về kiến thức.
Biết thế nào là mệnh đề, MĐ chứa biến, phủ định của một MĐ, MĐ kéo theo, MĐ tương đương. Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ (GT, KL). Biết sử dụng và biết tìm MĐ phủ định của các MĐ có kí hiệu $,".
Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, tập hợp bằng nhau, các phép toán về tập hợp, các kí hiệu về tập hợp số, khoảng, đoạn, . . .
Biết viết số gần đúng với độ chính xác cho trước.
Về kĩ năng.
Biết tìm các thí dụ về mệnh đề. Xác định tính đúng, sai của MĐ, MĐ kéo theo, MĐ tương đương trong các trường hợp đơn giản.
Sử dụng đúng các kí hiệu tập hợp, ghi tập hợp theo hai cách.Vận dụng các khái niệm tập hợp, các phép toán tập hợp vào giải bài tập. Biết và biểu diễn các khoảng, đoạn trên trục số. 
Biết làm tròn số; biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng.
Tiết PPCT : 01 & 02.
	§ 1. MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Học sinh nắm vững khái niệm mệnh đề; mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương, mệnh đề chứa biến; mệnh đề có chứa " và $. Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
II / CHUẨN BỊ :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, máy tính cầm tay 
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	TIẾT 01.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Mệnh đề là gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem SGK.
Khái niệm mệnh đề (mệnh đề lôgic).
Hoạt động 1 : Giáo viên đề nghị học sinh đưa thêm những thí dụ về MĐ (MĐ đúng, MĐ sai), không phải MĐ.
Giáo viên chú ý phân tích phát biểu có phải là MĐ hay không, nếu là MĐ thì đúng hay sai.
2/ Mệnh đề phủ định.
Phủ định của mệnh đề P, kí hiệu: . 
P đúng ð sai và ngược lại.
(Phủ định của số âm là số không âm)
3/ Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo.
Kí hiệu: P ð Q.
(P ð Q sai khi P đúng và Q sai).
Hoạt động 2 : Giáo viên đề nghị học sinh đưa thêm những thí dụ về mệnh đề P ð Q.
4/ Mệnh đề tương đương.
Kí hiệu: P ó Q.
Hoạt động 3 : Giáo viên đề nghị học sinh đưa thêm những thí dụ về mệnh đề P ó Q.
5/ Khái niệm mệnh đề chứa biến.
Hoạt động 4 : Giáo viên đề nghị học sinh đưa thêm những thí dụ về mệnh đề chứa biến.
6/ Các kí hiệu " và $.
Hướng dẫn học sinh xem các thí dụ SGK.
7/ Phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu " và $.
Chú ý cách tìm mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu " và $ (SGK trang 8).
Học sinh xem SGK.
Học sinh nêu thí dụ và nhận xét thí dụ của bạn.
Học sinh đưa thêm các TD, các học sinh khác nhận xét và tìm mệnh đề phủ định.
Học sinh xem SGK tìm thêm các TD, các học sinh khác nhận xét:
P đúng hay sai.
P đúng hay sai.
P ð Q đúng hay sai.
P ó Q đúng hay sai.
Học sinh chú ý biến thuộc tập hợp nào. Nhận xét tính đúng, sai của MĐ chứa biến.
Hiểu ý ngĩa của các MĐ có chứa kí hiệu " và $.
V / CỦNG CỐ: 
Mệnh đề: MĐ đúng, MĐ sai, không phải MĐ. Phủ định của MĐ.
MĐ chứa biến; MĐ có chứa " và $. Phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu " và $.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Dụng cụ học tập : thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi.
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK (trang 9).
Tìm thêm các thí dụ về MĐ, không phải MĐ; MĐ chứa biến; MĐ có chứa kí hiệu " và $ và tìm MĐ phủ định của chúng.
	TIẾT 02 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ (MĐ; MĐ chứa biến; MĐ có chứa " và $. Phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu " và $) kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 1.
Yêu cầu HS nhận xét tính Đ, S của các phát biểu.
Cho thêm các thí dụ: MĐ đúng, MĐ sai, không phải MĐ.
Bài tập 2.
 Yêu cầu HS nhận xét tính Đ, S của các MĐ.
Hướng dẫn HS sử dụng máy tính cầm tay để kiểm tra tính Đ, S của các MĐ a), b).
Bài tập 3.
Hướng dẫn học sinh phân tích MĐ tương đương PóQ.
Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời, nhận xét tính đúng sai của MĐ.
Bài tập 4.
Củng cố MĐ chứa biến.
Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời, nhận xét tính đúng sai của MĐ.
Bài tập 5.
Củng cố ý nghĩa kí hiệu ",$.
Phủ định của MĐ A : “"xÎX : P(x)” là
 : “$xÎX :”.
Phủ định của MĐ B : “"xÎX : P(x)” là
 : “$xÎX :”.
Yêu cầu HS nhận xét tính Đ, S của các mệnh đề tìm được.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
BT1.
a) Không phải MĐ.
b) MĐ sai.
c) MĐ đúng.
BT 2.
a) A: “ PT x2 - 3x + 2 = 0 có nghiệm” (S).
: “ PT x2 - 3x + 2 = 0 vô nghiệm” (Đ).
b) B: “210 - 1 chia hết cho 11” (Đ).
: “210 - 1 không chia hết cho 11” (S).
c) C: “có vô số số nguyên tố” (Đ).
: “có hữu hạn số nguyên tố” (S).
BT 3.
“nếu và chỉ nếu”
“khi và chỉ khi”
PóQ là mệnh đề đúng.
BT 4.
P(5): “52 - 1 chia hết cho 4” (Đ).
P(2): “22 - 1 chia hết cho 4” (S).
BT 5.
a) “$nÎN*, n2 - 1 không là bội của 3”. (n = 3. Đ)
b) “$xÎR, x2 - x + 1 £ 0”. (S)
c) “"xÎQ, x2 ¹ 3”. (. Đ)
d) “"nÎN, 2n + 1 là hợp số”. (n = 0. S)
e) “$nÎN, 2n < n + 2”. (n = 0. Đ)
V. CỦNG CỐ : 
Hướng dẫn học sinh đúc kết nhận xét, nhìn lại phương pháp giải qua các bài tập.
Phủ định của $ là "; phủ định của ³ là <; phủ định của = là ¹.
VI. DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Tìm thêm các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến, MĐ và MĐ phủ định. MĐ kéo theo, MĐ đảo, hai MĐ tương đương.
Xem lại các bài tập đã sửa.
Đọc trước § 2. ÁP DỤNG MỆNH ĐỀ VÀO SUY LUẬN TOÁN HỌC.
Tiết PPCT : 03; 04; & 05.
	§ 2. ÁP DỤNG MỆNH ĐỀ VÀO SUY LUẬN TOÁN HỌC.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Học sinh hiểu rõ một số phương pháp suy luận toán học, phân biệt giả thiết (điều kiện đủ), kết luận (điều kiện cần). Nắm vững phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh phản chứng.
II / CHUẨN BỊ :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay 
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	TIẾT 03.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS cho các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến, MĐ và MĐ phủ định. MĐ kéo theo, MĐ đảo, hai MĐ tương đương. Giải bài tập 5.
1/ Định lí và chứng minh định lí.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem SGK.
Định lí là một mệnh đề (toán học) đúng.
Định lí thường có dạng: “"xÎX, P(x) ð Q(x)”.
Chứng minh trực tiếp.
Chứng minh phản chứng là chứng minh:
“ð ”.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích định lí:
“"nÎN, 3n + 2 là số lẻ ð n là số lẻ”. P(n): “3n + 2 là số lẻ”. Q(n): “n là số lẻ”.
Chứng minh phản chứng: “ð ”.
2/ Điều kiện cần, điều kiện đủ.
Định lí: “"xÎX, P(x) ð Q(x)”.
P(x) là giả thiết (điều kiện đủ).
Q(x) là kết luận (điều kiện cần).
Hoạt động 2 : Dùng thuật ngữ “điều kiện cần”, “điều kiện đủ” để phát biểu định lí trong thí dụ 4.
3/ Định lí đảo, điều kiện cần và đủ.
Định lí: “"xÎX, P(x) ð Q(x)” (1).
MĐ đảo của (1) là “"xÎX, Q(x) ð P(x)” (2).
Nếu (2) đúng thì (2) gọi là định lí đảo của định lí (1). Khi đó (1) ó (2).
Hoạt động 3 : Củng cố định lí điều kiện cần và đủ. Hướng dẫn HS phát biểu định lí với những cách khác nhau.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
Học sinh xem SGK.
Định lí và phương pháp chứng minh định lí.
Phân biệt giả thiết và kết luận của một định lí.
Phương pháp chứng minh phản chứng.
Xem ví dụ 1, 2, 3 và vận dụng vào HĐ1.
: “n là số chẵn” ð n = 2k (kÎN)
ð . . . 
ð: “3n + 2 là số chẵn”.
Phân tích thí dụ 4. Giả thiết (điều kiện đủ). Kết luận (điều kiện cần).
HĐ 2: Phát biểu định lí.
Chú ý (1) là định lí nên (1) là MĐ đúng. Mệnh đề đảo của (1) là MĐ (2) có thể đúng hoặc sai.
Học sinh phát biểu định lí.
V / CỦNG CỐ: 
Phương pháp chứng minh phản chứng.
Điều kiện cần, điều kiện đủ.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Dụng cụ học tập : thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi.
Chuẩn bị các bài tập 6 đến 11 SGK trang 12.
	TIẾT 04 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ: Phương pháp chứng minh phản chứng; điều kiện cần, điều kiện đủ; kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 6.
Củng cố MĐ đảo, định lí đảo.
Bài tập 7.
Củng cố phương pháp chứng minh phản chứng.
Yêu cầu HS trình bày các MĐ phủ định và phương pháp chứng minh phản chứng.
Bài tập 8 & 9.
Điều kiện cần, điều kiện đủ.
Yêu cầu HS phân tích định lí: GT (ĐK đủ), KL (ĐK cần) và phát biểu định lí.
Bài tập 10.
Điều kiện cần và đủ.
Bài tập 11.
Củng cố phương pháp chứng minh phản chứng.
Yêu cầu HS trình bày các MĐ phủ định và phương pháp chứng minh phản chứng.
Tương tự BT 7.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
BT6.
MĐ đảo: “Nếu tam giác có hai đường cao bằng nhau thì tam giác đó cân” (Đ).
BT 7.
Phủ định của là 
ðð
BT 8.
Điều kiện đủ để a + b là số hữu tỉ là cả hai số a và b đều là số hữu tỉ. (Để a + b là số hữu tỉ, điều kiện đủ là cả hai số a và b đều là số hữu tỉ)
BT 9.
Điều kiện cần để một số chia hết cho 15 là nó chia hết cho 5. (Để một số chia hết cho 15, điều kiện cần là nó chia hết cho 5)
BT 10.
Điều kiện cần và đủ để tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn là tổng hai góc đối diện của nó bằng 1800.
BT 11.
Giả sử n không chia hết cho 5 ð hoặc .
* ð 
ð n2 không chia hết cho 5.
* (tương tự)
ð n2 không chia hết cho 5.
 (mâu thuẩn với GT n2 chia hết cho 5)
V. CỦNG CỐ : 
Phương pháp chứng minh phản chứng.
Điều kiện cần, điều kiện đủ.
VI. DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Xem lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị các bài tập SGK trang 13, 14.
	TIẾT 05 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 12.
Củng khái niệm MĐ.
Bài tập 13.
Củng khái niệm MĐ.
Phủ định của một MĐ.
Bài tập 14, 15.
Củng cố điều kiện cần, điều kiện đủ.
(Tương tự bài tập 8, 9).
Bài tập 16.
Củng cố định lí điều kiện cần và đủ.
(Tương tự bài tập 10).
Bài tập 17.
Củng khái niệm MĐ chứa biến.
MĐ chứa ", $.
Bài tập 18.
Phủ định của một MĐ.
(Tương tự BT 18)
Bài tập 19.
Củng cố ý nghĩa kí hiệu ",$.
Phủ định của MĐ A : “"xÎX : P(x)” là
 : “$xÎX :”.
Phủ định của MĐ B : “"xÎX : P(x)” là
 : “$xÎX :”.
Bài tập 20, 21.
Củng khái niệm MĐ, MĐ chứa biến, MĐ chứa ", $.
Phủ định của một MĐ.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
BT 12.
a) MĐ đúng, b) MĐ sai, c) và d) không phải MĐ.
BT 13.
a) ABCD không phải là hình chữ nhật.
b) 9801 không phải là số chính phương.
BT 14.
P ð Q là mệnh đề đúng vì P đúng, Q đúng.
BT 15.
P ð Q là mệnh đề sai vì P đúng, Q sai.
BT 16.
P: “DABC vuông tại A”
Q: “DABC có AB2 + AC2 = BC2”
BT 17.
a) Đúng. b) Đúng. c) Sai. d) Sai. e) Đúng. g) Sai.
BT ...  C Ì B Ì A.
DÇE = F.
BT 28.
A\B = {5}. B\A = {2}. (A\B) È (B\A) = {5; 2}.
AÈB = {1; 2; 3; 5}. AÇB = {1; 3}.
(AÈB) \ (AÇB) = {2; 5}.
ð (A\B) È (B\A) = (AÈB) \ (AÇB).
BT 29.
a) Sai. b) Đúng. c) Sai. d) Đúng.
BT 30.
 ///////[ ]//////////////////
 -5 1
 /////////////( )//////////
 -3 2
AÈB = [-5; 2). AÇB = (-3; 1].
BT 31.
A = (AÇB) È (A\B). B = (AÇB) È (B\A).
ð A = {1; 5; 7; 8; 3; 6; 9}.
 B = {2; 10; 3; 6; 9}.
BT 32.
AÇ(B\C) = {2; 9} = (AÇB)\C.
V / CỦNG CỐ:
Các phép toán về tập hợp.
Biểu diễn các khoảng, đoạn, nửa khoảng trên trục số.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Xem lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị bài các BT 33 đến 42 SGK trang 22.
	TIẾT 09 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 33.
Tập con.
Củng cố các phép toán tập hợp qua hướng dẫn HS vẽ biểu đồ Ven.
Bài tập 34.
Các phép toán về tập hợp.
Bài tập 35, 36.
Tập con.
Hướng đãn HS nhận xét, suy luận, dự đoán số tập con.
Trình bày kết quả theo một trình tự, quy luật hợp lí. 
Bài tập 37.
Củng cố các phép toán về tập hợp.
Các tập con của R; khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn).
Hướng dẫn HS biểu diễn trên trục số.
Bài tập 38.
Các tập hợp số.
Bài tập 39.
Củng cố các phép toán về tập hợp.
Các tập con của R; khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn).
Yêu cầu HS biểu diễn trên trục số.
Bài tập 40.
Tương tự bài tập 34.
Bài tập 41.
Tương tự bài tập 39.
Bài tập 42.
Tương tự bài tập 32.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
A
B
A
B
BT 33.
a) (A\B)ÌA. b) AÇ(B\A) = Æ.
c) AÈ(B\A) = AÈB.
BT 34.
a) A. b) {0; 1; 2; 3; 8; 10}.
BT 35.
a) Sai. b) Đúng.
BT 36.
a) {a; b; c}, {a; b; d}, {b; c; d}, {a; c; d}.
b) {a; b}, {a; c}, {a; d}, {b; c}, {b; d}, {c; d}.
c) {a}, {b}, {c}, {d}, Æ.
BT 37.
AÇB = Æ ó a + 2 < b hoặc b + 1 < a.
ó a b + 1.
AÇB ¹ Æ ó b - 2 £ a £ b + 1.
BT 38.
(D) sai vì NÈN* = N.
BT 39.
A = (-1; 0] /////////( ]///////////////////////
 -1 0
B = [0; 1) ////////////////////[ )////////////
 0 1
AÈB = (-1; 1). AÇB = {0}.
CRA = (-¥; -1] È (0; +¥).
BT 40.
A, B, C là tập hợp các bội số nguyên của hai.
A = B, A = C.
2ÎA và 2ÏD ð A ¹ D.
BT 41.
CR(AÈB) = (-¥; 0] È [4; +¥).
CR(AÇB) = (-¥; 1) È (2; +¥).
BT 42.
(B) đúng.
V / CỦNG CỐ:
Các phép toán về tập hợp.
Biểu diễn các khoảng, đoạn, nửa khoảng trên trục số.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Xem lại các bài tập đã sửa.
Đọc trước bài §4. SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ.
Tiết PPCT : 10 & 11.
	§4. SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Nắm vững các khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối, độ chính xác của một số gần đúng và biết cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước.
II / CHUẨN BỊ:
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay 
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	TIẾT 10.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ : Mối liên hệ giữa các tập hợp số N, Z, Q, R, (a;b]. Bài tập 31, 32, 33, 34.
1. Số gần đúng.
Hoạt động 1 : Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đo kích thước mặt bàn giáo viên và tính diện tích.
Trong thực tế khi đo đạc, tính toán ta chỉ nhận được các số gần đúng.
2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
Sai số tuyệt đối của một số gần đúng: .
Độ chính xác d, quy ước : .
Sai số tương đối: .
Hoạt động 2 : Xem như câu hỏi yêu cầu HS trả lời chiều dài của cây cầu, độ chính xác của phép đo.
3. Số quy tròn.
Quy tắc. Thí dụ.
Cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước.
Hoạt động 4 : Viết số quy tròn của số gần đúng.
4. Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng.
Chữ số chắc.
Dạng chuẩn của số gần đúng.
Hướng dẫn HS sử dụng MTCT.
5. Kí hiệu khoa học của một số.
Cách ghi số dưới dạng kí hiệu khoa học.
Ví dụ 9.
Hoạt động 5 : Sử dụng MTCT tính a = 3.45.918, b = (3.45)/(918) và ghi kết quả tìm được dưới dạng kí hiệu khoa học.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
HĐ 1.
Sử dụng thước đo cm để đo và tính. Nhận xét các kết quả của các nhóm.
Xem SGK.
Chú ý về mặt ý nghĩa và kí hiệu của sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của một số.
Liên hệ đến độ chính các của kết quả tìm được.
HĐ 2.
151,8m £ Chiều dài cây cầu £ 152,2m.
Độ chính xác d = 0,2m.
HĐ 4. Quy tròn số 7216,4 đến hàng đơn vị: 7216.
Sai số tuyệt đối: .
Xem định nghĩa và các ví dụ 5, 6, 7, 8.
Sử dụng máy tính cầm tay kiểm tra kết quả của ví dụ 8.
HĐ 5. 
a » 4,61.1020. b » 2,05.10-14.
V / CỦNG CỐ:
Số gần đúng, sai số. Độ chính xác của số gần đúng.
Cách quy tròn số gần đúng.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Chuẩn bị bài tập SGK trang 29.
Chuẩn bị ôn tập chương I.
	TIẾT 11 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 43.
Củng cố các khái niệm sai số, sai số tuyệt đối.
Bài tập 44, 45.
Củng cố các khái niệm sai số, sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của một số.
Cách ghi số gần đúng.
Hướng dẫn HS cách trình bày lời giải bài toán.
Bài tập 46.
Củng cố quy tắc làm tròn số.
Hướng dẫn HS sử dụng MTCT.
(Hướng dẫn HS sử dụng số trong MTCT với dấu phẩy (,) hàng thập phân)
Bài tập 47, 48, 49.
Củng cố cách ghi số dưới dạng kí hiệu khoa học.
Rèn luyện kĩ năng tính toán kết hợp với việc sử dụng MTCT.
Kết quả trên màn hình máy tính:
Bấm tiếp hai phím SHIFT, ENG ta được: 
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
BT 43.
BT 44.
Giả sử , , .
ð P = a + b + c = 31,3 + u + v + t.
, , .
ð ð 
BT 45.
BT 46.
a) Sử dụng MTCT để tính . Màn hình máy tính hiện số 1,25992105.
 (chính xác dến hàng phần trăm).
 (chính xác dến hàng phần nghìn).
b) (chính xác dến hàng phần trăm).
 (chính xác dến hàng phần nghìn).
BT 47.
BT 48.
Thời gian vũ trụ đi được trong một đơn vị thiên văn:
BT 49.
15.109.365 = 5,475.1012 ngày.
V / CỦNG CỐ:
Sai số. Độ chính xác của một số.
Quy tắc làm tròn số. Cách ghi số gần đúng.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Xem lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị bài tập ôn chương I - SGK trang 31, 32, 33.
Tiết PPCT : 12.
	§ ÔN TẬP CHƯƠNG I.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Nhận biết được GT, KL, ĐK cần, ĐK đủ trong một định lí Toán học. Biết sử dụng các kí hiệu ", $ và tìm MĐ phủ định. Xác định được giao, hợp, hiệu của các khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn). Biết quy tròn và viết số gần đúng.
II / CHUẨN BỊ:
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay 
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra, củng cố kiến thức cũ kết hợp với hướng dẫn học sinh giải bài tập ôn chương.
Từ bài 50 đến bài 53 là những câu hỏi kiểm tra miệng học sinh trong giờ ôn tập.
Bài tập 54. 
Củng cố các khái niệm về MĐ và áp dụng MĐ vào suy luận toán học.
Phương pháp chứng minh phản chứng.
Bài tập 55.
Củng cố các phép toán về tập hợp.
Bài tập 56, 57. 
Củng cố khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn). Liên hệ với định nghĩa giá trị tuyệt đối.
Yêu cầu học sinh biễu diễn trên trục số.
Bài tập 58, 59. 
Củng cố các khái niệm sai số, sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của một số. Chữ số chắc. BT 58 tương tự BT 43.
Bài tập 60, 61. 
Củng cố các phép toán về tập hợp.
Bài tập 62.
Củng cố cách ghi số dưới dạng kí hiệu khoa học. Rèn luyện kĩ năng tính toán kết hợp với việc sử dụng MTCT.
Học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
BT 54.
a) a1 và b1 ð a + b 2 (vô lí).
b) Nếu n không phải là số lẻ ð n = 2k (kÎN) ð5n + 4 = 2(5k + 2) là số chẵn (vô lí).
BT 55.
a) AÇB. b) A\B. c) CE(AÇB) = CEAÈCEB.
BT 56.
a) /////////////[ ]/////////////
 1 3 5
b) xÎ[11; 7]. xÎ[2,9; 3,1].
BT 58.
BT 59.
0,005 < 0,05 0,05 nên V có bốn chữ số chắc.
BT 60.
m = 5 thì AÇB = {5}.
m < 5 thì AÇB = Æ.
m > 5 thì AÇB = [5; m].
BT 62.
a) 15.104.8.107 = 1,2.1013.
b) 1,6.1022. c) 3.1013.
V / CỦNG CỐ:
Mệnh đề và áp dụng MĐ vào suy luận toán học.
Tập hợp, các phép toán về tập hợp.
Số gần đúng, sai số. Độ chính xác của một số. Làm tròn số. Cách ghi số.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Xem lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị kiểm tra 1T.
Tiết PPCT : 13.
	KIỂM TRA 1 TIẾT.
	 KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I.
ĐỀ KIỂM TRA.
Tìm mệnh đề sai :
a)	"xÎR, x2 > 0	b) "xÎR, x2 +1 > 0	c) "xÎR, x2 +1 ³ 0	d) "xÎR, x2 +1 ³ 1
Tìm mệnh đề đúng :
a)	$xÎR, x2 + 1 0	d) $xÎR, - x2 ³ 0
Cho mệnh đề : A = “"xÎR, x2 +1 > 0” . Tìm mệnh đề phủ định của A.
a) "xÎR, x2 +1 £ 0	b) "xÎR, x2 +1 < 0	c) $xÎR, x2 +1 £ 0	d) $xÎR, x2 +1 < 0
Cho mệnh đề : B = “$xÎR, x2 + 1 < 0”. Tìm mệnh đề phủ định của B.
a) "xÎR, x2 +1 ³ 0	b) "xÎR, x2 +1 > 0	c) $xÎR, x2 +1 ³ 0	d) $xÎR, x2 +1 > 0
Cho A = { -1; 0; 1 }. Tìm mệnh đề sai :
a) 	{Æ}Ì A	b) Æ Ì A	c) { 0 }Ì A	d) A Ì A
Cho A = { -1; 0; 1 }. Tìm mệnh đề đúng :
a)	{Æ}Ì A 	b) Æ Î A	c) { 0 }Î A	d) A Ì A
Cho tập hợp A có 3 phần tử. Hỏi tập A có tất cả bao nhiêu tập con?
a) 8	b) 7	c) 6	d) 5
Cho A = { -2; 0; 1; 2 }, B = { -3; -1; 3 }. Tìm A Ç B.
a) { 0 }	b) {Æ}	c) Æ	d) {-3;-2;-1;0;1;2;3}
Cho A = { -2; 0; 1; 2 }, B = { -3; 1; 3 }. Tìm A È B.
a) { 0 }	b) {Æ}	c) Æ	d) {-3;-2;0;1;2;3}
Cho A = { -2; 0; 1 }, B = { -3; 1; 3 }. Tìm phép toán đúng.
a) A È B = {1}	b) A Ç B = {-3;-2;0;1;3}	
c) A \ B = {-3; 3} 	d) B \ A = {-3 ; 3}
Cho A = { -1; 0; 1 }, B = { -2; 0; 2 }. Tìm phép toán đúng.
a) A \ B = { 0 }	b) A \ B = {-2; -1; 0; 1; 2}
c) A \ B = {-1 ; 1}	d) A \ B = {-2 ; 2}
Cho A = (-¥ ; -4), B = [-6 ; +¥ ). Tìm AÇB.
a) (-6 ; -4)	b) [-6 ; -4 ]	c) [-6 ; -4)	d) (-6 ; -4 ]
Cho A = (-¥ ; -6), B = [-4 ; +¥ ). Tìm AÈB.
a) (-6 ; -4 ]	b) Æ	c) R\(-6 ; -4 ]	d) R\[-6 ; -4)
Cho A = (-¥ ; -4), B = [-6 ; +¥ ). Tìm A\ B.
a) (-¥ ; -6)	b) (-¥ ; -4)	c) (-¥ ; -6 ]	d) (-¥ ; -4 ]
Tìm mệnh đề sai.
a) AÌ (AÈB) 	b) (AÇB) Ì (AÈB)	c) (AÈB) Ì A	d) (AÇB) Ì A
Tính 175 và làm tròn đến hàng nghìn, ta được :
a) 1.410.000	b) 1.420.000	c) 1.419.000	d) 1.419.800
Tính và làm tròn đến hàng phần trăm, ta được kết quả là :
a) 1,08	b) 1,09	c) 1,087	d) 1,088
Trong cuộc điều tra dân số, tỉnh T báo cáo số dân là 1.378.425 với sai số ước lượng không quá 300 người. Hỏi độ chính xác là bao nhiêu?
a) 300	b) ± 300	c) 1.378.000	d) 1.378.425
Một định lí Toán học có dạng M ð N. Khi đó M là:
a) Điều kiện cần	b) Điều kiện đủ	c) Điều kiện cần và đủ	d) Tất cả đều sai.
	Một định lí Toán học có dạng M ð N. Khi đó N là:
a) Điều kiện cần	b) Điều kiện đủ	c) Điều kiện cần và đủ	d) Tất cả đều sai.
ĐÁP ÁN.
1a; 2d; 3c; 4a; 5a; 6d; 7a; 8c; 9d; 10d; 11c; 12c; 13d; 14a; 15c; 16b; 17b; 18a; 19b; 20a.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong I.doc
  • docBia Chuong I.doc