Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)

Tiết PPCT: 22

BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong tiết 2 của bài này, học sinh cần đạt:

1. Về kiến thức

- Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự .

2. Về kỹ năng

- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình.

3. Về thái độ

- Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự.

- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 12972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/2/ 2017	Ngày dạy: 17/2/2017
Tiết PPCT: 22	
BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 2 của bài này, học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức
- Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự .
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình.
3. Về thái độ
- Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Kiến thức cơ bản
- Nhân phẩm và danh dự
2. Kiến thức trọng tâm
- Toàn bộ mục 3.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan, thảo luận nhóm, động não, liên hệ thực tiễn.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10, giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu hỏi: Nghĩa vụ là gì? Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái cơ bản nào? 
3. Dạy bài mới ( 35 phút )
	Nghĩa vụ và lương tâm là hai phạm trù cơ bản của đạo đức. Nếu mỗi người luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng thì chính họ đã tạo ra những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Và để trở thành người có đạo đức thì không thể thiếu nhân phẩm và danh dự. Vậy nhân phẩm và danh dự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3. Nhân phẩm và danh dự.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc theo cả lớp để tìm hiểu phạm trù nhân phẩm.
- Mục tiêu: HS hiểu được nhân phẩm là gì? Như thế nào là một người có nhân phẩm? Và làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm? Hiều được danh dự là gì? Vì sao phải giữ gìn và bảo vệ danh dự? Phân biệt rõ giữa tự trọng và tự ái.
- Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, tình huống, thảo luận nhóm, vận dụng tri thức liên môn
- Thời lượng: 16 phút.
GV đặt vấn đề và hỏi: Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Các em hãy kể ra một số phẩm chất của con người mà em biết.
HS trả lời.
GV bổ sung, kết luận: Những phẩm chất trên làm nên giá trị của mỗi cá nhân. Vậy theo các em nhân phẩm là gì?
HS trả lời:
GV kết luận: 
GV đặt vấn đề và hỏi: Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, tuy nhiên cũng có một số kẻ xấu xa coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được mục đích thấp hèn nào đó. Các em, hãy kể ra một số hành vi đánh mất đi nhân phẩm của mình?
HS trả lời: 
GV bổ sung, kết luận:
GV hỏi: Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch rách cho thơm”
HS trả lời:
GV kết luận: Dù khó khăn, nghèo đói cũng không được đánh mất đi nhân phẩm của mình.
GV hỏi: Hãy nêu biểu hiện của người có nhân phẩm? Để trở thành người có nhân phẩm, theo các em, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
HS trả lời.
GV kết luận: Để trở thành người có nhân phẩm đòi hỏi mỗi chúng ta phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện đúng bổn phận, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác.
GV chuyển ý: Người biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân cũng là người biết bảo vệ danh dự của mình. Vậy danh dự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3b.
Hoạt động 2: Làm việc theo cá nhân để làm rõ khái niệm danh dự.
GV cho học sinh đọc tình huống trong sách giáo khoa trang 72 và hỏi: các em hãy nhận xét A là người như thế nào?
HS trả lời:
GV kết luận: A là người biết bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.
GV hỏi: Theo các em, danh dự của một con người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS trả lời.
GV bổ sung, kết luận: Danh dự của một con người phụ thuộc vào những giá trị tinh thần, đạo đức của chính người đó và sự thừa nhận, đánh giá của dư luận xã hội.
GV hỏi: Vậy theo các em, danh dự là gì?
HS trả lời.
GV kết luận: 
Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. Do đó, muốn có danh dự thì trước hết phải là người có nhân phẩm.
GV hỏi: Vậy danh dự có cơ sở từ đâu?
HS trả lời.
GV kết luận: Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác.
GV: Theo các em, người như thế nào được coi là có lòng tự trong?
HS trả lời:
GV kết luận: Người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là người có lòng tự trọng.
GV hỏi: Người có lòng tự trọng thường có những biểu hiện gì?
HS trả lời.
GV bổ sung, kết luận: Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
GV hỏi: Tự trọng khác với tự ái như thế nào?
HS trả lời:
GV nhận xét, kết luận: Tự trọng khác với tự ái. Người tự ái luôn đề cao cái tôi của mình, quá nghĩ tới bản thân, có thái độ bực tức khó chịu khi bị ai đó phê phán, không muốn nghe những lời khuyên bảo của những người xung quanh, có thái độ hành vi thiếu sáng suốt.
3. Nhân phẩm và danh dự
a. Nhân phẩm
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người
 - Những biểu hiện của người có nhân phẩm:
 + Có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
 + Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác.
 + Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
b. Danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
4. Luyện tập củng cố (10 phút)
	- GV: Các quan niệm sau đây là đúng hay sai:
	+ Quan niệm cho rằng: bắt nạt được bạn, làm cho bạn phải sợ mình là danh giá, là oai.
	+ Quan niệm cho rằng: khi bạn phê bình điều sai của mình là làm mất danh dự của mình, là đáng ghét cần phải bắt bạn trả giá và có thái độ thô bạo với bạn, xúc phạm tới danh dự, phẩm giá của bạn.
	- HS: Cả hai quan niệm trên đều sai.	
	- GV: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao? (Bài 5, SGK, tr. 75).
	- HS: Quan niệm trên là không đúng. Bởi vì, trong trường hợp này đã có sự nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự thỏa mãn cá nhân. Hạnh phúc con người là sự thỏa mãn của cá nhân về các nhu cầu vật chất và tinh thần nhưng phải là những nhu cầu chân chính, lành mạnh, đồng thời còn biết tự điều chỉnh các nhu cầu ấy, cho phù hợp với điều kiện thực tế. Còn quan niệm “Cầu được, ước thấy” thể hiện mong muốn thỏa mãn mọi nhu cầu, bất kể đó là nhu cầu gì, kể cả những nhu cầu sai trái. Trên thực tế không thể có chuyện hạnh phúc “Cầu được, ước thấy”, vì nhu cầu của con người là vô hạn trong khi khả năng thực tế đáp ứng nhu cầu của con người trong từng thời điểm cụ thể là có giới hạn. Nhu cầu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra chứ không thể “cầu” và “ước” được.
	- GV: Theo em, hạnh phúc của một học sinh trung học là gì? (Bài 6, SGK, tr.75).
	- HS: Hạnh phúc của một học sinh trung học bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, nhưng về cơ bản, là được gia đình, nhà trường tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để học tốt, được thầy cô giáo quý mến, bạn bè tin yêu.
	- GV: Con người có thể đạt được hạnh phúc tuyệt đối và vĩnh viễn hay không? Vì sao?
	- HS: Con người không bao giờ đạt được hạnh phúc tuyệt đối, vĩnh viễn vì khi đã thỏa mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi được thỏa mãn tiếp, nhưng không phải nhu cầu nào của con người cũng đều được thỏa mãn.
5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
	Học sinh về nhà xem lại bài 11, xem trước bài 12 và trả lời những câu hỏi sau:
	+ Em hiểu như thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính?
	+ Hãy nêu những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.
	+ Hãy cho biết chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
	+ Phân tích chức năng của gia đình, mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_11_Mot_so_pham_tru_co_ban_cua_dao_duc_hoc.docx