Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Bài 3:

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC.

 - Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Phát triển là khuynh hứơng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới

 khách quan.

 2.Kỹ năng:

 -Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

 -So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển

của SVHT.

 3.Thái độ:

 -Xem xét SVHT trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 -Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.

 -Học sinh: Sgk, vở ghi.

C. Phương pháp

 -Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, diễn giảng.

 

docx 9 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 7580Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Tiết: 3,4 PPCT
Bài 3:
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
A. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC.
 - Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Phát triển là khuynh hứơng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới
 khách quan.
 2.Kỹ năng:
 -Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
 -So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển 
của SVHT.
 3.Thái độ:
 -Xem xét SVHT trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 -Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
 -Học sinh: Sgk, vở ghi. 
C. Phương pháp 
 -Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, diễn giảng.
D. Tiến trình dạy học – giáo dục.
*Lời vào bài:
 GV: Các em hãy nhớ lại và kể lần lượt về các hoạt động em đã làm sáng nay bắt đầu từ khi thức giấc, em đã làm việc gì đầu tiên? (Tắt chuông báo thức, Đánh răng, Rửa mặt, ăn sáng, thay đồng phục, đạp xe tới trường,)
GV: Những hoạt động đó chứng tỏ con người không ngừng vận động, đó là những vận động rất quen thuộc hàng ngày. Thế giới xung quanh con người cũng vậy, nó không ngừng vận động và biến đổi. Hoạt động ăn sáng, thay quần áo, tự mình đạp xe tới trường đã thể hiện sự lớn lên, sự phát triển của chúng ta cả về thể chất và những kĩ năng. Vậy để hiểu thế nào là vận động, phát triển, có những hình thức vận động nào, sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển ra làm sao chúng ta sẽ làm rõ trong nội dung của bài học ngày hôm nay: Bài 3, “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”.
 *Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
TIẾT 1
Hoạt động 1: 
- GV: Đưa ra các ví dụ và yêu cầu học sinh nhận xét trạng thái của các ví dụ sau:
 + Cá bơi 
 + Nước bay hơi
 + Mặt trời mọc
 + Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay. 
-HS: Trả lời
-GV: Bổ sung và kết luận: Tất cả các sự vật, hiện tượng trên đều đang không ngừng vận động. Sự vận động làm cho các sự vật, hiện tượng không ngừng thay đổi.
-GV:Cho HS lần lượt lấy ví dụ về các sự vật, hiện tượng đang vận động mà con người có thể trực tiếp quan sát được và những vận động không trực tiếp quan sát được rồi liệt kê các ý kiến lên bảng phụ, yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Có các vận động của các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được nhưng cũng có sự vận động không trực tiếp quan sát được. Vận động là phổ biến và khách quan, diễn ra trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. 
1.Thế giới vật chất luôn vận động 
a, Khái niệm vận động
-Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoa) nói chung của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Hoạt động 2
-GV: Cả lớp cùng thảo luận về tình huống sau:
Tình huống: Một vị sư đi tu và sống ẩn đật trên núi, vị sư ăn uống đạm bạc, ngoài cơm ra thức ăn chính chỉ là đậu, rau và tương cà mắm muối – những thực phẩm do phật tử và dân làng quanh đó đóng góp. Hằng ngày sư tụng kinh niệm phật, cầu mong cho chúng sinh luôn có cuộc sống tốt đời đẹp đạo. 
Câu hỏi:
1. Cuộc sống ẩn dật của nhà sư có khiến nhà sư tách khỏi thế giới xung quanh hay không?
2. Từ ví dụ trên em hãy cho biết có cái gì, con gì và con người nào có thể tồn tại một mình hoàn toàn biệt lập với thế giới xung quanh không?
-HS: Trả lời ý kiến cá nhân
-GV: Nhận xét và kết luận: Cuộc sống của nhà sư và những mối liên hệ với thế giới bên ngoài nhà chùa phản ánh sự tồn tại của vị sư nói riêng và con người nói chung. Sự vận động của các sự vật, hiện tượng như con cá đang bơi, con gà đang ăn thóc, con chim đang hót sự vận động đó của các sự vật, hiên tượng cũng như con người phản ánh sự tồn tại của chúng. Do đó sự vật, hiện tượng không vận động tức là chúng không tồn tại. Qua vận động, sự vật, hiện tượng bộc lộ đặc điểm, đặc tính của mình, tức là biểu hiện sự tồn tại của mình.
b, Vận động là phưong thức tồn tại của thế giới vật chất
-Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 3: 
-GV: Thế giới vật chất rất phong phú, đa dạng. Triết học Mác – Lênin khái quát thành 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao: vận động cơ học, vận động vật lí, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội.
-GV giới thiệu về từng hình thức vận động, yêu cầu học sinh lấy ví dụ cho từng loại vận động.
-HS: Suy nghĩ, lấy ví dụ
-GV: Nhận xét và kết luận: Mỗi hình thức vận động nói trên đặc trưng cho một dạng vật chất tương ứng. Các hình thức vận động ở trình độ cao hơn bao hàm trong nó hình thức vận động thấp hơn. Mỗi sự vật có thể tham gia nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng bao giờ cũng có một hình thức vận động đặc trưng. Các hình thức vận động trên, tuy có những đặc điểm riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy khi xem xét nhìn nhận sự vật, hiện tượng cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh quan niệm cứng nhắc bất biến.
c, Các hình thức vận động cơ bản thế giới vật chất
-Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
-Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt điện.
-Vận đông hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
-Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
-Vận động xã hội: Sự biến đổi thay thế của các xã hội trong lịch sử.
Hoạt động 4: 
-GV: Lấy ví dụ về sự phát triển:
1.Máy móc thay thế sức lao động
2. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào
3. Cây cối lớn lên ra hoa kết quả
-GV: Yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ về sự phát triển
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét, kết luận
-GV : Có quan điểm cho rằng sự phát triển chỉ diễn ra trong một lĩnh vực nhất định, theo em quan điểm đó đúng hay sai? Lấy ví dụ?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét và khẳng định: Sự phát triển diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội, tư duy.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a, Khái niệm phát triển
-Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
.
Hoạt động 5: 
-GV: Lấy ví dụ về sự phát triển của lịch sử giai đoạn 1930-1945
-GV: Kết luận: Sự vận động, phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự vận động đi theo chiều hướng khác nhau nhưng vận động tiến lên vẫn là khuynh hướng chung của sự phát triển.
Qua trình phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất không luôn diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời.
b, Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
-Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời. Song xu hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
4. Củng cố bài học
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập củng cố
1.Bài tập 6 (SGK) trang 23
-Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao.
-GV: Yêu cầu hai học sinh lên bảng làm bài tập
-HS: Nhận xét
-GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
Sắp xếp : a, d, c, b, g, e, b, h, i
2. Sự biến đổi nào sau đây được coi là phát triển? Vì sao?
a. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào
b. Sự thoái hóa của một loài động vật
c. Cây cối khô héo, mục nát
d. Nước đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lanh ngưng tụ thành nước
- HS trả lời
- GV đưa ra đáp án đúng
Đáp án: a, d
3. GV: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động, phát triển
a. Rút dây động rừng
b. Nước chảy đá mòn
c. Già néo đứt dây
d. Tre già măng mọc
e. Có chí thì nên
f. Con hơn cha là nhà có phúc
Đáp án: Tất cả
5. Dặn dò
-Học bài cũ
E. Rút kinh nghiệm
 Ký duyệt 
Nguyễn Thị Phương Thuần

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_3_Su_van_dong_va_phat_trien_cua_the_gioi_vat_chat.docx