Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ

HIỆN TƯỢNG (1Tiết )

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng.

 - Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.

2. Về kĩ năng

 - Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

 - Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.

3. Về thái độ

 - Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.

 - Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

 - Kĩ năng phân tích, so sánh.

 - Kĩ năng tư duy, phê phán.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

 - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

 - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Phương tiện dạy học

 - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. Hình vẽ và sơ đồ, những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

 - Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa, dụng cụ liên quan đến bài học,

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 7246Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2016 	BÀI DẠY TỐT	
Ngày dạy: 18/10/2016	Giáo viên: Nguyễn Thị Loan
Tuần: 11, tiết 4; Lớp dạy: 10B	Bộ môn Khoa học Xã hội
Địa điểm: Phòng máy chiếu số 13	Năm học: 2016 – 2017
.›.&.š
BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ
HIỆN TƯỢNG (1Tiết )
I. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức
	- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng.
	- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.
2. Về kĩ năng 
	- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
	- Mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
3. Về thái độ
	- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
	- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
	- Kĩ năng phân tích, so sánh.
	- Kĩ năng tư duy, phê phán.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
	- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Phương tiện dạy học
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. Hình vẽ và sơ đồ, những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. 
	- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa, dụng cụ liên quan đến bài học,
V. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi: 
	- Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
	- Những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?
 Chín quá hóa nẫu.
 Có công mài sắt có ngày nên kim.
 Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
 Góp gió thành bão.
3. Bài mới 
	Lịch sử phát triển xã hội loài người đã và đang trải qua năm chế độ xã hội: xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội sau ra đời thay thế chế độ xã hội trước, tiến bộ và hoàn thiện hơn. Đó cũng chính là khuynh hướng của sự phát triển. Vậy khuynh hướng đó phát triển như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Đặt vấn đề.
 Bất kì sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều trải quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới.
GV: Đưa ra hai ví dụ.
- Nụ hoa nở thành bông hoa.
- Con gà làm thịt thành thịt gà.
HS: Quan sát hai hình ảnh trên:
 - Các sự vật trên (nụ hoa, con gà) còn tồn tại hay không?
- Sự vật bị xóa bỏ và không tồn tại được gọi là gì?
- Vậy thế nào là phủ định?
HS: Trả lời, ghi bài.
GV: Giáo viên chuyển ý bằng tình huống sau (Chiếu silde)
GV: Theo Triết học chia phủ định ra làm mấy loại?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra cho học sinh hai ví dụ:
- Quả trứng gà → đem nấu, chiên, luộc.
- Bắt cá → đem nướng.
Câu hỏi: 
- Các sự vật trên (quả trứng gà, con cá) có bị cản trở, xóa bỏ sự tồn tại hay không?
- Nguyên nhân của sự cản trở, xóa bỏ đó là gì?
- Vậy, phủ định siêu hình là gì?
HS: Trả lời, ghi bài.
GV: Cho các ví dụ: 
- Động đất làm sập nhà.
- Chặt cây.
- Ô nhiễm môi trường làm cá chết.
GV: Đặt vấn đề chuyển ý.
 Phủ định siêu hình diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. Phủ định biện chứng diễn ra ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.
GV: Đưa ra ví dụ.
- Quả trứng ấp nở thành con gà con.
- Vòng đời của tằm: trứng – tằm – nhộng – ngài. 
Câu hỏi
- Quả trứng gà và trứng tằm có bị xóa bỏ sự tồn tại hay không? 
- Nguyên nhân của sự xóa bỏ đó là gì?
- Vậy, phủ định biện chứng là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận: Các sự vật trên (quả trứng gà, trứng tằm) đều bị xóa bỏ do sự phát triển của chính bản thân sự vật đó. Và cách phủ định trên Triết học gọi đó là phủ định biện chứng. 
HS: Ghi bài.
GV: Lấy ví dụ chuyển ý và giải thích cho học sinh hiểu đặc điểm thứ nhất của phủ định biện chứng.
+ Trong sinh vật.
 Sinh vật à sinh vật mới
Biến dị Di truyền
+ Trong xã hội.
XH chiếm hữu nô lệ→ XH phong kiến.
Chủ nô Nô lệ
GV: Kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Lấy ví dụ chuyển ý và giải thích cho học sinh hiểu đặc điểm thứ hai của phủ định biện chứng.
+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Phụ nữ Việt Nam ngày nay thông minh, sáng tạo.
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
 sau:
1. Nêu yếu tố kế thừa, qua các ví dụ trên.
2. Xóa bỏ cái cũ ở đây phải đảm bảo nguyên tắc gì?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời
+ Xóa bỏ cái cũ là xóa bỏ những yếu tố không phù hợp với hoàn cảnh mới.
+ Không xóa bỏ hoàn toàn, sạch trơn mà cần có sự chọn lọc và kế thừa.
GV: Kết luận. 
HS: Ghi bài vào vở.
GV: Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh phủ định siêu hình và phủ định biện chứng và làm bài tập sau. (chiếu slide)
GV: Đặt vấn đề chuyển ý.
 Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định. Chính nó vạch ra khuynh hướng phát tiển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
GV: Phân tích các ví dụ trong SGK trang 36. Trả lời các câu hỏi sau:
1. Để có những hạt thóc mới thì hạt thóc ban đầu phải qua một hay nhiều lần phủ định.
2. Giữa chúng có điểm gì giống và khác so với hạt thóc ban đầu.
3. Quá trình tạo ra hạt thóc mới dễ dàng, đơn giản hay không. Liệu có thất bại không?
GV: Nhận xét, tổng kết vấn đề.
GV: Giải thích cho học sinh hiểu đường xoắn ốc (chiếu silde).
GV: Yêu cầu học sinh rút ra bài học.
HS: Trả lời.
GV: Kết luận toàn bài
Mọi sự vật, hiện tượng phát triển theo xu hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, điều này được thực hiện bằng sự phủ định, sự kế thừa các sự vật, hiện tượng.
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
* Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Hay nói cách khác phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Ø Có hai quan niệm cơ bản về phủ định:
- Phủ định biện chứng.
- Phủ định siêu hình.
Phủ định siêu hình
Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật
b. Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
* Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tính khách quan: 
+ Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật và hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
- Tính kế thừa: 
+ Cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực của cái cũ, giữ lại những yếu tố tích cực còn phù hợp để phát triển cái mới.
+ Đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.
Sự khác nhau
PĐSH
PĐBC
- Diễn ra do sự tác động từ bên ngoài
- Cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
- Chặt cây, động đất.
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng
- Kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển thành sự vật, hiện tượng mới 
- Nền văn hóa Việt Nam.
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Bài học rút ra:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật.
+ Trong cuộc sống hằng ngày, cần tránh thái độ phủ định sạch trơn quá khứ, phủ định sạch trơn cái cũ mà phải luôn trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của quá khứ, những truyền thống tốt đẹp của cha ông để mang vào cuộc sống của hôm nay và mai sau.
+ Đồng thời, phải quan tâm học hỏi, phát hiện, ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới, cái tiến bộ phát triển.
4. Củng cố
- Làm bài tập (chiếu silde).
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
5. Dặn dò
- Các em về nhà học bài, làm các bài tập còn lại SGK trang 37.
- Xem và soạn bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Khuynh_huong_phat_trien_cua_su_vat_va_hien_tuong.doc